Bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu 0035 giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh quang minh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 116)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt

Một là: Đặc điểm của việc XHTD doanh nghiệp vay vốn

- Xếp hạng chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm, vì vậy các NHTM, các CRA phải luôn luôn theo sát các doanh nghiệp được xếp hạng để có thể có sự điều chỉnh và đưa ra kết quả chính xác tại thời điểm đó. Đồng thời cũng cần đổi mới khung XHTD cho phù hợp với từng thời kỳ theo sự biến động của ngành, của nền kinh tế.

- XHTD phải gắn liền với một khoản vay của doanh nghiệp đó, tức là việc xếp hạng một doanh nghiệp đồng thời với việc đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi vay của chính doanh nghiệp đó với ngân hàng.

Hai là: Các chỉ tiêu thông tin để đưa vào phân tích phải bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cần chi tiết hóa các hạng mục nhỏ trong các chỉ tiêu.

Đặc biệt cần chú trọng đến các chỉ tiêu phi tài chính trong điều kiện hệ thống chính sách pháp luật, kinh tế Việt Nam có nhiều biến động như hiện nay.

Ba là: Việc XHTD doanh nghiệp đối với một số chỉ tiêu tài chính phải được đặt

trong môi trường, ngành kinh tế và qui mô của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các

NHTM, CRA có những đánh giá chính xác và thích hợp về doanh nghiệp. Vì vậy,

cần xây dựng khung XHTD đối với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể,

như thương mại dịch vụ, công nghiệp nhẹ, lĩnh vực xây dựng...

Bốn là: Sử dụng cả 3 phương pháp trong XHTD: phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số, phương pháp chuyên gia.

Năm là: Qui trình xếp hạng thường trải qua 5 giai đoạn chính, cần được thực hiện tuần tự, đầy đủ, chính xác.

Sáu là: Cần chuẩn hóa bảng XHTD doanh nghiệp theo quy ước của một số CRA trên thế giới: chia thành 10 loại được ký hiệu bằng 4 chữ cái A, B, C, D và được xếp thứ tự từ cao xuống thấp tùy theo mức độ rủi ro được đánh giá. Do thực hiện mạnh mẽ chính sách mở cửa trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin và các phương tiện truyền thông nên việc học hỏi tiếp cận các mặt nghiệp vụ ngân hàng, cũng như học hỏi về việc XHTD doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ có thể dễ hơn đối với những kiến thức công khai, còn các kiến thức ngầm, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng, kỹ xảo thì lại không dễ dàng tìm kiếm được. Việc này bắt buộc phải học tập trực tiếp hoặc thông qua các chuyên gia nắm giữ những kiến thức đó.

xếp hạng tín dụng là một mô hình hiện đại và rất hiệu quả trong lĩnh vực quản lý rủi ro đối với các NHTM. Ở Việt Nam mô hình này còn mới, để áp dụng tốt mô hình này, các NHTM cần phải đầu tư nhiều mới đạt kết quả.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XHTD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG MINH 2.1. Khái quát về Chi nhánh Quang Minh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Nghị quyết 3 - Khoá VI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Từ ngày 01/7/1988, Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của Hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Năm 1990 theo Quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu cải cách, chức năng quản lý và kinh doanh tiền tệ được tách bạch, theo đó NHNN thực hiện chức năng quản lý, điều hành chính sách tiền tệ của cả nước; hệ thống ngân hàng cấp 2 thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, cung ứng tín dụng... phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Để đáp ứng yêu cẩu tăng trưởng và phát triển kinh tế, đòi hỏi hệ thống ngân hàng nước ta phải mở rộng, và đóng vai trò nòng cốt, tích cực trong công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngân hàng Công thương Việt Nam đã trở thành NHTM có chức năng kinh doanh tiền tệ. Sau quá trình phát triển NHCTVN đã là một trong những NHTM có mạng lưới hoạt động và vốn chủ sở hữu lớn nhất tại Việt Nam. Nhằm phát huy thế mạnh để trở thành ngân hàng hiện đại, đa năng với quy mô rộng khắp, nhận thấy KCN Quang Minh có nhiều tiềm năng, là KCN lớn nhất Miền bắc được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tháng 11/2003, Chủ tịch hội đồng quản trị NHCTVN đã thành lập Ban trù bị khu công nghiệp Quang Minh làm nhiệm vụ nghiên cứu dự án thành lập thêm Chi nhánh Quang Minh tại huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành

phố Hà Nội).

Sau một thời gian tìm hiểu thị trường, xem xét tình hình kinh tế - xã hội

tại huyện Mê Linh, Ban trù bị đã hoàn thành dự án và trình Chủ tịch Hội đồng

quản trị NHCT VN. Ngày 05/6/2004, Chủ tịch hội đồng quản trị NHCT VN ký

Quyết định số 077/QĐ - HĐQT- NHCT1 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Chi nhánh Khu công nghiệp Quang Minh nay là NHTM CPCT Việt nam- Chi nhánh Quang Minh .

