Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0032 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 33)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng

Khi thực hiện quản lý tốt RRTD ngân hàng sẽ đạt được những mục tiêu sau:

- Tăng lợi nhuận: Khi RRTD xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn

dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của NH. Mặt khác, khi có quá nhiều các

khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi

phí quản

lý, giám sát, thu nợ'. Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc

tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu

nhập ảo, thực tế NH rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên

cạnh đó, NH vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong

khi một

hàng vẫn phải thanh toán đúng kì hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu NH không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của NH sẽ bị suy yếu và hạn chế, NH sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán. Quản lý RRTD tốt NH sẽ đảm bảo được lượng tiền mặt trong thanh toán.

- Đảm bảo uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về RRTD của NH bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của NH trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Hậu quả là khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường sẽ yếu đi, NH sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi của dân cư và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, ngân hàng khác. Các NH hoạt động trong nền kinh tế thị trường khi đã để mất niềm tin của khách hàng thì việc khôi phục lại được là điều hết sức khó khăn. Như vậy quản lý RRTD tốt sẽ giúp NH tạo được uy tín tốt đối với khách hàng của mình. Khiến họ tự tin và yên tâm khi gửi tiền tại NH.

Khi NH làm tốt quản lý RRTD sẽ đem lại cho khách hàng tránh được một số tình huống xấu như sau: Không phải đem trả thêm tiền lãi phạt do nợ quá hạn, ngoài ra, khi NH không thu được nợ của khách hàng đầy đủ và đúng hạn, đây sẽ là dấu hiệu xấu nói lên hoạt động kinh doanh yếu kém không hiệu quả của khách hàng và làm giảm uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp tục xin vay tại NH những lần sau đó. Mặt khác, do hệ thống thông tin về khách hàng giữa các NH ngày càng được cập nhật và phát triển, họ sẽ khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các NH khác. Đồng thời, các bạn hàng của doanh nghiệp sẽ do dự khi thiết lập quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Thậm chí các chủ nợ khác của doanh nghiệp sẽ đến đòi nợ doanh nghiệp dù các món nợ chưa đến hạn. Dù doanh nghiệp có thể thanh toán được tất cả các món nợ đó thì uy tín của doanh nghiệp trên thương trường vẫn bị suy giảm.

1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý RRTD có 2 nội dung cơ bản là phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro.

Phòng ngừa rủi ro: là công việc không thể thiếu trong quản lý RRTD.

Phòng ngừa rủi ro một mặt nhằm giảm thiểu các tình huống có thể dẫn tới rủi ro, mặt khác có thể giúp NHTM chủ động đối phó nếu xảy ra rủi ro gây tổn thất

về mặt tài chính cho NH. Việc phòng ngừa rủi ro gồm các khâu sau:

- Lựa chọn khách hàng: Trên cơ sở giấy đề nghị cấp tín dụng và các thông tin do khách hàng cung cấp, NH tiến hành thẩm định các thông

tin đó

và tìm thêm thông tin từ các nguồn khác, từ đó thực hiện việc đánh giá, phân

loại khách hàng theo mức độ rủi ro để quyết định có hay không cho khách

hàng vay vốn.

- Theo dõi, đánh giá việc sử dụng vốn vay: Để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và để kiểm soát mức độ RRTD phát sinh trong

quá trình sử dụng vốn tín dụng có thể dẫn đến việc khách hàng không

có khả

năng trả nợ hoặc không chịu trả nợ, các NH phải thường xuyên kiểm

tra, đánh

giá các hoạt động của dự án vay, kịp thời phát hiện những vi phạm để có ứng

xử thích hợp.

- Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng: Đây là một trong những nguyên lý quan trọng trong quản lý RRTD, vì mối quan hệ lâu dài với

- TSBĐ cho khoản vay: Đây là một trong số các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro cho các NHTM trong trường hợp khách hàng không

trả được nợ. TSBĐ cho khoản vay có thể dưới hình thức cầm cố, thế

chấp tài

sản thuộc sở hữu của người đi vay hay bảo lãnh của bên thứ 3.

- Hạn mức tín dụng: Là giới hạn tối đa số tiền cho vay mà ngân hàng có thể cung cấp cho một khách hàng trong một thời gian nhất định. Hạn

mức tín

dụng có thể thể hiện dưới hình thức các NHTM chỉ đáp ứng một phần, chứ

không phải toàn bộ khoản vay, nhằm phòng tránh rủi ro đạo đức bởi vì khi

khoản vay càng lớn thì khách hàng càng có điều kiện sử dụng vốn vay sai

mục đích.

- Thu nợ: Đây là khâu rất quan trọng, vì nó giúp NH bảo toàn được vốn và có lãi. Tuỳ theo tính chất của khoản tín dụng mà có các cách thu nợ khác

nhau. Trong các trường hợp khách hàng chậm trả hoặc không trả được

nợ thì

NH đã gặp RRTD và tuỳ theo từng mức độ, trường hợp cụ thể, NH sẽ

đưa ra

các giải pháp, cách xử lý thích hợp.

- Tái xét tín dụng: thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp với mục tiêu là đánh giá chất lượng tín dụng

- Mua bảo hiểm'. Đây là biện pháp thường được các NHTM lớn sử dụng nhằm giảm thiểu tổn thất trong trường hợp xảy ra rủi ro. Tuỳ theo hình thức

và các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm mà NH mua bảo hiểm sẽ nhận được

mức bồi thường tương ứng khi rủi ro xảy ra.

Xử lý rủi ro: nội dung thứ hai trong quản lý RRTD là việc xử lý rủi

ro khi nó xảy ra. Xử lý rủi ro bao gồm các công việc sau:

- Xử lý bằng cách trích từ quỹ dự phòng rủi ro: Các NHTM thường phải trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nhất định tuỳ vào tổng dư nợ tín dụng và tính

chất của khoản vay. Dự phòng này sẽ bù đắp cho những rủi ro mà NH

có thể

gặp phải trong hoạt động kinh doanh.

- Khai thác tài sản BĐTV: Khi đồng ý cho khách hàng vay vốn, NHTM thường đưa ra điều kiện về tài sản BĐTV. Trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ, thì NH được quyền khai thác các TSBĐ này để

thu hồi nợ vay, giảm tổn thất cho NH.

- Thực hiện mua, bán nợ: Đây là việc các NHTM mua hoặc bán các khoản nợ với các NH hoặc các tổ chức tài chính khác nhằm lành mạnh hoá

tình hình tài chính, giải phóng nguồn vốn hoặc tăng doanh dư nợ cho vay.

- Xử lý bằng nguồn ngân sách quốc gia: Khi số nợ quá hạn của NHTM quá lớn, vượt quá mức xử lý của bản thân NH và của toàn hệ thống, có nguy

kinh doanh của mỗi NHTM cũng như tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Một phần của tài liệu 0032 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w