2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17 tháng 11 năm 2008 trên cơ sở nâng cấp từ phòng giao dịch số 1 của Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo quyết định số 1188/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày 09/10/2008 của Hội đồng Quản trị Vietcombank, trở thành chi nhánh thứ 60 trong hệ thống Vietcombank, có trụ sở chính đặt tại 23 Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.
Ngày đầu thành lập, Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm có 5 phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính và 3 phòng giao dịch với 75 cán bộ nhân viên. Đến nay, Chi nhánh đã tăng thêm 2 phòng giao dịch và nâng tổng số cán bộ lên 130 người. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế trong nước lạm phát cao, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ, hơn nữa địa bàn hoạt động của Chi nhánh tại khu vực trung tâm của quận Hoàn Kiếm, nơi có trụ sở của nhiều Bộ, Ban ngành và các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp lớn trong cả nước, cùng với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng, Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn.
Tuy nhiên, qua gần bảy năm hoạt động và phát triển, Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm cũng đã trưởng thành cùng với sự phát triển chung của hệ thống Vietcombank. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo các cấp,
32
cùng với đồng lòng chung sức của tập thể cán bộ nhân viên, vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, tận dụng và nắm bắt các cơ hội thị trường, cho đến nay, Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm đã khẳng định được vị trí của mình và trở thành một chi nhánh dẫn đầu trên địa bàn Hà Nội và đứng thứ hai trong toàn hệ thống Vietcombank.
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2012 - 30/06/2015
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2012-30/06/2015
tiền tiền với năm 2012 (%) tiề n với năm 2013 (%) tiề n với năm 2014 (%) Tổng vốn huy động 779 2 812 7 4,30% 8793 8,19% 9382 6,69 % Vốn huy động từ tổ chức kinh tế 130 1 142 7 9,68% 1445 1,26% 1493 3,32 % Vốn huy động từ dân cư 599 1 635 0 13,58% 7248 14,14% 7789 7,46 % Vốn vay BHXH 5 00 350 -30% 100 -41,43% 100 0%
được 7.792 tỷ đồng trong đó vốn huy động từ dân cư là 5.991 tỷ đồng chiếm 76,89% so với tổng vốn huy động. Tính đến 31/12/2013 tổng vốn huy động từ
tổ chức kinh tế và dân cư của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm là 7.777 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 684 tỷ đồng so với cuối năm 2012. Trong đó nguồn vốn không kỳ hạn đạt 697 tỷ đồng, chiếm 8,57% tổng vốn huy động của Chi nhánh, Vốn ngoại tệ là 162,7 triệu quy USD, cơ cấu vốn huy động VND/USD = 57,9/42,1.Tổng số tiền vay bảo hiểm xã hội tính đến thời điểm báo cáo là 350 tỷ đồng.
Trong năm 2014, công tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, trần lãi suất huy động VND và USD liên tục giảm. Trước tình hình khó khăn chung, Chi nhánh đã đưa ra các biện pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn như tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động,... vì vậy tổng nguồn vốn huy động năm 2014 của Chi nhánh ( không bao gồm vốn vay BHXH) đạt 8.693 Tỷ quy VND, tặng 915,5 tỷ đồng so với cuối năm 2013 ( tương ứng tăng 11,8%). Trong đó vốn không kỳ hạn là 933,3 tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng vốn huy động của Chi nhánh, vốn ngoại tệ đạt 151,3 triệu quy USD ( giảm 11,4 triệu so với năm 2013), cơ cấu huy động VND/USD= 63,4/36,6.