Ngày 09/8/2004, Chi nhánh Quang Minh chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ km9, đường Cao tốc - Thăng Long - Nội bài - Hà Nội, với số cán bộ công nhân viên ban đầu là 19 người, độ tuổi trung bình là 28. Trong quá trình hoạt động để tăng trưởng quy mô, Chi nhánh Quang Minh đã tuyển dụng thêm cán bộ mới và có một số cán bộ từ các chi nhánh khác trong cùng hệ thống chuyển về. Hiện nay, số lượng cán bộ nhân viên của Chi nhánh Quang Minh trên 60 người, với 04 phòng giao dịch.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Quang Minh

Chi nhánh Quang Minh là một Chi nhánh NHTM nhà nước, kinh doanh đa năng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại như:

- Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo qui định của NHCTVN.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: cho vay theo món, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án, cho vay đồng tài trợ, chiết khấu giấy tờ có giá...

- Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới mọi hình thức khác nhau trong và ngoài nước.

- Thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: thanh toán chuyển tiền điện tử trong cả nước, thanh toán quốc tế qua mạng Telex, Swift.

- Đầu tư dưới các hình thức góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần, mua

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Tổng nguồn vốn huy

động. Trong đó: 248,6 298 815 1.050

1 Nguồn vốn nội tệ 226,1 273 779 925

2 Nguồn vốn ngoại tệ 22,5 25 36 125

3 Tiền gửi không kỳ hạn 194 223 211 153

tài sản và các hình thức đầu tư khác với doanh nghiệp và tổ chức tài chính tín dụng.

- Thực hiện mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh với thủ tục nhanh gọn, tỷ giá phù hợp.

- Thực hiện làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính tín dụng và cá nhân trong và ngoài nước như: tiếp nhận và triển khai các dự án ủy thác vốn, dịch vụ giải ngân cho dự án đầu tư, dự án ủy nhiệm, thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch...

- Cung ứng các dịch vụ như: cho thuê két sắt, cất giữ, chi trả lương tại doanh nghiệp, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thu tiền.

2.1.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh - Về hoạt động huy động vốn

Do mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8/2004 nên nguồn vốn năm 2004 của Chi nhánh Quang Minh rất thấp. Nhằm không ngừng mở rộng quy mô và tăng trưởng thị phần, Chi nhánh Quang Minh đã nghiên cứu, đề ra các mục tiêu, giải pháp huy động vốn, xây dựng tổ Thị trường tiếp cận đến các

đầu mối tại các xã, thôn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm, tiện ích của ngân hàng. Chính vì vậy nguồn vốn của Chi nhánh Quang Minh đã tăng lên rất nhanh so cùng kỳ năm trước (năm 2005 tăng 1.328%, năm 2006 tăng 148%, năm 2007 tăng 38 %, năm 2008 tăng 173% và năm 2009 tăng 29% ). Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Quang Minh trong những năm qua được phản ánh cụ thể qua bảng sau:

Bảng 1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Quang Minh từ 2006- 2009

1 Dư nợ 2 57, 8 3 9 5 4 98 T 42 2 Doanh số 2 81, 4 3 8 3 8 92,2 T .229 3 Doanh số 1 82, 7 3 75 7 85 9^ 17 4 Nợ xấu/Dư nợ 2 ,8 0 ,8 2 ,5 0~ ,8

Nguồn: BCTK Chi nhánh Quang Minh qua các năm

Hình 2. Biểu đồ huy động vốn của Chi nhánh Quang Minh từ 2006 - 2009 Từ bảng trên ta thấy nguồn vốn của Chi nhánh Quang Minh có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Về cơ bản, Chi nhánh đã tự cân đối được vốn. Nguồn vốn trung và dài hạn thường có tỷ lệ thấp hơn nguồn vốn ngắn hạn. Cơ cấu nguồn ngắn hạn cao hơn dài hạn, nhưng đang có sự chuyển dịch việc huy động từ ngắn hạn sang trung và dài hạn. Đó là kết quả của việc khai thác huy động vốn đa dạng, nhằm khai thác tối đa nguồn vốn trong các thành phần kinh tế.

- Về hoạt động sử dụng vốn

Ngay từ khi mới thành lập, Chi nhánh Quang Minh đã xác định mục tiêu kinh doanh là huy động và cho vay với mọi thành phần kinh tế.

