Các phương pháp thường sử dụng của hoạt động xếp hạng tín

Một phần của tài liệu 0035 giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh quang minh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 33)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2.5. Các phương pháp thường sử dụng của hoạt động xếp hạng tín

dụng tại các ngân hàng thương mại

Có một số phương pháp thường dùng trong XHTD doanh nghiệp vay vốn được áp dụng phổ biến như phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá xếp hạng, cho điểm phân tích... Nhưng tựu trung lại, có 3 cách tiếp cận

xếp hạng: Phân tính định tính, phân tích định lượng và phương pháp kết hợp. - Phương pháp định lượng: chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng như mô hình kinh tế lượng, phương pháp bình quân giản đơn, phương pháp bình quân gia quyền...

- Phương pháp định tính: Các mô hình định tính thường rất khó xác định, nguồn gốc của nó khó thấy và phần lớn mang tính chủ quan. Thường phương pháp này dựa vào việc lấy ý kiến chuyên gia, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực XH, đồng thời có kiến thức liên ngành rất tổng hợp. Nội dung chủ yếu như sau:

- Phương pháp lấy ý kiến: Việc thực hiện trải qua các bước như sau: Thu thập ý kiến của ban quản lý điều hành, lấy ý kiến các đối tác đang có mối quan hệ kinh doanh với tổ chức được xếp hạng, và các nguồn khác.

+ Lấy ý kiến của các chuyên gia về xu hướng tác động của các nhân tố.

+ Tổng hợp đưa ra kết quả

- Phương pháp Delphi (Phương pháp chuyên gia): là phương pháp bao gồm một quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tính nhất trí trong xếp hạng. Có 3 nhóm chuyên gia trong quá trình xếp hạng là chuyên gia phân tích, chuyên gia trong từng lĩnh vực, chuyên gia kết luận. Với các bước thực hiện:

+ Xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu tiên cho các chuyên gia + Phân tích các câu trả lời, tổng hợp thành bảng trả lời

+ Soạn thảo các câu hỏi lần thứ hai cho các chuyên gia. + Thu thập, phân tích lần hai...

Các bước trên dừng lại khi kết quả dự báo thoả mãn những yêu cầu đặt ra. Phương pháp này đòi hỏi trình độ tổng hợp rất cao của các nhà phân tích, vừa tổng hợp vừa phát triển các ý kiến đa dạng của các chuyên gia.

- Phương pháp kết hợp: Dùng trọng số giản đơn để kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên gia với định lượng hoá một số chỉ tiêu:

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. + Cho trọng số từng nhân tố tuỳ theo mức độ quan trọng của nó, hoặc

có thể không có trọng số nếu như số điểm quy định đã bao hàm cả trọng số rồi.

+ Cho điểm từng nhân tố theo tính chất tác động của nó đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có so sánh với chỉ tiêu của các nhóm doanh nghiệp so sánh.

+ Tính tổng điểm cho từng chỉ tiêu sau khi nhân số điểm với trọng số theo năm Tài chính và trọng số nhân tố.

+ Xếp hạng dựa vào công thức tính điểm cho từng chỉ tiêu.

1.2.6. Quy trình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại

Quy trình XHTD là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học, khách quan nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất. Quy trình và các nội dung của quy trình XHTD ở các NHTM khác nhau thì thường không giống nhau, nhưng chúng đều có những điểm chung nhất, có tính phổ cập và có thể xem như thông lệ quốc tế (theo cách nhìn nhận của ngân hàng thế giới). Có 5 bước tiến hành XHTD doanh nghiệp vay vốn như sau:

Bổ xung * Thu thập thông tin Phân loại DN theo ngành và quy mô Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm Đưa ra kết quả XHD doanh nghiệp vay vốn Phê chuẩn và sử dụng kết quả xếp hạng

Hình 1. Sơ đồ các bước tiến hành XHTD doanh nghiệp vay vốn Bước 1: Thu thập thông tin.

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình XHTD doanh nghiệp. Chất lượng và kết quả xếp hạng phụ thuộc nhiều vào tính đầy đủ, kịp thời, tin cậy của nguồn thông tin đầu vào. Thông tin thu thập bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Thông tin tài chính của doanh nghiệp từ: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng...

