Tình hình sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0200 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH điện tử tại NH ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

Thanh toán điện tử tại các ngân hàng đang phát triển nhanh chóng đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán giữa các ngân hàng và tạo cơ sở cho sự phát triển ngân hàng bán lẻ. Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện dự án thanh toán điện tử Liên ngân hàng từ năm 2002, tốc độ thanh toán điện tử đã tăng lên đáng kể. Năm 2005, tổng lệnh thanh toán điện tử là 3,5 triệu. Đến năm 2006, con số này tăng lên 4,5 triệu và đạt đến 6,3 triệu giao dịch.

Tính đến tháng 12/2008, bình quân mỗi ngày các ngân hàng thực hiện khoảng35.000 đến 45.000 lệnh thanh toán với khối lượng tiền giao dịch lên đến 33 ngàn tỉđồng. Thời gian thực hiện mỗi giao dịch chỉ mất 10 giây.

Để phát triển thanh toán điện tử, các ngân hàng trong nước cũng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động như triển khai hệ thống ngân hàng lõi, dịch vụ ngân hàng qua Internet, chấp nhận chữ ký điện tử trong giao dịch, đẩy mạnh mạng lưới an toàn bảo mật và mở rộng phương tiện thanh toán như máy ATM và máy POS. Năm 2005, chỉ có 7 ngân hàng triển khai hệ thống Core Banking, nhưng trong năm2008 đã có 44 ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước triển khai hệ thống này. Cùng với việc ứng dụng Core Banking, các ngân hàng đã đẩy nhanh việc thanh toán thông qua hệ thống Internet. Tính đến năm 2008, có 11 ngân hàng triển khai Internet banking cho 9 loại hình dịch vụ khác nhau. Bên cạnh đó, đã có 18 ngân hàng triển khai hệ thống chữ ký điện tử. Để thanh toán điện tử được an toàn cao, đ có 25 ngân hàng triển khai các trung tâm lưu trữ và dự phòng thảm họa tại chỗ, hoặc cách xa trung tâm đến 45 km.

Theo Cục Công nghệ tin học thuộc Ngân hàng Nhà nước, năm 2008 có 39 tổ chức phát hành thẻ với tổng số máy ATM là 6.200 đơn vị và 22.000 điểm chấp nhận thẻ (máy POS), với 15 dịch vụ trên thẻ được áp dụng. Riêng liên minh thẻ SmartLink và

17

BankNet CÓ4.500 máy ATM, phát hành 9,2 triệu thẻ, chiếm 85% toàn bộ hệ thống.

Với khoảng 15 triệu nguời sử dụng Internet, gần 50 triệu nguời sử dụng điện thoại di động hiện nay, rõ ràng Internet banking và Mobile banking sẽ là trào luu phát triển tiếp theo tuơng tự nhu phát triển của thẻ thanh toán.

Tham gia cùng các ngân hàng thực hiện giải pháp thanh toán điện tử trong năm 2008 còn có sự góp mặt đông đảo của các công ty chuyên cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử nhu VinaPay, VNPay, Paynet, MobiVi, OnePay và MobizCom. Ngày 02/11/2008, thêm một nhà cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến mới là Công ty Experian (Anh) đã công bố chính thức gia nhập thị truờng thanh toán điện tử tại Việt Nam.

1.2.3. Tình hình sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Mở rộng quy mô dịch vụ NHĐT của Vietcombank trong thời gian qua đã có những thành công đáng kể, thể hiện ở số luợng khách hàng tăng liên tục qua các năm, tần suất, cuờng độ và doanh số sử dụng dịch vụ tăng đ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của Vietcombank. Luợng khách hàng của Vietcombank đã có sự gia tăng đáng kể về số luợng khách hàng mở tài khoản giao dịch và số luợc giao dịch, mỗi năm tăng khoảng 800.000 khách hàng. Khách hàng của Vietcombank chủ yếu tập trung ở những nguời có độ tuổi từ 25 - 45, trình độ cao, thu nhập tuơng đối ổn định. Đây là những nguời trẻ trung, năng động, hiện đại, dễ dàng tiếp cận những dịch vụ mới, tạo tiền đề cho việc phát triển các dịch vụ NHĐT hiện đại.

Doanh số thanh toán qua VCB - iBanking tăng truởng đột biến trong năm 2011, tuy nhiên lĩnh vực có tần suất và doanh số giao dịch cao là chuyển khoản cùng hệ thống, các giao dịch khác chua nhiều.

