* Giải biến đổi của điện áp tín hiệu tương tự ở đầu vào là khoảng điện áp mà bộ chuyển đổi A/D thực hiện được.
Khoảng điện áp đó có thể lấy trị số từ 0 đến giá trị dương hoặc âm nào đó hoặc cũng có thể là điện áp hai cực tính từ -UAm đến +UAm
* Độ chính xác của bộ chuyển đổi A/D.
Tham số đầu tiên đặc trưng cho độ chính xác của bộ A/D là độ phân biệt. Ta biết rằng đầu ra của bộ A/D là các giá trị số sắp xếp theo quy luật của một loại mã nào đó. Số các số hạng của mã số đầu ra tương ứng với dải biến đổi của điện áp vào, cho biết mức chính xác của phép biến đổi. Ví dụ: 1 bộ A/D có số bit đầu ra N=12 có thể phân biệt được 212 = 4096 mức trong giải biến đổi điện áp của nó. Độ phân biệt của bộ A/D được ký hiệu là Q chính là giá trị của một mức lượng tử hoá hoặc còn gọi là 1 LSB.
Trong thực tế thường dùng số bit N để đặc trưng cho độ chính xác, lúc đó phải hiểu ngầm rằng giải biên độ điện áp vào coi như không đổi.
Thông thường các bộ A/D có số bit từ 3 đến 12. Có những bộ A/D đạt độ chính xác 14 đến 16 bit.
* Tốc độ chuyển đổi:
Tốc độ chuyển đổi cho biết kết quả chuyển đổi trong một giây được gọi là tần số chuyển đổi fC. Cũng có thể dùng tham số thời gian chuyển đổi TC để đặc trưng cho tốc độ chuyển đổi. TC là thời gian cần thiết cho một kết quả chuyển đổi.
Khi bộchuyển A/D có tốc độ cao thì độ chính xác giảm hoặc ngược lại, nghĩa là tộc độ chuyển đổi và độ chính xác mâu thuẫn với nhau. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà dung hoà giữa các yêu cầu đó một cách hợp lý.
* Độ phân giải: tính bằng số bít của tín hiệu ra.
* Độ phân biệt: Kí hiệu Q, còn gọi là mức lượng tử được tính bằng ULSB. Q = ULSB = UAmax : 2n – 1;