Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV cho thấy rằng cho dù đối với các nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của DNNVV vẫn hết sức quan trọng. Chính phủ vẫn cần có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của hệ thống doanh nghiệp này. Trong đó, hỗ trợ và tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn được coi là then chốt. Đối với VN có thể học hỏi một số kinh nghiệm phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và đặc điểm của DNNVV tại VN, cụ thể:
Thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chúc chuyên trách này hỗ trợ các DNNVV vượt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩm.theo hướng khuyến khích DNNVV phát triển. Các chính sách khuyến khích , hỗ trợ được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và được thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống DN này, từ khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, tăng trưởng và toàn cầu hóa. Trong những chính sách đó, trợ giúp về tài chính
được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Các hỗ trợ tài chính giúp DNNVV thuận lợi hơn khi tiếp cận nguồn tài chính như: tín dụng ngân hàng. Các nguồn vốn ưu đãi...Trông hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm của các nước là Nhà nước cần thành lập ngân hàng, các tổ chức tài chính, các định chế cho vay mà các đối tượng phục vụ là các DNNVV để hỗ trợ nguồn vốn với các hình thức hỗ trợ linh hoạt, thống nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình DN này phát triển.
Các DNNVV dễ bị tổn thương trước các biến động kinh tế, do vậy để nâng cao khả năng thích ứng, các DNNVV cần liên kết với nhau và kết nối với hệ thống các DN khác trong nền kinh tế. Về hoạt động này, kinh nghiệm cho thấy rằng Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện nhằm phát triển các mối quan hệ này thông qua các hình thức hiệp hội, nghiệp đoàn, các hình thức như thầu phụ, nhà cung cấp.. .Hoạt động này, một mặt tạo điều kiện cho DNNVV tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lí, quy trình công nghệ cũng như bảo lãnh giupps DNNVV tiếp cận với các nguồn lực phát triển.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ, Nhà nước cần chỉ đạo và điều phối các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách hỗ trợ cũng như luật pháp các chính sách này phù hợp với từng thởi kì và đặc điểm của nền kinh tế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC GIANG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BẮC GIANG
2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
Bắc giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km2, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam., trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác. Theo số liệu dân số năm 2013, Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.593.200 người. Mật độ dân số 414 người/km2.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các Quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; có tuyến đường sông nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa
Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.
Thành phố Bắc Giang trước kia và nay được biết đến với vai trò là một trong những trung tâm lớn của vùng về công nghiệp đạm - hoá chất, công nghiệp may mặc, đồng thời là trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cho miền Bắc, cũng như là nơi tập kết các sản phẩm nội địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tỉnh một số cụm công nghiệp nhỏ và vừa gắn với hệ thống các khu, cụm công nghiệp lớn liền kề thành phố như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng... đó những thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội và đô thị. Biểu trưng công nghiệp của thành phố Bắc Giang là công trình Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, là nhà máy phân đạm đầu tiên của Việt Nam.
Một số cụm công nghiệp đã được hình thành gắn với hệ thống các khu, cụm công nghiệp lớn của tỉnh liền kề, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước, làm cơ sở để thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh và vững chắc. Năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 25.200 tỷ đồng, bằng 100,8% kế hoạch, tăng 18,3% so với năm 2013; trong đó, vốn đầu tư khu vực dân cư 10.833 tỷ đồng tăng 20%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt 5.565 tỷ đồng, tăng 13,6%; vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.050 tỷ đồng, tăng 42,3%; vốn nhà nước đạt 3.752 tỷ đồng, bằng 98,1% so với năm 2013. Thu hút đầu tư đạt được kết quả k há trong điều kiện kinh tế phục hồi chậm, số dự án đầu tư được cấp mới trên địa bàn tăng cả về số lượng dự án và vốn đăng ký so với năm 2013. Tính đến 30/11/2014, đã thu hút được 81 dự án đầu tư trong nước, tăng 70%, vốn đăng ký 4.704 tỷ đồng, tăng 93,5%; 33 dự án đầu tư nước ngoài, bằng 109%, vốn đăng ký 177,3 triệu USD, tăng 13%. Trong đó, các Khu công nghiệp thu hút được 9 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 78,6 tỷ đồng; 26 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 166 triệu USD. Vốn thực hiện của các doanh nghiệp đầu
Tổng số doanh nghiệp
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Cơ sở Tỷ lệ (%) Cơ sở Tỷ lệ (%) Cơ sở Tỷ lệ (%) I. Theo loại hình
tư nước ngoài đến hết tháng 10 đạt khoảng 220 triệu USD, tăng 26% so với năm 2013.
