2. Các lệnh cơ bản của Mathcad liên quan tới Số học và Đại số
2.1. Màn hình làm việc của Mathcad
2.1.1. Màn hình và thanh menu
Sau khi khởi động phần mềm Mathcad, màn hình làm việc của Mathcad có dạng như sau:
Như vậy thanh Menu của Mathcad chứa các lệnh sắp xếp trong các thực đơn sau:
File: Chứa các lệnh liên quan tới làm việc với một file cụ thể. Sau đây là các chức năng trong Menu này:
New: Mỗi lần nhắp vào New sẽ tạo thành một file (Worksheet) mới.
Open: Mở các file của Mathcad có đuôi *.mct.
Close: Đóng file đang mở.
Save: Lưu file đang làm việc.
Save As…: Lưu file với tên……
Thanh Menu
Thanh công cụ Thanh định
Edit: Chứa các lệnh liên quan tới copy, cắt, dán,… Sau đây là các lệnh cụ thể:
Undo: Bỏ lệnh trước đó.
Redo: Lấy lại lệnh trước.
Cut: Cắt nội dung được chọn chứa vào Clipboard.
Copy: Copies nội dung được chọn đến Clipboard.
Paste: Dán nội dung được chọn từ Clipboard ra.
Paste Special …: Dán các ảnh, các tài liệu khác, …
Select All: Chọn tất cả.
Find… : Tìm kiếm.
Replace… : Thay thế bằng chuỗi ký tự mới.
Go to Page…: Chuyển tới trang.
Check Spelling…:Kiểm tra chính tả.
Links…: Liên kết ở file đang làm việc.
Object: Đối tượng.
View: Chứa các lệnh liên quan tới giao diện làm việc của Mathcad (sau đây là một số chức năng chính):
Toolbar: Cho hiển thị (hoặc không hiển thị) thanh công cụ trên màn hình.
Format Bar: Cho hiển thị (hoặc không hiển thị) thanh Format trên màn hình.
Math Palette: Cho hiển thị (hoặc không hiển thị) trên màn hình bảng các kí hiệu toán học.
Regions: Cho hiển thị tất cả các vùng trên màn hình.
Insert: Menu Insert này chứa tập hợp các lệnh về chèn như: chèn đồ thị trong mặt phẳng, mặt trong không gian, ma trận, hình ảnh, chèn cạnh văn bản một vùng trống có thể nhập công thức toán hoặc chèn vào cạnh công thức toán một vùng trống có thể nhập văn bản, …
Format: Chứa các lệnh về định dạng của file đang làm việc. Một số lệnh cụ thể như sau:
Number…: Định dạng cho số như số thập phân, số phức, kích cỡ …
Equation…: Định dạng cho các công thức toán học về fonte , cỡ của hằng, biến , màu sắc,…
Text… : Định dạng cho văn bản
Paragraph…: Định dạng cho m ột đoạn văn bản
Style…: Các kiểu hình thức trình bày
Properties…: Tô màu cho một vùng chọn, đóng khung vùng chọn, …
Graph: Chọn một loại đồ thị để vẽ trên file làm việc
Math: Bao gồm một số lệnh về tính toán, tự động tính toán khi biến thay đổi.
Calculate(F9): Tính giá trị một biểu thức khi nó đã được chọn (sử dụng khi ta không đánh dấu vào Automatic Calculation trên Menu Math.
Caculate Worksheet: Cập nhật hoá các kết quả tính toán khi thay đổi biến trên toàn bộ file làm việc.
Automatic Calculation: Tự động tính toán lại kết quả khi thay đổi biến.
Symbolics : Bao gồm các lệnh làm việc với các biểu thức tham biến, tính toán các giá trị của số thực với tuỳ chọn về phần thập phân,…sau đây là một số lệnh cụ thể:
Evaluate\Symbolically: Xác định giá trị của biểu thức (có thể chứa tham số)
Evaluate\Floating Point… : Xác định giá trị của biểu thức với số chữ số thập phân tuỳ chọn
Evaluate\Complex: Tính giá trị của biểu thức dưới dạng số phức
Expand: Đơn giản biểu thức được chọn
Factor: Phân tích biểu thức thành nhân tử
Collect: Sắp xếp theo luỹ thừa của biến
Polynomial Coefficient: Tìm các hệ số của đa thức
Variable/Solve: Giải phương trình
Variable/Substitute: Tính giá trị của một biểu thức với giá trị của một biến đá biết.
Variable/Convert to Partial Fraction: Phân tích phân thức thành các phân thức riêng
Window: Bao gồm các lệnh về sắp xếp các cửa sổ làm việc
Cascade: Các cửa sổ xếp chồng lên nhau
Horizontal: Các cửa sổ xếp theo hàng ngang kế tiếp nhau
Vertical: Các cửa sổ xếp theo hàng dọc kế tiếp nhau.
Help: Bao gồm các lệnh về giúp đõ. 2.1.2. Màn hình và thanh công cụ
Thanh công cụ cho ta một số phím tắt để làm việc với một file Mathcad tương tự như thanh công cụ trong Word.
Sau đây là một số phím tắt (so với thanh công cụ của Word):
Sử dụng các lệnh này để canh hàng ngang, hàng dọc của các vùng được chọn.
Chèn các hàm của Mathcad vào file làm việc. 2.1.3. Màn hình và thanh định dạng
Thanh công cụ
Thanh định dạng giúp chúng ta định dạng cho văn bản: kiểu trình bày, font, chữ,… 2.1.4. Bảng các kí hiệu, các phép toán (Math Palette)
Mỗi biểu tượng trong bảng trên cho ta một tập hợp các lệnh thực hiện tính toán. Cụ thể:
Arithmetic Palette : bảng các phép tính số học như phép tính giai thừa, tính logarit, các phép cộng, trừ, nhân, chia, gán biến,… khi nhắp vào biểu tượng này ta thấy một Menu sau (để thực hiện các phép toán trên).
Evaluation and Boolean Palette: bảng cho các dấu của phương trình, bất phương trình, cho giá trị đúng của biểu thức,…
Graphic Palette: Nhắp vào biểu tượng này xuất hiện bảng sau, cho phép chúng ta có thể vẽ được đồ thị trong không gian hai, ba chiều, trong hệ tọa độ cực,…
Progamming Palette: Chọn biểu tượng này chúng ta có bảng liệt kê các từ khoá sau để lập chương trình.
Greek Symbol Palette: Bảng chứa các chữ cái Hy Lạp.
Symbolic Keyword Palette: Chứa các từ khoá, đó là các lệnh làm việc với biểu thức toán học dạng Symbolic.