Bảng 2. Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Quang Minh từ 2006 - 2009

1 Tổng thu nhập 24,645 44,184 124,653 146,679 2 Tổng chi phí 13,724 30,203 101,002 118,171 3 Chênh lệch thu chi 10,921 13,981 23,651 28,508 4

Thu nhập người/tháng

4,9 6,5 7,5 8,6

Nguồn: BCTK Chi nhánh Quang Minh qua các năm

□ Dư nợ tin dựng □Doanli số cho vay DDoanlisotlnino □ Nợxản

Hình 3. Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Quang Minh từ 2006 - 2009

Với kết quả trên ta có thể thấy được doanh số cho vay và thu nợ của Chi nhánh tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn từ 2006 đến 2009 trung bình doanh số cho vay tăng 65%, doanh số thu nợ tăng trung bình 73%, về vấn đề nợ xấu Chi nhánh đã chủ động xây dựng kế hoạch thu hồi, xử lý nợ, phân công trong ban lãnh đạo, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ có vấn đề đến từng phòng, tổ và cán bộ, phối kết hợp với các ban ngành, cơ quan chức năng tích cực tập trung đôn đốc, xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn đối với các khách hàng có biểu hiện trây ỳ, trốn tránh không trả nợ Ngân hàng, do đó nợ xấu năm 2009 của Chi nhánh Quang Minh giảm xuống chỉ còn 0,773 tỷ đồng (chiếm 0,08% so tổng dư nợ), thấp hơn mức bình quân chung của hệ thống. Đây là kết quả rất đáng khích lệ của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh.

- Về kết quả kinh doanh của Chi nhánh Quang Minh

Với thành công trong huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua đã đạt được chỉ tiêu đề ra. Điều này được thể hiện cụ thể hơn trong bảng đánh giá kết quả kinh doanh của Chi nhánh Quang Minh .

Bảng 3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Quang Minh từ 2006 - 2009

Hình 4. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Quang Minh từ 2006 - 2009 Qua bảng thống kê trên, ta thấy chênh lệch thu chi của Chi nhánh Quang Minh năm sau cao hơn năm trước, với mức tăng trường khoảng 37%/ năm. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao hệ số lương của cán bộ công nhân

viên, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động, giúp họ gắn bó

với nghề và lao động ngày một hiệu quả hơn.

2.2. Thực trạng hoạt động XHTD tại Chi nhánh Quang Minh

2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động XHTD tại Chi nhánh Quang Minh - Những quy định của NHNN:

Vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TDNH luôn là đòi hỏi cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của NHNN và của các TCTD. Tuỳ theo diễn biến thực tế tại từng thời kỳ, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo, định hướng và đề ra những giải pháp yêu cầu các TCTD phải nghiêm túc thực hiện để không ngừng nâng cao tính an toàn - hiệu quả - bền vững trong hoạt động TDNH. Cụ thể về một số quyết định và chỉ thị trong thời gian gần đây:

- Ngày 24/01/2002, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số

57/2002/QĐ-NHNN về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Theo đó, CIC sẽ phân loại và XHTD các đối tượng là

doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần. Ban lãnh đạo NHCTVN đã chỉ đạo các chi nhánh trong hệ thống thi hành

Quyết định này thông qua việc cung cấp thông tin tín dụng để CIC xếp loại. - Ngày 24/12/2003, Thống đốc NHNN ký ban hành Chỉ thị số 08/2003/CT- NHNN về việc nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Trong đó,

đặc biệt nhấn mạnh việc phân loại nợ, gia hạn và xử lý nợ, đồng thời tiến hành

thanh tra các tổ chức tín dụng nhằm xử phạt những sai phạm. Từ đó, yêu cầu an

toàn trong hoạt động tín dụng trong các NHTM được đặt lên hàng đầu, và việc

phân loại nợ để có những phương hướng xử lý là hết sức cần thiết. Vì vậy, các

NHTM bắt đầu xây dựng khung XHTD cho riêng mình nhằm phân loại khách

hàng.

- Ngày 01/4/2004,Thống đốc NHNN ký ban hành Chỉ thị số 04/2004/CT- NHNN về việc tăng cường, quản lý, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 8%, đồng thời thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại nợ theo nguyên nhân khó thu hồi để có biện pháp quản lý, giám sát và xử lý nợ thích hợp nhằm giảm thiểu nợ gia hạn, nợ quá hạn. Từ đó bắt buộc mỗi NHTM phải tiến hành những phương pháp nhằm phân loại nợ, và có những biện pháp xử lý. Vì vậy, các NHTM đã xây dựng hệ thống XHTD để phân loại nợ trong nội bộ ngân hàng, NHCTVN đã xây dựng khung chấm điểm và xếp hạng khách hàng, từ đó đưa ra những biện pháp bảo đảm tiền vay và quyết định tín dụng phù hợp. - Ngày 22/4/2005,Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, ban hành kèm theo qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN. Trong đó, tại Khoản 1, Điều 4 qui định: “ Trong thời gian tối đa ba (03) năm

Một phần của tài liệu 0035 giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh quang minh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w