5. Kết cấu của Luận văn
1.2.4 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Để thiết lập nên một hệ thống kiểm soát và quản lý RRTD hiệu quả, NHTM cần tổ chức giám sát các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định, xây dựng chiến lược quản lý RRTD phù hợp, đưa ra các biện pháp tổ chức để hạn chế rủi ro, đặt ra các hạn mức và giám sát rủi ro theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của quản lý RRTD và xác định các rủi ro
Xác định mục tiêu mà các NHTM mong muốn đạt được từ quá trình quản lý RRTD của NH. Các mục tiêu này bao gồm sự duy trì sau tổn thất có tính thảm hoạ, các khoản thu nhập ổn định, các chi phí trong dài hạn thấp, ổn định trong ngắn hạn. Sự đánh đổi giữa các mục tiêu này là cần thiết và các mục tiêu có thể được duy trì khi các NHTM thực hiện tốt các bước khác trong quá trình quản lý rủi ro, đặc biệt là bước Kiểm soát rủi ro thông qua ngăn chặn rủi ro hoặc tối thiểu hoá tổn thất.
Khi các mục tiêu ban đầu của quá trình quản lý rủi ro được xác định, nhà quản lý rủi ro phải xác định các rủi ro có thể dẫn đến tổn thất cho NH. Việc xác định rủi ro có lẽ là chức năng khó khăn nhất mà nhà quản lý rủi ro phải thực hiện. Nếu có sai sót trong khâu này nhà quản lý rủi ro sẽ không có cơ hội để đối phó với những khả năng dẫn đến tổn thất không lường trước.
Bước 2: Đánh giá, đo lường và phân tích RRTD
Sau khi xác định được các rủi ro tiềm năng, bước quan trọng tiếp theo của
quá trình quản lý rủi ro là đánh giá mức độ trọng yếu của rủi ro theo các tiêu thức như tần số, khả năng và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Bước này gồm:
- Xác định xác suất hoặc cơ hội các rủi ro sẽ xảy ra.
- Ảnh hưởng của các rủi ro này có thể gây ra đối với các nỗ lực tài chính của các NHTM khi chúng xảy ra.
- Khả năng tiên đoán các tổn thất thực tế có thể xảy ra.
Hiện nay có rất nhiều mô hình khác nhau được các NH áp dụng để đo đánh giá rủi ro. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định lượng và những mô hình phản ánh về mặt định tính (còn được gọi là phương pháp chất lượng và phương pháp chủ quan). Ngoài ra, các mô hình này không loại trừ lẫn nhau nên một NH có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích, đánh giá mức độ RRTD của NH.
- Mô hình định tính', là mô hình truyền thống, dựa vào đánh giá chủ quan của người cho vay căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để đưa ra quyết định
có thực hiện cấp tín dụng hay không. Kiểu mô hình định tính thường
dùng là
mô hình 6C - 6 khía cạnh của người xin vay là Character (tư cách người vay),
Capacity (năng lực của người vay), Cash (thu nhập của người vay), Collateral
(BĐTV), Conditions (các điều kiện) và Control (kiểm soát). Khi tất cả
các chỉ
tiêu trên được đánh giá là tốt thì khoản vay mới được xem là khả thi. Ưu điểm
của mô hình này là đánh giá khá chính xác về RRTD của người vay
song khối
lượng công việc còn hạn chế, mang nặng tính chủ quan của người cho vay.
- Mô hình định lượng: đây là mô hình cho điểm để lượng hoá RRTD của người vay. Mô hình này có ưu điểm là cho phép xử lý nhanh chóng một khối
• Tỷ lệ mất vốn
• Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD...
Để tổng hợp và đánh giá chính xác nhất các vấn đề về RRTD thì người kiểm tra, người quản lý RRTD cũng như những nhà quản trị ngân hàng phải căn cứ vào những tiêu chí trên để đánh giá mức độ rủi ro có thể đến đối với các khoản dư nợ của NH mình, lượng hóa được các lỗi sai sót đã phát hiện trên cơ sở phương pháp quản lý rủi ro chính xác, nhanh chóng và đánh giá được tổng quát nhất về RRTD.
Bước 3: Kiểm soát thông qua ngăn chặn rủi ro hoặc tối thiểu hoá tổn
thất
Môi trường kinh tế luôn biến động, nó có thể làm suy yếu một công ty, làm tăng nhu cầu tín dụng với một số công ty khác, và cũng có thể làm cho người vay không còn khả năng trả nợ. Do đó, NH phải nhạy cảm với những diễn biến như vậy và định kỳ phải kiểm tra tất cả các khoản tín dụng cho đến khi chúng đến hạn. Ngày nay, các NH sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm soát tín dụng, tuy nhiên, những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các NH bao gồm:
- Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ, ví dụ là 30, 60, 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; và thường xuyên hơn
với các
khoản tín dụng lớn.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, đảm bảo những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng
phải được kiểm tra, bao gồm: kế hoạch trả nợ của khách hàng; chất
- Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám soát khi phát hiện những dấu hiệu không lành
mạnh liên
quan đến khoản tín dụng của NH.
- Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của NH có biểu hiện
những vấn đề nghiêm trọng trong phát triển.
Khi khả năng dẫn đến rủi ro đã được xác định và định lượng, nhà quản lý rủi ro phải lựa chọn tập hợp các công cụ quản lý rủi ro tốt nhất cho việc đối phó với vấn đề phải đương đầu. Các công cụ này cơ bản bao gồm:
- Tránh né khả năng rủi ro xảy ra gây tổn thất; - Chấp nhận rủi ro;
- Ngăn chặn tổn thất; - Giảm tổn thất; - Chuyển giao rủi ro.
Việc chuyển giao rủi ro bao gồm cả việc mua bảo hiểm. Để lựa chọn các công cụ quản lý RRTD hợp lý, nhà quản lý phải xác định được các chi phí của việc sử dụng các công cụ này. Nhà quản lý RRTD cũng phải xem xét khả năng tài chính hiện tại và các mục tiêu quản lý RRTD của NH mình.
- Trích lập dự phòng tổn thất tín dụng
Mỗi ngân hàng đều có quỹ dự phòng rủi ro, đây chính là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng tổn thất.
Hiện nay tại Việt Nam, quyết định 493/2005/QĐ - NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của
mức 0%, 5%, 20%, 50%, 100% tuỳ theo 5 nhóm nợ. Và quy định cụ thể số tiền trích dự phòng cụ thể theo công thức:
R = max {0,(A - C)} x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản đảm bảo
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (0%, 5%, 20%, 50%, 100% ) Giá trị TSBĐ được xác định theo quy định cụ thể của từng NH tuân theo những quy định trong quyết định 493.
Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, các ngân hàng phải trích thêm dự phòng chung. Dự phòng chung được trích bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và cả các cam kết ngoại bảng.
1.3Mối quan hệ giữa bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng 1.3.1 Đối với ngân hàng thương mại
- BĐTV là một trong những biện pháp hạn chế RRTD, giúp NH có đầy đủ cơ sở pháp lý để có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Mặc dù khi cấp tín dụng, NH đã xác định được nguồn thu nợ thứ nhất của mình, chẳng hạn như cho vay vốn lưu động thì nguồn thu nợ chủ yếu là doanh thu; cho vay cố định thì nguồn thu chủ yếu là từ khấu hao và lợi nhuận để lại; cho vay tiêu dùng thì nguồn thu là phần chênh lệch (thu nhập - chi phí). Song hoạt động kinh doanh có muôn vàn lý do, những tình huống bất khả kháng dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, nếu không có nguồn bổ sung tất yếu NH sẽ phải đối mặt với RRTD. Để bảo vệ lợi ích của mình, các NH thường yêu cầu khách hàng vay phải có hình thức BĐTV cần thiết.
- BĐTV giúp cho NH tạo lập và mở rộng việc tạo lập tín dụng đối với khách hàng vì đây là một trong những điều kiện cấp tín dụng. Khi có một
khách hàng giao dịch lần đầu để đề nghị vay vốn, họ có phương án kinh doanh khả thi song khả năng tài chính của họ chưa tốt thì việc khách
hàng có
TSBĐ hoặc có bên thứ ba bảo lãnh sẽ giúp cho NH dễ dàng hơn trong việc
đưa ra quyết định của mình, tạo điều kiện để NH mở rộng thị phần, đưa sản
phẩm dịch vụ tiếp cận gần hơn với khách hàng.
- BĐTV gắn liền vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn vay, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, thiếu
hiệu quả
hay có hành vi lừa đảo gây nên tổn thất và rủi ro cho NH. Nếu không trả nợ
thì khách hàng vay mất nhiều tài sản và chi phí nhiều hơn so với chính khoản
vay, do đó BĐTV còn ràng buộc trách nhiệm của khách hàng phòng khi
họ cố
tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Nhờ có BĐTV mà các NHTM
có thể kiểm soát được khách hàng, đồng thời thúc giục khách hàng trả nợ.
- Công tác BĐTV thực hiện tốt sẽ giúp NH bảo toàn vốn, mở rộng và đáp ứng vốn cho nền kinh tế cũng như cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách
Làm tốt công tác phòng ngừa RRTD không những giúp các NHTM bảo toàn vốn, mở rộng tín dụng góp phần đáp ứng vốn cho khách hàng mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh mà NH còn bảo vệ khách hàng thông qua BĐTV, buộc khách hàng phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng các phương án kinh doanh trước khi vay và sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất.
