Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng chovay bán lẻ của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 35)

1.2.1. Quan niệm về chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại

Trong điều kiện các NHTM cạnh tranh cực kỳ gắt gao và mạnh mẽ, ngân hàng nào cũng phải hoạt động kinh doanh với mục tiêu đem lại càng nhiều thu nhập cho Ngân hàng thì càng tốt. Hiện nay, chủ yếu có 3 hình thức kinh doanh cơ bản tại NHTM: Tín dụng, huy động vốn và cung ứng các dịch vụ.

Hoạt động tín dụng của NHTM bản chất đem lại lợi nhuận rất cao, được nhiều người biết tới, tuy nhiên ẩn sâu trong đó là mức độ rủi ro cao đi kèm. Nếu như Ngân hàng không có các cơ chế và hình thức kinh doanh hợp lý thì sẽ rất dễ lâm vào tình trạng rủi ro “ Mất khả năng thanh toán” và kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường phía sau.

Vậy cần hiểu rõ chất quan niệm về chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM là như thế nào. Đối với một khách hàng sau khi phát vay, cần phải thanh toán gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn thì mới được xem là khách hàng tốt. Tương tự với khoản vay cũng vậy. Món vay được xem là có chất lượng tốt khi khách hàng hợp tác thanh toán theo đúng cam kết với ngân hàng, mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.

Từ các phân tích trên, có thể hiểu quan điểm của Ngân hàng chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ là: Tối đa hóa lợi nhuận sinh lời đi kèm với tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay bán lẻ của ngân hàngthương thương

1.2.2.1.1 Bộ quy trình, quy định, quy chế của Ngân hàng trong cho vay bán lẻ

Đối với những Ngân hàng đang và sẽ có xu hướng phát triển mạnh mảng tín dụng bán lẻ trong thời gian dài và ổn định vấn đề thông suốt trong quy trình cũng như quy định là vô cùng quan trọng. Quy trình và quy định thông suốt sẽ giúp cho cán bộ có thể dễ dàng xử lý món vay trôi chảy, đồng thời sẽ không có những vướng mắc có thể làm gián đoạn trong quá trình phát vay các khoản tín dụng bán lẻ, sẽ không dẫn đến những vấn đề cần phải làm hồ sơ không trung thực, quan liêu hoặc nợ hồ sơ khách hàng không mong muốn.

Mặt khác, việc hoàn thiện chuẩn hóa tối đa quy trình quy định sẽ phần nào hỗ trợ cho NHTM có lợi thế cạnh tranh hơn nhiều trong con đường tiếp cận khách hàng so với các NHTM khác đang có ý định cạnh tranh.

1.2.2.1.2. Chất lượng cán bộ trực tiếp quản lý khách hàng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp quản lý khách hàng cũng như chịu trách nhiệm chính về khoản vay. Trình độ cán bộ có tốt hay không ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Khi cán bộ tín dụng được đào tạo bài bản không chỉ là kĩ năng chuyên môn mà còn cả kĩ năng mềm thì có thể có cái nhìn chính xác tư cách đạo đức khách hàng, nguồn thu trả nợ, thu nhập dự phòng, các khoản tích lũy ... và toàn bộ các yếu tố quan trọng khác góp phần trong quá trình khách hàng bán lẻ từ lúc có nhu cầu tới lúc hết nghĩa vụ với Ngân hàng nếu vay thành công; kéo theo một danh mục khoản vay với chất lượng được kiểm soát tốt và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.

1.2.2.1.3 Bất cân xứng thông tin trong thẩm định khách hàng

Đây là yếu tố định tính gây khó khăn nhất cho không chỉ cán bộ tín dụng mà còn cả đối với các bộ phận khác của Ngân hàng như Tổ định giá, khối quản lý rủi ro, tái thẩm định ...

Ví dụ cụ thể như đối với tổ định giá. Khi có tài sản cần định giá ở khu vực có ít hoạt động mua và bán trên thị trường, tổ định giá sẽ có rất ít hoặc thậm chí là không có bất kì thông tin tham khảo nào trên thị trường. Trong khi đó, khách hàng hoàn toàn có thể tung những giá tham khảo ảo lên thị trường nhằm che mắt tổ định

giá. Từ đó, tài sản được xem xét sẽ sai hoàn toàn giá trị so với thị trường, mức cho vay cao hơn; biến món vay có thể có chất lượng xấu bất cứ lúc nào.

Tương tự với tổ tái thẩm định và quản lý rủi ro, khi thẩm định khách hàng, không thể 100% khách hàng chia sẻ chính xác về tình hình hoạt động và các yếu tố trọng yếu của khách hàng, sẽ có nhiều khách hàng có tình trạng nợ xấu muốn giấu. Vì vậy thông tin bất cân xứng trong trường hợp này sẽ gây ra hậu quả chất lượng tín dụng xấu sau này nếu tổ tái thẩm định và rủi ro không thể phát hiện ra được.