Tính đến 30/06/2015, tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm là 9.282 tỷ đồng ( không bao gồm vốn vay từ BHXH là 100 tỷ đồng), tăng 589 tỷ đồng so với cuối năm 2014 (tương ứng tăng 6,2%). Vốn huy động không kỳ hạn tính đến hết 30/06/2015 đạt 1.045 tỷ đồng, và chiếm 11,6 % tổng huy động vốn của Chi nhánh. Huy động vốn không kỳ hạn vẫn còn chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ so với tổng huy động vốn của Chi nhánh. Về cơ cấu VNĐ/ngoại tệ: Vốn ngoại tệ của toàn chi nhánh đạt 157,9 triệu quy USD; vốn huy động VNĐ là 5.959 tỷ VNĐ. Với kết quả này thì cơ cấu VNĐ/ngoại tệ hiện tại của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm là 63,5/36,5.
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2012-30/06/2015 Đơn vị: Tỷ đồng 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0
(Nguồn: báo cáo thống kê Tổ Tổng Hợp - VCB Hoàn Kiếm)
Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ, đẩy mạnh đầu ra cho nguồn vốn của chi nhánh, VCB Hoàn kiếm đã tích cực tìm kiếm, mở rộng khách hàng, tiếp cận các dự án đầu tư có hiệu quả. Năm 2012, tổng dự nợ của toàn chi nhánh 1.701 tỷ đồng trong đó dự nợ VND là 842 tỷ đồng, chiếm 49,5% tổng dự nợ, dư nợ ngoại tệ là 858 tỷ đồng, chiếm 51,5% tổng dư nợ. Dư nợ các tổ chức kinh tế là 1.433 tỷ đồng, dư nợ tín dụng thể nhân là 268 tỷ đồng. Sang năm 2013, tổng dư nợ của toàn Chi nhánh đạt 2.016 tỷ đồng, tăng 315 tỷ đồng so với cuối năm 2012, trong đó dư nợ VND đạt 1.422 tỷ chiếm 70,5% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ là 594 tỷ quy VND chiếm 29,5% tổng dư nợ, dư nợ của tổ chức kinh tế là 1.657 tỷ đồng ( tăng 219 tỷ đồng so với cuối năm 2012), dư nợ tín dụng thể nhân là 359 tỷ đồng ( tăng 97 tỷ đồng so với cuối năm 2012). Trong năm 2014 có sự tăng trưởng đáng kể dư nợ tín dụng của Chi nhánh, tổng dư nợ là 2.754 tỷ đồng (tăng 737 tỷ đồng so với năm 2013), trong đó dư nợ VND đạt 2.232 tỷ (chiếm 81% tổng dư nợ), dư nợ ngoại tệ là 522 tỷ quy VND ( chiếm 19% tổng dư nợ), dư nợ tổ chức kinh tế là 2.233 tỷ đồng, dư nợ
tín dụng thể nhân là 521 tỷ đồng. Có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2014 là do chính sách mở rộng tín dụng tại các phòng giao dịch, làm tín dụng thể nhân và DNNVV tăng đáng kể. Tiếp tục duy trì chính sách mở rộng tín dụng đã áp dụng với năm 2014, tính đến 30/06/2015 doanh số dư nợ của Chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt, đạt 3.005 tỷ đồng, tăng 251 tỷ đồng so với cuối năm 2014 (tăng 9,11%).
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng
- Thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 80,7 triệu USD, 118,8 triệu USD, 242,2 triệu USD, doanh số bảo lãnh: 107,5 triệu đồng, 205,9 triệu đồng, 282 triệu đồng, tính đến 30/06/2015 thì doanh số thanh toán xuất nhập khẩu là 135,3 triệu USD, doanh số bảo lãnh là 373,3 triệu đồng. Có sự tăng lên đáng kể doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và doanh số bảo lãnh qua các năm là do Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm mở rộng phát triển 2 dịch vụ trên đến các phòng giao dịch nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới.
- Chuyển tiền đến cá nhân của Chi nhánh : năm 2012 là 11,37 triệu USD, năm 2013 là 22,58 triệu USD, năm 2014 là 13,21 triệu USD, 30/06/2015 là 6,1 triệu USD. Năm 2014 doanh số chuyển tiền đến giảm so với năm 2013 và tăng không đáng kể so với năm 2012 là do một số khách hàng thường xuyên nhận kiều hối qua Vietcombank các năm trước đã không chuyển tiền từ nước ngoài qua Vietcombank nữa.