1.3.3 Đối với nền kinh tế
BĐTV là rào cản hữu hiệu phòng ngừa rủi ro cho các NH, giúp các NH này bảo toàn nguồn vốn kinh doanh. Do đó, hoạt động luân chuyển vốn trong nền kinh tế được thông suốt.
BĐTV thúc đẩy việc tạo lập quan hệ giữa NHTM và khách hàng, bảo đảm phát triển hoạt động kinh doanh của cả NH và các thành phần kinh tế khác, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế vững mạnh và phồn vinh.
BĐTV góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm nền kinh tế phát triển. Tín dụng ngân hàng là một kênh dẫn vốn lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, nhất là với nước ta khi có thị trường vốn chưa thực sự phát triển. Hạn chế được RRTD góp phần mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
φ BĐTV đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với khách hàng, NHTM và đối với toàn bộ nền kinh tế, giúp các NHTM phòng ngừa và hạn chế
rủi ro, bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh. Nhưng quá chú trọng yếu tố này hoặc đặt vai trò của BĐTV không đúng chỗ, coi BĐTV là cơ sở để quyết định cho vay mà không quan tâm đúng mức các yếu tố khác như: hiệu quả của phương án, tính khả thi... có thể dẫn đến giảm chất lượng tín dụng của
NHTM. Do đó, BĐTV chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp sự cố trong thực hiện hoạt động tín dụng chứ không phải là nguyên tắc cấp tín dụng. Việc vận dụng linh hoạt các biện pháp BĐTV là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với cán bộ
NH nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển, nâng cao uy tín và tăng cường sức mạnh cạnh tranh của NHTM.
1.4Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước trên thế
giới
* Kinh nghiệm của Thái Lan
Sau cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, tình hình nợ xấu trong các NH Thái Lan trở nên rất nghiêm trọng. Giải quyết nợ xấu và ngăn ngừa chúng tiếp tục phát sinh là vấn đề hàng đầu đặt ra với các NH Thái Lan. Trước tình hình đó buộc các NH Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chính sách, quy trình hoạt động ngân hàng nhất là lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro. Đi đôi với việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, xác định mục tiêu chiến lược, một loạt các thay đổi cơ bản đã được triển khai. Để xử lý nợ xấu, Thái Lan đã thực hiện các giải pháp như: các NHTM thành lập các công ty Quản lý tài sản cấp quốc gia chuyên trách việc mua lại các khoản nợ xấu của các NHTM thuộc sở hữu của Chính phủ, thành lập “ Uỷ ban cơ cấu lại khu vực tài chính tư nhân” để cơ cấu lại nợ.
Rút kinh nghiệm từ vấn đề nợ xấu sau cuộc khủng hoảng, hiện nay, Thái Lan đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa và xử lý RRTD như việc phân loại nợ quá hạn để trích lập dự phòng rủi ro; theo đó, nợ quá hạn được chia thành 5 loại:
- Loại 2: Nợ quá hạn không bình thường, quá hạn từ 1 đến 3 tháng, tỷ lệ dự phòng là 2%
- Loại 3: Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn bình thường, quá hạn từ 3 - 6 tháng, tỷ lệ dự phòng là 20%.
- Loại 4: Nợ khó đòi, quá hạn từ 6 - 12 tháng, tỷ lệ dự phòng là 50%. - Loại 5: Nợ quá hạn mất trắng, quá hạn trên 12 tháng, tỷ lệ dự phòng là
100%.
Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện 6 tháng một lần.
* Kinh nghiệm của Mỹ
Mỹ là một trong những nước có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới. Mỗi khi nền kinh tế hùng mạnh này có bất kỳ dấu hiệu suy thoái dù là nhỏ nhất thì cũng làm cho nền kinh tế các nước khác bị tổn thương. Cũng như các nước khác, các NH của Mỹ rất quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro đặc biệt là RRTD.
Cuối những năm 90, trong suốt thời kỳ tăng trưởng diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các khoản cho vay, các NH đã phải chấp nhận những khoản tín dụng có chất lượng thấp hơn để tăng thêm thu nhập. Vì vậy khối lượng các khoản thanh toán không đúng hạn đã tăng từ 7,5 tỷ USD quý IV năm 1997 lên đến 17,7 tỷ USD vào quý III năm 2000, các khoản cho vay không có dự phòng tăng 25,9%, các khoản cho vay quá hạn tăng 43,7%.
Để hạn chế khả năng xảy ra rủi ro, các NH đã thắt chặt điều kiện cho vay, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, thận trọng hơn trong việc quyết định đối với các khoản tín dụng mới đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý RRTD như: thường xuyên gặp gỡ khách hàng, cập nhật thông tin kịp thời, coi trọng vai trò của TSBĐ...
Các NH Mỹ đã sử dụng công nghệ quản lý rủi ro hiện đại, họ coi sự trao đổi thường xuyên giữa khách hàng và NH về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng như khó khăn sẽ giúp NH hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Số lần gặp gỡ