Các mạch tách sóng nối tiếp và tách sóng song song:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN TẬP ĐIỆN TỬ CHO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN pot (Trang 41 - 46)

Xét mạch tách sóng biên độ dùng mạch chỉnh lưu mắc nối tiếp hình 6-10. Nếu tín hiệu vào đủ lớn sao cho điốt làm việc trong đoạn thẳng của đặc tuyến như trên hình 6-11 ta có quá trình tách sóng tín hiệu lớn.

---

Câu 21: Trộn tần là gì? Trình bày các mạch trộn tần dùng Tranzito lưỡng cực.

Trả lời:

a) Khái niệm:

Trộn tần là quá trình tác dụng vào hai tín hiệu sao cho trên đầu ra bộ trộn tần nhận được cácthành phần tần số tổng và hiệu của hai tín hiệu đó (thường lấy hiệu tần số).

Thông thường một trong hai tín hiệu đó là đơn âm (có một vạch phổ), tín hiệu đó gọi là tín hiệu ngoại sai và có tần số fns. Tín hiệu còn lại là tín hiệu hữu ích với tần số fth cố định hoặc biến thiên trong một phạm vi nào đó. Tín hiệu có tần số mong muốn ở đầu ra được tách nhờ bộ lọc, tần số của nó thường được gọi là tần số trung gian ftg.

Để thực hiện trộn tần phải dùng phần tử phi tuyến (các linh kiện bán dẫn) hoặc dùng phần tử tuyến tính tham số.

Ưu điểm của mạch trộn tần kiểu này là ngoài nhiệm vụ trộn tần còn khuếch đại nên tín hiệu ra có biên độ lớn. Có thể dùng tranzito trường hay tranzito lưỡng cực để trộn tần. Có thể dùng cách mắc B chung hay E chung. Mạch mắc B chung dùng ở phạm vi tần số cao hay siêu cao vì tần số giới hạn của nó cao. Tuy nhiên sơ đồ này độ khuếch đại không bằng mạch E chung.

Có thể dùng mạch trộn tần dùng 1 tranzito, hoặc đẩy kéo hoặc đẩy kéo kép.

Các kiểu trộn tần đơn về nguyên lý biểu thị ở hình 6-21. Trên cơ sở đó có các mạch cụ thể khác nhau.

c) d)

---

Câu 22: Nhân tần là gì? Vẽ giải thích sơ đồ nguyên lí của mạch nhân tần dùng điốt và Tranzito lưỡng cực.

Trả lời:

a) Khái niệm:

Nhân tần là quá trình biến đổi tần số khi đầu vào tín hiệu tần số f thì đầu ra có tần số gấp n lần tần số đầu vào với n là số nguyên và n > 1

Mạch nhân tần được dùng khi cần tăng tần số đầu ra. Ví dụ trong máy phát để nâng cao dải tần công tác của máy và để tăng tính ổn định tần số.

Để thực hiện nhân tần cần.

- Tạo ra những tín hiệu nhiều sóng hài.

Mạch nhân tần có thể dùng điốt hoặc tranzito.

Bộ nhân tần dùng điốt làm việc có hiệu quả ở chế độ phân cực ngược. Điốt có điện dung lớp chắn do đó có thể coi nó như một tụ điện (điốt biến dung). Chính vì vậy mà bộ nhân tần dùng điốt còn gọi là bộ nhân tần dung tính. Khi có điện áp tác dụng vào điốt thì điện dung thay đổi nên dòng qua nó thay đổi, dòng qua nó chứa nhiều sóng hài. Ta dùng mạch lọc để lấy sóng hài cần thiết.

Thực tế thấy rằng nhân tần dùng điốt biến dung tổn hao công suất không đáng kể nên khi nhân hai thì hiệu suất đạt 57%, còn nhân ba thì hiệu suất thấp.

Câu 23: Khái niệm chung về chuyển đổi tương tự - số. Các tham số cơ bản của bộ chuyển đổi tương tự - số. Tại sao phải chuyển đổi tương tự số và số - tương tự?

Trả lời:

a) Khái niệm:

Quá trình biến đổi một tín hiều tương tự (analog) xang 1 tín hiệu số(Digital) được gọi là chuyển đổ tương tự số. Kí hiệu : A/D

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN TẬP ĐIỆN TỬ CHO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN pot (Trang 41 - 46)