- Ngân hàng điện tử (các dịch vụ internet banking, sms banking, mobile banking) tăng đều qua các năm: năm 2012 Chi nhánh có 9.549 khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của VCB, năm 2013 là 15.012 khách hàng, năm 2014 là 19.925 khách hàng, 30/06/2015 là 8.733 khách hàng.
chiếc, năm 2013 là 12.762 chiếc, năm 2014 là 13.479 chiếc, 30/06/2015 là 5.910 chiếc, doanh số thẻ tín dụng năm 2012 là 1.400 chiếc, năm 2013 là 2.037 chiếc, năm 2014 là 3.167 chiếc, 30/06/2015 là 1.235 chiếc, doanh số sử dụng thẻ tín dụng năm 2012 là 75 tỷ VNĐ,năm 2013 là 104 tỷ VNĐ, năm 2014 là 164 tỷ VNĐ, 30/06/2015 là 111 tỷ VNĐ . Có thể thấy các chỉ tiêu về nghiệp vụ thẻ của Chi nhánh tăng đều qua các năm.
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm 2012-30/06/2015
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: báo cáo thống kê Tổ Tổng Hợp - Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm)
Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy lợi nhuận truớc thuế năm 2013 có giảm nhẹ so với năm 2012 ( giảm 3 tỷ đồng, tuơng đuơng 3,5%) là do chi trả lãi tiền gửi năm 2012 tăng vuợt trội so với năm 2013 ( chi lãi tiền gửi năm 2012 là 444,7 tỷ đồng, năm 2013 là 660,7 tỷ đồng, tăng 216 tỷ đồng so với năm 2012) trong khi các khoản thu từ lãi tăng nhẹ hơn (thu từ lãi năm 2013 tăng 213 tỷ đồng so với năm 2012) dẫn đến lợi nhuận năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012. Sang năm 2014, lợi nhuận truớc thuế tăng mạnh đạt 120,5 tỷ đồng (
tăng 45,7% so với năm 2013). Với chính sách ưu tiên huy động nguồn vốn không kỳ hạn mà hạn chế huy động vốn giá cao nên cuối năm 2014, chi từ lãi tiền gửi của Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm chỉ là 448,2 tỷ đồng trong khi thu từ lãi là 666,4 tỷ đồng làm cho lợi nhuận cuối năm tăng lên đáng kể. Tính đến 30/06/2015, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh là 59,9 tỷ đồng, trong đó thu từ lãi là 312,3 tỷ đồng, thu ngoài lãi là 12 tỷ đồng, chi trả lãi là 224,7 tỷ đồng, chi ngoài lãi là 39,7 tỷ đồng.
2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH VCB HOÀN KIẾM GIAI ĐOẠN 2012- 30/06/2015
2.2.1. Cơ sở pháp lý về cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VCB
2.2.1.1. Các văn bản pháp lý về cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bao gồm các văn bản chung quy định về quy trình cho vay: - Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng
- Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định về các tỉ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD
- Quyết định 228/QĐ-NHNT HĐQT v/v ban hành quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về cho vay đối với khách hàng
Văn bản cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nguồn dự án SMEFP III: - Quyết định 440/QĐ-NHNN
- Quyết định 2030/QĐ-NHNN
- Quyết định số 433/QĐ-VCB.CSTD v/v ban hành hướng dẫn sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nguồn dự án SMEFP
2.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng
a, Đề xuất giới hạn tín dụng
Bao gồm các công việc:
- Thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu trực tiếp từ khách hàng hoặc từ nguồn khác để làm cơ sở phục vụ công tác phân tích rủi ro. Kiểm tra tính đầy đủ, cập nhật của hồ sơ và thông tin liên quan đến khách hàng.
- Thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng, cho điểm và xếp hạng tín nhiệm khách hàng từ đó lập báo cáo thẩm định và đua ra đề xuất giới hạn tín dụng đối với khách hàng.
b, Cấp tín dụng
• Cho vay vốn luu động và đầu tu dự án
- Tiếp nhận yêu cầu vay vốn và đánh giá ban đầu: tìm hiểu các thông tin liên quan đến nhu cầu tín dụng nhu phuơng án kinh doanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và biện pháp đảm b ảo tiền vay, sự phù hợp nhu cầu tín dụng đối với chính sách tín dụng và giới hạn tín dụng và các điều kiện đã đuợc duyệt.
- Thẩm định đề xuất tín dụng: bao gồm sự phù hợp của việc cấp tín dụng với giới hạn tín dụng đã đuợc duyệt và với các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách quản lý rủi ro hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam, tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro liên quan đến phuơng án kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, iện pháp đảm ảo tín dụng.
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố và hợp đồng liên quan. - Rút vốn vay.
• Tài trợ thuơng mại
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và kiểm tra hạn mức tài trợ thuơng mại còn đuợc sử dụng nhằm đảm bảo tuân thủ điều kiện tín dụng đã duyệt.
- Kiểm tra các nội dung tác nghiệp ( nội dung L/C, nội dung bảo lãnh, điều kiện chiết khấu).
- Thực hiện tác nghiệp mở L/C, phát hành bảo lãnh, chiết khấu... trong phạm vi giới hạn tài trợ thuơng mại đuợc duyệt và yêu cầu của khách hàng. Việc thực hiện tác nghiệp đuợc thực hiện theo quy định liên quan hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam về tài trợ thuơng mại.
c, Kiểm tra và giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro
Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng, phòng quan hệ khách hàng DNNVV chủ động có kế hoạch kiểm tra, giám sát tín dụng, trong đó xác định lịch kiểm tra, phuơng thức kiểm tra và văn bản giấy tờ cần thiết lập, sao chụp. Truờng hợp phát hiện có dấu hiệu bất thuờng hoặc rủi ro, cán bộ quan hệ khách hàng để xuất kiểm tra đột xuất.
Khi phát hiện có dấu hiệu rủi ro phải xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro, truờng hợp đánh giá có nhiều khả năng gây tổn thất đối với Ngân hàng thì đề xuất biện pháp cần thiết nhu tạm ngừng cho vay mới, thực hiện quản lý tài khoản tiền gửi thanh toán chặt chẽ hơn....thực hiện chấm điểm, xếp hạng lại khách hàng nếu cần thiết, theo dõi và thực hiện các b iện pháp xử lý đuợc phê duyệt .
d, Thu nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề
- Thông báo nợ đến hạn tới khách hàng
- Truờng hợp thấy khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, tùy thuộc vào nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng hoặc nguyên nhân khách quan, cán bộ đề xuất biện pháp thích hợp để cấp thẩm quyền quyết định:
+ Sửa đổi tín dụng
+ Áp dụng ngay các biện pháp đối với khoản vay có dấu hiệu rủi ro
- Đến hạn, cán bộ quản lý nợ tính toán, kiểm tra lại lãi, phí, giá trị nợ đến hạn phải thu, thông báo tới bộ phận quản lý tài khoản khách hàng để thu nợ.
Nă m Chỉ tiêu 2012 2013 2014 30/06/201 5 Số lượng DNNVV mở mới tài khoản 25 7 29 5 43 2 377
- Trường hợp nguồn thu không đủ, cán bộ thực hiện theo quy trình xử lý nợ quá hạn.
e, Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo
Sau khi toàn bộ nợ thuộc hợp đồng tín dụng đã được thu hồi đầy đủ, cán bộ thực hiện thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo.
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2012 - 30/06/2015
2.2.2.1. Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm
Trong những năm gần đây, đứng trước sự đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế và sự ra đời của khá nhiều các DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế, Chi