Quy mô của các doanh nghiệp thành lập mới tăng lên, vốn đăng ký bình quân đạt khoảng 6 tỷ đồng/một doanh nghiệp. Từ đầu năm 2014 đến 30/11/2014 có 461 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6% so với năm 2013, vốn đăng ký đạt 2.805 tỷ đồng. Đến nay, đã có 4.399 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, sử dụng khoảng 65.000 lao động; tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động ổn định, có lãi chiếm khoảng 34,7% số doanh nghiệp.
Ở Bắc Giang còn có vùng trồng vải thiều rộng lớn không chỉ có giá trị kinh tế cao, mà còn hấp dẫn nhiều du khách. Các chủ trang trại đã kết hợp phát triển kinh tế vườn đồi với du lịch sinh thái. Rất nhiều trang trại có chủng loại cây ăn quả phong phú cùng các loại đặc sản hấp dẫn. Tiếng hát quan họ có từ lâu đời ở nhiều huyện vẫn duy trì và phát huy ở Bắc Giang, đặc biệt tiếng hát Soong Hao nổi tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn giữ vai trò chính trong những ngày lễ hội. Hơn 100 di tích lịch sử văn hoá lớn đang được bảo tồn như chùa Vĩnh Nghiêm, đình cổ Lỗ Hạnh, đình Phù Lão và chùa Tiên Lục với cây dạ hương nghìn năm tuổi, thành cổ Xương Giang, thành đất nhà Mạc, đồn Phồn Xương của nghĩa quân Đề Thám, an toàn khu Hoàng Vân... Các lễ hội cổ truyền vẫn được gìn giữ và ngày càng phát huy, mở rộng thêm.
2.1.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bắc Giang
Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2014 đến nay, số lượng các DNNVV đăng ký thành lập tăng lên không ngừng. Năm 2012 chỉ mới có 1.200 DN, thì đến năm 2014 số lượng DNNVV đã lên tới 4.350 DN, tốc độ tăng bình quân đạt 152,2%/năm. Bảng 2.1 cho ta thấy tốc độ phát triển về mặt số lượng của các DNNVV trên địa bàn qua các năm.
3. CP, HTX 25 23,93 690 24,15 943 21,83 II. Theo lĩnh vực 1. Công nghiệp 121 10,09 272 9,51 365 8-7 2. Xây dựng 96 22,13 652 228 922 212 3. TM -DV 266 556 1592 57,68 2629 60,45 4. Ngành khác 146 12,18 286 10,01 419 965
III. Theo quy mô vốn
1. DN siêu nhỏ 1168 97,37 2779 97,2 4125 96,9
2. DN nhỏ 15 124 42 1,46 85 1,95
3. DN vừa 17 M9 38 13 49 M3
IV. Theo quy mô lao động
1. DN siêu nhỏ 1064 88,66 2478 89,63 3949 90,78
2. DN nhỏ 139 11,06 289 10,12 388 8,91
TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất (68,05% năm 2012 tăng lên 69,57% năm 2014) và có tốc độ phát triển bình quân đạt 117%/năm. Điều này chứng tỏ loại hình sở hữu này đang thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều người dân trên địa bàn,
mặt khác thể hiện thế mạnh của loại hình này so với các loại hình sở hữu khác. Doanh nghiệp tư nhân có tỷ trọng 8,02% năm 2012 và 8,61% năm 2014, tốc độ phát triển bình quân cao nhất đạt 120,34%/năm. Loại hình công ty CP, HTX chiếm tỷ trọng cao thứ hai. Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý khi đề ra các giải pháp phát triển DNNVV trong thời gian tới.