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng 1.2.2.2.1. Chỉ tiêu sử dụng vốn:

λ, λ, Vốn sử dụng

Hệ SO sử dụng vốn = —— ---÷—X 100% Von huy động

Định nghĩa: là chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay tại NHTM.

Hệ số sử dụng vốn càng lớn thì càng thể hiện ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn có được.

1.2.2.2.2. Chỉ tiêu dư nợ:

D

ư nợ ng ắn hạn (hOC trung d à í hạn) Tống chxnợ

Định nghĩa: là chỉ tiêu xác định cơ cấu của từng hạng muc tín dụng theo kỳ hạn(ngắn, trung, dài hạn) trên tổng lượng vốn đem đi cho vay.

Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện quy mô tín dụng tại phân khúc đó phát triển tốt.

1.2.2.2.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn: a) Nợ quá hạn:

Định nghĩa: là chỉ tiêu phản ánh Chất lượng cho vay. Khi món vay đến thời hạn thanh toán, khách vay không trả nợ một phần hoặc toàn bộ phần vốn gốc thì Ngân hàng sẽ căn cứ theo quy định để đẩy nhóm nợ khoản vay này. Tùy theo thời gian quá hạn tính từ thời điểm Ngân hàng yêu cầu thanh toán gốc hàng tháng, nhóm nợ sau khi đẩy nhóm cụ thể như sau:

- Từ ngày 11 đến ngày thứ 90: Nợ cần chú ý (Nhóm 2)

- Từ ngày 91 đến ngày thứ 180: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) - Từ ngày thứ 181 đến ngày 360: Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) - Trên 360 ngày: Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5)

Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo tốt nhất là ở mức <= 5%. Nợ quá.hạn được phản.ánh qua 2 chỉ tiêu sau:

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quả hạn = ——7T-—---— X 100%

Tong _ Dư nợ nhóm 2

Tỷ lệ nợ nhỏm 2 = " ---X 100%

Tong dư nợ

Nợ xấu: khoản nợ được ngân hàng xếp vào nhóm 3(Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) Khả năng trả nợ các món vay này ở mức đáng báo động. Nợ xấu thể hiện qua chỉ số sau:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ' ,---X 100%

■ ■ Tong dư nợ

. X ΓT,∙> , , , , , V , , , Sokhachhang CQ nợ quả hạn

b) Ty lệ KhấCh hàng CO nợ qua hạn = ≡---7,, z;," ' X 1 0 0 %

■ Tong SO khách hang CO dư nợ

c) Dự phòng RRTD: Theo quy định của pháp luật và để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp, các kế toán thường sẽ trích lập các quỹ Dự

phòng.rủi ro.tín dụng. Các quỹ này sẽ dùng để chi trả khi rủi ro tín dụng xảy ra.

(i) Dự phòng tín dụng.được tính.trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: (ii) Dự phòng cụ thể: là loại dự phòng được trích lập cho những tổn thất có

thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể;

(iii) Dự phòng chung: là loại dự phòng được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự

phòng cụ

thể. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân

Nhóm 3:.20% Nhóm 4:.50% Nhóm 5:.100%

Chỉ tiêu phản ánh dự phòng RRTD như sau:

... ... Dự vhonq RRTD trích lập

Tỷ lệ dự phòng RRTD = —---^N ,---— X 100%

Tổngnợ

1.2.2.2.4. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngắn hạn:

... Tổng dư nợ quá hạn được xóa nợ

Tỷ lệ mất vốn =---7"^- - -77-7——7---X 100% Dư nợ bình quân

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt

Tỷ lệ này được hình thành dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trước đây, tỷ lệ chỉ ra % dư nợ được dự đoán là không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ dự phòng mất vốn liên quan đến tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định và tỷ lệ mất vốn. Tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định đại diện cho khoản trích lập mất vốn được xoá nợ một thời kỳ. Tỷ lệ mất vốn tính trên tổng giá trị các khoản nợ quá hạn được xoá trong một thời kỳ.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = ---—- ---7-

Dư nợ bình quân

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệ này cao cũng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt. Mặt khác vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh, ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một lượng vốn nhất định nhưng do tốc độ chu chuyển vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh.

λ Lợi nhuận tín dụng ngắn hạn Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn = —7---:1— ---—

Dư nợ tín dụng ngăn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ sinh lời cao chứng tỏ khoản cho vay đó có hiệu quả, có chất lượng cao. Để đạt tỷ

nói lên kết quả kinh doanh tốt của ngân hàng, điều này rất quan trọng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.