Trong các năm qua, Vietcombank đ đầu tu mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, phát triển mạng luới ATM và đơn vị chấp nhận thẻ (POS),

Đến cuối năm 2015, mạng luới Vietcombank bao gồm gần 400 Chi nhánh/ Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nuớc, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 75 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nuớc ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Phát triển đuợc 2.572 đơn vị chấp nhận thẻ mới. Đây chính là cơ sở kỹ thuật quan trọng góp phần giúp hoạt động thanh toán

18

và sử dụng thẻ của Vietcombank duy trì mức tăng trưởng khả quan trong thời gian qua. Lắp đặt thêm được 5.062 máy, đưa tổng số lượng máy POS của Vietcombank lên 22.000 máy, tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường với hơn 26% thị phần. Trong năm 2011, Vietcombank tiếp tục duy trì được hoạt động của mạng lưới ATM (1.700 máy) được ổn định, thông suốt, đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng. - Các chi nhánh và phòng giao dịch của Vietcombank phân bố trên cả nước, trong đó, Hà Nội 10 chi nhánh, Bắc Bộ 11 chi nhánh, Miền Trung và Tây Nguyên 23 chi nhánh, Hồ Chí Minh 13 chi nhánh, Đông Nam Bộ 9 chi nhánh, Tây Nam Bộ 12 chi nhánh. - Về mở rộng thị trường khách hàng sử dụng dịch vụ, đến cuối năm 2011, số lượng khách hàng của Vietcombank khoảng 6 triệu khách hàng. Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về số lượng thẻ tín dụng quốc tế với thị phần trên 30%. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng của Vietcombank vẫn duy trì được mức tăng trưởng lớn và đạt mức cao nhất về thị phần với trên 35%. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng của Vietcombank tại POS dẫn dẫu với thị phần hơn 50%. Vietcombank tiếp tục dẫn đầu thị trường thẻ ghi nợ quốc tế với thị phần hơn 30%. Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế tiếp tục được khẳng định với vị thị phần hơn 48%. Tổng số thẻ ghi nợ nội địa đứng thứ 3 thị trường với thị phần 18%.

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Sự PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

a) Nguồn nhân lực của ngân hàng

Bên cạnh những yêu cầu về công nghệ cao thì nguồn nhân lực của ngân hàng cũng rất quan trọng. Hệ thống thanh toán điện tử cần phải có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống... một lượng chi phí mà không phải NHTM nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Số lượng dịch vụ ngân hàng vô cùng đa dạng và liên tục gia tăng nên đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng cần thiết trong công việc cũng như phải tìm hiểu để có hiểu biết sâu rộng về sản phẩm dịch vụ và về các ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong ngân hàng.

b) Hạ tầng cơ sở kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng

Để xây dựng một hệ thống ngân hàng điện tử có công nghệ hiện đại đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, chi phí bảo mật thông tin và đổi

19

mới công nghệ sau này. Ngoài ra để hỗ trợ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng phải đầu tư khá lớn vào các loại máy móc như ATM, máy POS, hệ thống core banking bởi nếu hệ thống máy móc thiết bị có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống, ảnh hưởng lớn đến hệ thống thanh toán điện tử.

c) Tính đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng

Đây là một nhân tố quan trọng tác động đến việc phát triển dịch vụ NHĐT. Trong tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng tiện ích nhiều hơn nữa.

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

a) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của bất cứ một ngành nghề nào. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, yếu tố này lại càng đóng vai trò quyết định vì tài chính ngân hàng luôn được coi là "huyết mạch của nền kinh tế" và để hoạt động thông suốt thì môi trường pháp lý phải hoàn thiện và ổn định. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cũng như tăng độ an toàn tiền gửi của khách hàng.

b) Nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng

Một trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử là đó là nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng. Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập và đời sống của người dân đã có sự cải thiện rõ rệt dẫn đến sự hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng được nâng cao, đồng nghĩa với việc họ sẽ có điều kiện và nhiều nhu cầu sử dụng các dịch vụ này hơn, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tiện ích.

c) Tính cạnh tranh từ thị trường ngân hàng

Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong mọi hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các ngân hàng luôn phải đau đầu tìm ra các sản phẩm mới, nhiều tiện ích hơn các ngân hàng đối thủ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và vị thế của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kết thúc chương 1 đã giúp chúng ta hiểu được phần nào những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử trong các ngân hàng thương mại, những tiện ích đi kèm với rủi ro cho người sử dụng.

