Chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0159 giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 32)

Việc tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV có thể được phản ánh qua một số tiêu chí sau:

* Về quy mô dư nợ tín dụng đối với DNNVV: Thống kê tổng dư nợ tín dụng đối với DNNVV hàng năm sẽ giúp xác định được:

- Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV M(dn) = DN(t) - DN(t-1)

Trong đó: M(dn) là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV DN(t) là dư nợ tín dụng đối với DNNVV năm t

DN(t-1) là dư nợ tín dụng đối với DNNVV năm t-1

Chỉ tiêu này đánh giá sự thay đổi quy mô tín dụng đối với DNNVV, chỉ tiêu này tăng thì quy mô tín dụng cho DNNVV của ngân hàng được mở rộng, còn ngược lại thì thu hẹp.

- Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV T(dn) = [M(dn) / DN(t-1)] * 100%

Trong đó: T(dn) là tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV M(dn) là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV DN(t-1) là dư nợ tín dụng đối với DNNVV năm t-1

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi dư nợ tín dụng đối với DNNVV năm nay so với năm trước là bao nhiêu. Tỉ lệ này tăng chứng tỏ ngân hàng có xu hướng chú trọng vào tín dụng đối với DNNVV. Tỉ lệ này giảm những vẫn lớn

hơn 0 thì tốc độ tăng của tử số thấp hơn tốc độ tăng của mẫu số. Điều này cho thấy có thể ngân hàng hạn chế tín dụng đối với DNNVV.

- Tỉ trọng du nợ tín dụng đối với DNNVV: TT(dn) = [DN(1) / DN] * 100%

Trong đó: TT(dn) là tỷ trọng du nợ tín dụng đối với DNNVV/Tổng du nợ DN(1) : Du nợ tín dụng đối với DNNVV

DN: Tổng du nợ tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết du nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng du nợ tín dụng. So sánh chỉ tiêu này của các thời kỳ khác nhau sẽ cho ta thấy sự thay đổi kết cấu tín dụng đối với DNNVV. Nếu chỉ tiêu này tăng, ngân hàng mở rộng về mặt tín dụng đối với DNNVV. Nếu tỉ trọng này giảm, ngân hàng thu hẹp cơ cấu tín dụng DNNVV. Tuy nhiên ngân hàng vẫn mở rộng tín dụng với DNNVV nếu nhu mức tăng du nợ tín dụng lớn hơn 0.

- Mở rộng khách hàng DNNVV: Chỉ tiêu này cho biêt thay đổi trong số luợng khách hàng DNNVV sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng.

- Lợi nhuận thu đuợc từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV: Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận/tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho các DNNVV trên tổng lợi nhuận thu đuợc của ngân hàng.

* Về cơ cấu tín dụng đối với DNNVV: Một số tiêu chí thể hiện khía cạnh này bao gồm:

- Du nợ chia theo loại hình tín dụng: có thể đo luờng du nợ theo sản phẩm cho vay hoặc thời hạn cho vay

- Du nợ theo loại hình DNNVV bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nuớc. Mỗi một loại hình doanh nghiệp sẽ có đặc điểm, nhu cầu vốn kinh doanh và dịch vụ ngân hàng khác nhau, bởi vậy xác định các doanh nghiệp thuộc loại hình nào sẽ giúp ích cho công tác xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm dịch vụ hợp lý.

đoạn khác nhau thì lĩnh vực kinh doanh của DNNVV mà ngân hàng cung cấp tín dụng đuợc mở rộng, bổ sung, hay thu hẹp. Từ đó, có thể dự đoán đuợc nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong tuơng lai hoặc có biện pháp quản lý rủi ro về tín dụng hợp lý khi nhận thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp bị thu hẹp dần. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bao gồm: công nghiệp, nông nghiệp, thuơng mại, dịch vụ, vận tải, ...

* Về chất luợng tín dụng đối với DNNVV: Trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô bất ổn, môi truờng kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh huởng nặng nề, do vậy chỉ tiêu này cần đuợc chú ý nhằm đạt đuợc mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo đuợc an toàn tín dụng cho ngân hàng. Chất luợng tín dụng đối với DNNVV có thể đuợc đo luờng qua các chỉ tiêu sau:

- Nợ quá hạn của DNNVV

- Tỷ lệ Nợ quá hạn của DNNVV/ Tổng du nợ đối với DNNVV - Nợ xấu của DNNVV

- Tỷ lệ Nợ xấu của DNNVV/ Tổng du nợ đối với DNNVV

Tóm lại, mỗi chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng truởng tín dụng đối với DNNVV ở một phuơng diện nhất định. Vì vậy, để đánh giá mức độ tăng truởng của hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại một thời điểm, cần đánh giá đồng bộ các chỉ tiêu trên.