λ, λ, Dư nợ ngắn hạn Hiệu suất sử dụng von NH= ——-—ɪ-—7—:---

Nguồn võn ngăn hạn

Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, liệu ngân hàng đã sử dụng hết khả năng của mình trong cho vay ngắn hạn hay chua. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ Ngân hàng đã tận dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn sẵn có. Tránh tình trạng mất cân bằng nguồn vốn dẫn tới các rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán kèm theo.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Nhóm nhân tố đến từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng của Ngân hàng:

Để duy trì và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM, chính sách tín dụng là yếu tố then chốt tác động trực tiếp tới chất luợng hoạt động tín dụng đối với mỗi NHTM khác nhau. Hiểu nôm na đây là những cơ chế, chủ truơng,... đảm bảo cho hoạt động tín dụng hoạt động theo đúng định huớng của lãnh đạo Ngân hàng; định huớng này có thể là mở rộng hoặc thu hẹp cho vay tùy thuộc vào mục tiêu từng thời kỳ. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút đuợc số luợng lớn khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ quy định pháp luật. Chính vì thế, NHTM cần có một chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng nhu mục tiêu từng thời kỳ để tối uu hóa chất luợng cho vay của Ngân hàng, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro do hoạt động tín dụng bán lẻ mang lại.

- Quy trình tín dụng:

Theo Quy định 8145/QyĐ-BIDV Cẩm nang tín dụng bán lẻ BIDV (28/12/2018): “Quy trình tín dụng là các buớc để thực hiện trong quá trình cấp tín dụng mục Huớng dẫn triển khai quy định cấp tín dụng bán lẻ; các buớc trong quy trình cấp tín dụng” bao gồm:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng Bước 2: Đề xuất tín dụng Bước 3: Thẩm định tín dụng

Bước 4: Thẩm định rủi ro (Trình Hội sở chính nếu vượt thẩm quyền)

Bước 5: Ký hợp đồng (nếu có phê duyệt) hoặc Từ chối cấp tín dụng (Nếu từ chối phế duyệt)

Bước 6: Hoàn thiện thủ tục đảm bảo tài sản Bước 7: Kiểm tra sử dụng vốn sau vay Bước 8: Thu nợ

Bước 9: Xử lý tài sản (nếu có phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn và Khách hàng không có khả năng trả nợ)

Quy trình cho vay là căn cứ cho việc phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dung, là cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. Có thể thấy rất rõ mỗi bước trong quy trình đều có tác dụng riêng biệt trong khai thác thông tin và đánh giá khách hàng một cách đầy đủ và chính xác nhất, từ đó có thể ra phán quyết Đồng ý hay Từ chối cấp tín dụng. Mặt khác, ngay cả khi đã phát vay xong xuôi, Ngân hàng vẫn cần phải có đánh giá về các bước sau vay để tránh tình trạng khách hàng chây ỳ, có khả năng trả nợ mà cố tình trốn tránh; hoặc các trường hợp khách hàng gặp rủi ro ...để hạn chế tình trạng món vay tại Ngân hàng bị nhảy nhóm nợ trên trung tâm CIC, từ đó ảnh hưởng chung đến chất lượng cho vay của toàn đơn vị.

- Hoạt động marketing của ngân hàng:

Là một hệ thống các hoạt động của ngân hàng để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thông qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động, cụ thể như sau:

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đang là mục tiêu then chốt của NHTM trong việc cạnh tranh trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay. Chất lượng cho vay có đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào tính đa dạng của sản phẩm. Sản phẩm càng ưu đãi càng tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận Ngân hàng. Tuy nhiên, yếu tố này hoàn toàn cũng có thể trở thành “con dao hai lưỡi” nếu Ngân hàng không thể kiểm soát đúng mục đích khách hàng vay theo từng sản phẩm; theo đó khi sản phẩm quá đa dạng, khách hàng có thể lợi dụng lỗ hổng trong từng sản phẩm để lách luật, vay vốn sai mục đích, từ đó phương án vay vốn không hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ và chất lượng cho vay của món vay. Vì thế, song song với việc cho ra những sản phẩm đặc thù mới, Ngân hàng cần kiểm soát sản phẩm cả trước và sau vay để đảm bảo chất lượng cho vay không bị ảnh hưởng.

+ Mạng lưới kênh phân phối rộng khắp:

Các Ngân hàng hiện nay luôn muốn mở rộng thị trường để thu hút, tập trung lượng khách hàng lớn, phục vụ cho không chỉ hoạt động tín dụng mà còn rất nhiều hoạt động dịch vụ, bán lẻ khác tại Ngân hàng. Đơn cử như BIDV, hiện tại ngoài các chi nhánh trong nước, BIDV đã có rất nhiều các chi nhánh nước ngoài như BIDV chi nhánh Lào, BIDV chi nhánh Cambodia, ... các thị trường đều rất mới và có tiềm năng vì khách hàng chỉ mới đang có nhu cầu về các khoản tín dụng cá nhân, hộ kinh doanh và dự kiến nhu cầu sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian tới. Việc khai thác

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w