Phân chia theo lĩnh vực hoạt động, các DNNVV được phân bố đều trên các lĩnh vực hoạt động, trong đó tập trung nhiều nhất là lĩnh vực thương mại có xu hướng tăng lên. Sở dĩ các DNNVV tập trung nhiều ở hai lĩnh vực này là do ngành thương mại có thời gian thu hồi vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao; còn ngành xây dựng trong những năm qua có điều kiện phát triển do tỉnh mới tái lập từ năm 1997, thị xã Bắc Giang được công nhận là đô thị loại III vào tháng 10 năm 2003, là thành phố Bắc Giang năm 2004, thu nhập của người dân được nâng lên, nhiều dự án đầu tư đã tạo cơ hội cho các DNNVV gia nhập vào lĩnh vực này. Lĩnh vực hoạt động có tốc độ phát triển bình quân nhỏ nhất là hoạt động khác (như vận tải, hỗ trợ đào tạo, khám chữa bệnh, tín dụng nhân dân,..) đạt bình quân 103,35%/năm. Điều đó chứng tỏ các DNNVV chưa quan tâm đến các lĩnh vực này và còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác.
Xét số lượng DNNVV theo quy mô (theo tiêu chí vốn) cho thấy DN siêu nhỏ chiếm tuyệt đối cả về số lượng và tỷ trọng, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm 115,92%. Doanh nghiệp nhỏ có tốc độ phát triển nhanh 145,30%, tuy nhiên tỷ trọng loại hình DN này còn thấp chỉ có 1,95% năm 2014. Doanh nghiệp vừa có số lượng và tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số DNNVV, tốc độ phát triển bình quân 104,88% qua 3 năm.
Theo quy mô (theo tiêu chí lao động), doanh nghiệp siêu nhỏ tăng qua các năm, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm 117,38%. Doanh nghiệp nhỏ có xu hướng giảm. Doanh nghiệp vừa có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất 122,47% nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số.
là do hai nguyên nhân cơ bản:
- Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp và các văn bản, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp này.
- Sự phát triển kinh tế của thành phố trong thời gian qua đã thúc đẩy sự ra đời của các DNNVV.
Sự gia tăng về số lượng DNNVV qua các năm, chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh bằng loại hình doanh nghiệp này thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Điều này không những góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố và của tỉnh. Do vậy việc phát triển DNNVV trên địa bàn thời gian tới là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển.
2.1.3. Một số chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bắc Giang thời gian qua
Trước thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương thời gian qua, về phía chính quyền địa phương cũng có một số chương trình hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này phát triển, cụ thể như sau:
Hỗ trợ pháp lí cho doanh nghiệp: Việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được các cơ quan, ban ngành, địa phương thực hiện một cách đồng bộ; đáp ứng cơ bản yêu cầu bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp và kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp; nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức thực hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp lý một cách thuận tiện, giúp nâng cao hiểu biết, năng lực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hình thàn h thói quen tuân thủ pháp luật, làm cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong năm 2014, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã tổ chức gần 50 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 6 nghìn lượt người tại các doanh nghiệp; giải đáp hơn 2 nghìn thắc mắc về pháp lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn gặp một số khó
khăn như kinh phí còn hạn chế, chưa tập trung; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, tính ổn định chưa cao; phần lớn doanh nghiệp chưa quan tâm tìm hiểu, tiếp cận hệ thống pháp luật; chưa coi trọng áp dụng pháp luật để phòng, chống rủi ro trong sản xuất, kinh doanh...
Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp mới: Với kinh phí hỗ trợ là 200.000.000 đồng. Theo đó, đề án sẽ hỗ trợ thành lập mới 20 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại địa bàn các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động và Yên Thế (là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Giang). Mỗi đơn vị hoặc cá nhân thành lập doanh nghiệp mới sẽ được hỗ trợ tối đa 10.000.000 đồng. Nội dung chi hỗ trợ bao gồm các chi phí liên quan đến thành lập doanh nghiệp như: Chi phí tư vấn trước khi thành lập doanh nghiệp (tư vấn về chọn loại hình doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doa nh, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp...); chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp (phí đăng ký kinh doanh, chi phí khắc dấu) và chi phí bố cáo thành lập doanh nghiệp.
Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng: Quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp Nhỏ Và Vừa Tỉnh Bắc Giang là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí; có chức năng cấp bảo lãnh tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Tiêu chí để được Quỹ bảo lãnh là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại nghị định