20

Để hiểu một cách sâu sắc hơn về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng nhu những rủi ro tiềm ẩn đăng sau đó chúng ta cần xem xét trong một khoảng thời gian khi ma dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng hiện đại có nhiều cải tiến. Đó cũng là nội dung chủ yếu đuợc đề cập đến trong Chuơng 2: “ Thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh (Vietcombank Bắc Ninh) ”.

21

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH BẮC NINH

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập từ ngày 01/04/1963 đã trưởng thành và tăng trưởng liên tục, hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, có nhiều đóng góp tích cực trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế quốc dân. Bước vào thời kì đổi mới, Vietcombank đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, thể hiện là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động có hiệu quả.

Trước năm 1990, Vietcombank là trung tâm tín dụng và thanh toán quốc tế, được giao quản lý toàn bộ ngoại tệ của quốc gia, không hình thành vốn điều lệ. Cũng trong thời gian này, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng vẫn còn ở mức đơn giản với những hoạt động giao dịch truyền thống. Tuy nhiên nhận thấy rõ sự cần thiết phải có một cơ sở hạ tầng hiện đại để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng; chính vì vậy, Vietcombank đã bắt đầu đầu tư vào trang thiết bị, đào tạo lại nhân viên ngân hàng để ngày càng tiếp cận với các trang thiết bị một cách có hiệu quả. Xây dựng chiến lược kinh doanh thời gian tới, ngân hàng đặt ra nhiệm vụ là phải cải tổ lại ngân hàng và đặc biệt là tiến hành hiện đại hoá toàn bộ ngân hàng, đưa đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ mới, nhanh chóng và tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của ngân hàng.

về cơ sở vật chất kỹ thuật, Vietcombank có mạng lưới chi nhánh khắp cả nước, được trang bị hệ thống vi tính hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế: hệ thống máy rút tiền tự động ATM, hệ thống thẻ tín dụng quốc tế và trong nước, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam tham gia mạng SWIFT toàn cầu và mới đây là hệ thống ngân hàng điện tử cùng với hệ thống các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

22

100 quốc gia, đảm bảo tốt các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng quốc tế một cách có hiệu quả. Ngân hàng Ngoại Thuong có các văn phòng đại diện ở Paris, Stockhom, Moscow, NewYork, Singapore, Hồng Kông...

Có thể thấy rõ Vietcombank có những lợi thế về co sở vật chất kĩ thuật, quan hệ đối ngoại, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn ngày càng nâng cao sau 40 năm hoạt động trong lĩnh vực ngoại thuong. Ngoài những lợi thế đó, Vietcombank còn có một tiềm năng tài chính tốt, nguồn vốn dồi dào, liên tục tăng truởng qua các năm. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi, lãi năm sau cao hon năm truớc và ngân hàng luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong những thời gian nhất định, có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển vuợt bậc của ngành ngân hàng và sự phát triển và tăng truởng kinh tế của đất nuớc.

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Bắc Ninh

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại thuong Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. - Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of Vietnam Bac Ninh.

- Swiff code: BFTVVNVX035

Ngân hàng TMCP Ngoại thuong Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh (Vietcombank Bắc Ninh) đuợc thành lập vào ngày 28.06.2004; tọa lạc tại ngã 6 phuờng Đại Phúc TP Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh.

Chính nhờ địa thế của tỉnh, nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, noi có giao thông thuận tiện và các khu công nghiệp - noi giàu tiềm năng để phát triển sản phẩm thẻ và hoạt động tín dụng của chi nhánh. Đó là một trong những yếu tố mà chi nhánh đ thành côngtrong những năm qua. Ngoài ra các hoạt động huy động vốn, các dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ... cũng đã góp phần đáng kể vào sự thành công của chi nhánh.

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Bắc Ninh

Vietcombank Bắc Ninh là đon vị hạch toán phụ thuộc của Vietcombank, đuợc thành lập theo Quyết định của Hội đồng quản trị, hoạt động theo ủy quyền của Vietcombank; có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán theo quy định của Vietcombank; đuợc mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nuớc - Chi nhánh tỉnh và tại Vietcombank. Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Bắc Ninh cụ thể nhu sau

23

+ Huy động vốn theo các quy định, huớng dẫn của Vietcombank thông qua các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nuớc

- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.

- Tiếp nhận vốn tài trợ xuất khẩu và vốn ủy thác đầu tu của các ngân hàng nuớc ngoài hoặc các tổ chức quốc tế do Vietcombank phân bổ.

+ Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/ủy quyền của Tổng giám đốc Vietcombank.

+ Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - tín dụng trong và ngoài nuớc theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/ủy quyền của Tổng giám đốc Vietcombank.

Một phần của tài liệu 0200 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH điện tử tại NH ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w