1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệm nhở và vừa tại ngân hàng thương mại

1.3.4.1. Khó khăn về vốn và khả năng trong việc tiếp cận tín dụng

Để đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình, các DNNVV thuờng phải vay vốn chủ yếu từ các tổ chức phi tài chính, cụ thể là từ thân nhân và bạn bè. Đôi khi, các DNNVV phải trả lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất trên thị truờng. Một phần, do các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức khác. Một

trong những khó khăn của DNNVV là không có tài sản đảm bảo, thứ đến là không đưa ra được thông tin đáng tin cậy về dự án, nhất là việc minh bạch về tài chính. Bên cạnh đó, công tác quản trị doanh nghiệp còn yếu kém, thiếu thông tin sản phẩm và thị trường ... Vì vậy, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong thẩm định để cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

1.3.4.2. Khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh

Đất đai là vấn đề lớn và khó giải quyết đối với các cấp chính quyền, doanh nghiệp và toàn xã hội và là một trong những cản trở lớn nhất đối với đầu tư sản xuất - kinh doanh. Đất đai có thể sử dụng làm tài sản thế chấp để tiếp cận nguồn tín dụng chính thức từ các ngân hàng. Do không có khả năng tiếp cận đất đai với chi phí và thủ tục hợp lý, quyền sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng đất không được đảm bảo, các DNNVV sẽ không thể tiếp cận nguồn tài chính cần thiết cho phát triển và nâng cao tính cạnh tranh. Những khó khăn trong việc xin cấp quyền sử dụng đất, cũng như khó khăn trong việc thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, nên nhiều DNNVV đã sử dụng đất ở của gia đình vào mục đích sản xuất. Tuy nhiên, thuế chuyển mục đích sử dụng đất ở mức cao và thủ tục chuyển đổi khó khăn phức tạp và tốn thời gian, do vậy đã mất cơ hội và làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

1.3.4.3. Về kỹ thuật công nghệ

Do vốn đầu tư của các DNNVV rất thấp so với vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp khác cũng như việc thiếu các thông tin về thị trường quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ và việc gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng trung dài hạn, nên phần lớn các DNNVV có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu. Suất tiêu hao nguyên nhiên liệu cao, tay nghề công nhân thấp nên chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ không cao, khả năng cạnh tranh yếu, sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời gây thiệt hại cho tài nguyên môi trường và hệ sinh thái. Mức độ đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp cũng còn rất thấp so với yêu cầu phát triển.

1.3.4.4. Về sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận với thị trường thế giới

Do thông tin về thị trường của các DNNVV còn rất hạn chế, điều đó dẫn tới sự yếu kém về sức cạnh tranh và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Khối lượng sản phẩm do các DNNVV sản xuất manh mún, chủ yếu là phục vụ tiêu dùng trong nước, thậm chí trong một địa phương hẹp, thị trường xuất khẩu tuy đã được mở rộng nhưng còn nhiều hạn chế, đa số hợp đồng là ngắn hạn, theo thời vụ, thiếu ổn định. Sức cạnh tranh của các DNNVV vẫn còn ở mức độ rất thấp do hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, tính độc đáo của sản phẩm không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp. Bên cạnh lý do chi phí sản xuất kinh doanh của các DNNVV thường cao hơn khối doanh nghiệp khác do mức độ sản xuất nhỏ bé và tỷ lệ chi phí bất biến cao trong tổng chi phí, trình độ cộng nghệ thấp nên chất lượng sản phẩm thấp so với hàng nhập khẩu.

1.3.4.5. Kỹ năng nghiệp vụ và quản lý còn yếu

Nhìn chung kỹ năng nghiệp vụ và quản lý trong các DNNVV còn rất thấp so với yêu cầu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp, người chủ doanh nghiệp đồng thời là người quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, không có sự phân biệt rõ ràng về mặt pháp lý quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. Phần lớn các doanh nghiệp thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh dài hạn, và phải triển khai hoạt động với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ phần lớn chưa được qua đào tạo.

1.3.4.6. Tiếp cận và xử lý thông tin còn hạn chế

DNNVV thiếu thông tin và thường bị lép vế trong các mối quan hệ (với nhà nước, thị trường, ngân hàng, với các trung tâm khoa học và trung tâm đào tạo...). Trong thời đại hiện nay, vấn đề thông tin là một yếu tố quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp, việc tiếp cận và xử lý thông tin trong hoạt động kinh doanh đối với các DNNVV hạn chế hơn các công ty lớn do họ không

đủ khả năng chuyên môn cũng như chi phí khá cao so với quy mô của doanh nghiệp nhỏ.

Một phần của tài liệu 0159 giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w