- Thông tin phi tài chính bao gồm: Thông tin pháp lý (địa chỉ, số điện thoại, đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,...); trụ sở làm việc (đi thuê hay sở hữu, diện tích, địa thế...), thông tin về ban lãnh đạo (họ tên, tuổi, năm kinh nghiệm, trình độ...), trình độ công nghệ; sản phẩm; mô hình hoạt động; thông tin sở hữu doanh nghiệp; lao động (số lượng, trình độ...).

Nguồn thu thập thông tin chủ yếu là từ chính các doanh nghiệp; từ các cơ quan thông tin tín dụng công và tư; từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp, trung tâm đăng ký tài sản bảo đảm, Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Thuế, Tòa án... và từ các nguồn thông tin khác...

Bước 2: Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp

Một là, xác định ngành kinh tế của doanh nghiệp

Đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng

tăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng cạnh tranh, sản phẩm thay thế... Do đó, việc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống phân loại ngành kinh tế đó phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia, tuy nhiên cũng phải gần sát với thông lệ chuẩn quốc tế. Các NHTM có thể căn

cứ theo cách phân loại của Chính phủ hoặc tự đưa ra một cách phân loại riêng

cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm, điều kiện của mình.

Hai là, xác định quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm nên vị thế sẽ có thể bị đánh giá thấp hơn. Việc xác định quy mô thông thường căn cứ vào các chỉ tiêu như quy mô vốn kinh doanh, doanh thu, tổng số lao động, nộp thuế...

Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm

Để thực hiện được bước này cần thiết phải thực hiện các công việc sau:

(1) Phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

(2) Xây dựng bảng tính điểm theo nguyên tắc:

- Xây dựng điểm cho từng chỉ tiêu.

- Chỉ tiêu quan trọng sẽ có số điểm cao hơn, việc phân bổ điểm cho các chỉ tiêu phải hợp lý, khoa học và công phu, phù hợp với từng ngành kinh tế và qui mô hoạt động của doanh nghiệp.

Xây dựng bảng tính điểm là khâu then chốt quyết định đến chất lượng XHTD,

dụng.

(3) Đối chiếu với bảng tính điểm để tính điểm cho các chỉ tiêu

Khi đã có bảng tính điểm chuẩn cho từng ngành kinh tế, theo từng quy mô thì NHTM tiến hành đối chiếu các chỉ tiêu đã phân tích với bảng tính điểm chuẩn đã xác định của doanh nghiệp đó để xác định điểm (điểm ban đầu) cho từng chỉ tiêu.

Thêm vào đó, nếu chỉ tiêu có trọng số thì phải nhân điểm ban đầu của chỉ tiêu

với trọng số để được điểm cuối cùng của chỉ tiêu. Tổng cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu đã phân tích sẽ là điểm cuối cùng để so sánh với bảng xếp hạng DN.

Bước 4: Đưa ra kết quả phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu phi tài chính, chỉ tiêu tài chính và mức độ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, người thực hiện có thể đưa ra kết quả phân tích từng chỉ tiêu, tính tổng hợp số điểm của các chỉ tiêu. Đối chiếu kết quả với bảng xếp hạng gồm các kí hiệu, người thực hiện đưa ra kết quả XH doanh nghiệp vay vốn đó cùng với nhận xét và khuyến nghị. Đây là kết quả của cả quá trình XHTD doanh nghiệp vay vốn vì vậy đòi hỏi người thực hiện phải rất thận trọng, phải dùng thêm phương pháp chuyên gia để xem xét kết quả đã thực hiện, nếu thấy kết quả chưa thoả đáng thì phải kiểm tra lại việc phân tích các chỉ tiêu ở các công đoạn trước.

Bước 5: Phê chuẩn và sử dụng kết quả XHTD

Kết quả XHTD doanh nghiệp thường không công bố rộng rãi vì nhiều lý do, NHTM sẽ căn cứ vào kết quả đó để đưa ra các quyết định hợp lý về lãi suất, hạn mức tín dụng, các quyết định cho vay, không cho vay, hay thu hồi nợ... Việc sử dụng kết quả XH có ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp vay vốn nên NHTM phải có chiến lược kịp thời đối phó với những phản ứng không thuận chiều từ phía các doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu 0035 giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh quang minh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 33)