Tăng trưởn g Tổng số Tăng trưởn g Tổng số Tăng trưởn g Tổng số Tăng trưởng Tổng số Tăng trưởn g 1 Nguồn vốn 474.9 41 % 9,4 505.792 % 6,5 557.028 10% 634.505 14% 700.124 %10,3 2 Dư nợ nền kinh tế 55414.7 %17,1 443.877 7% 480.453 8,2% 530.600 %10,4 605.324 8,8%
cho vay và đầu tư vốn đạt 455.607 tỷ, tăng 60.779 tỷ (tăng 15,4%) so với 2009, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỷ đồng, tăng 17,1% so với 2009. Đến năm 31/12/2011, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường vốn và lãi suất biến động mạnh, nhưng với nỗ lực triển khai đồng bộ giải pháp, Agribank tiếp tục phát triển khá ổn định. Đến 31/12/2011, tổng tài sản Agribank đạt 560.778 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đạt 505.792 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 443.877 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm gần 70% dư nợ; lợi nhuận trước thuế đạt 4.740 tỷ đồng.
Sang năm 2012 mặc dù hoạt động trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái, kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, lãi suất, vốn huy động và dư nợ cho vay liên tục giảm, song với những biện pháp chỉ đạo quyết liệt của Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành, sự đồng thuận, nỗ lực của toàn hệ thống, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Ngân hàng thương mại hàng đầu đối với thị trường tài chính nông thôn và nền kinh tế đất nước, góp phần tích cực cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Năm 2012, Agribank đạt được các mục tiêu đề ra. Đến 31/12/2012, lợi nhuận của Agribank đạt 4.354 tỷ đồng.
Năm 2013, nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngừng sản xuất, có nguy cơ phá sản, không có khả năng trả nợ, làm nợ xấu của ngân hàng gia tăng, trích lập dự phòng lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính của Agribank. Đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu của Agribank là 4,8%, lợi nhuận trước thuế đạt 3.045, giảm 30,1% so với năm 2012.
Trong năm 2014, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng, lợi nhuận của Agribank cũng giảm sút, đạt 3.238 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2013, tuy nhiên, chỉ đảm bảo quỹ lương bằng năm 2013.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 — 2014
5
Lợi nhuận
trước thuế 51 3.6 4%- 4.740 %29,8 4.354 8,1%- 3.045 -30,1% 3.238 6,3%
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số Tăng trưởn g Tổng số Tăng trưởn g Tổng số Tăng trưở ng Tổng số Tăng trưởn g Tổng số Tăng trưởn g 1 Nguồn vốn theo loại tiền tệ 474.941 9,4% 505.7 92 %6,5 557.028 10% 634.505 13,9% 700.124 10,2% 1.1 Nội tệ 422.383 11,8% 77458.2 % 8,5 516.830 12,8% 602.161 16,5% 669.972 11,3% 1.2 Ngoại tệ (quy VND) 52.5 58 -7,2% 39 48.0 % 8,6 40.198 -16% 32.344 -19,5% 30.152 6,8%- 2 Nguồn vốn theo thành phần kinh tế 474.941 9,4% 505.7 92 6,5 % 557.028 10% 634.505 13,9 % 700.124 10,2%
2.1 Tiền gửi dân cư 257.901 28,8% 306.7 09
18,9 %
395.038 29% 462.442 17,1% 540.821 16,9%
2.2
Tiền gửi của tổ
chức kinh tế 169.471 %1,6 125.8 87 - 26% 134.221 7% 154.638 22,1% 140.597 -9%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Agribank)
2.1.2.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Agribank
*Hoạt động huy động vốn:
Trong giai đoạn 2010 - 2014, cơ cấu huy động vốn thể hiện qua Bảng và Biểu đồ sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động của Agribank giai đoạn năm 2010 — 2014
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 (*)
Tổng số Tăng trưởng Tổng số Tăng trưởn g Tổng số Tăng trưởn g Tổng số Tăng trưởn g Tổng số Tăng trưởn g 1 Tổng dư nợ nền kinh tế theo loại tiền tệ 414.755 17,1 % 443.877 % 7 480.453 8,2% 530.600 10,4% 605.324 8,8% 1. 1 Nội tệ 379.407 16,2 % 409.157 7,8 % 448.734 9,7% 503.650 12,2% 579.460 7% 1. 2 Ngoại tệ (quy VND) 35.348 %27,4 34.720 1,8%- 31.719 8,6% 26.950 -15% 6425.8 5,9%
2 Tổng dư nợ nềnkinh tế theo k hạn 414.755 %17,1 443.877 % 7 480.453 8,2% 530.600 10,4% 605.324 8,8%
2.
1 Dư nợ ngắn hạn 253.585 %18,8 281.506 11% 309.750 10% 346.286 11,8% 405.124 %17,3 2.
2
Dư nợ trung, dài hạn 161.170 14,6 % 162.370 0,7 % 170.703 5,1% 184.314 8% 200.200 8,6% *Hoạt động sử dụng vốn:
Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 605.324 530,600 2010 2011 2012 2013 2014
■ Dư nợ cho vay ■ Dư nợ cho vay NoNT
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Agribank)
Năm 2009, Agribank hoàn thành Đề án “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, năm 2011 xây dựng đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2011-2015 đã được Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước phê duyệt với mục tiêu giữ vững tỷ trọng cho vay lĩnh vực này chiếm 70% tổng dư nợ vào năm 2020, trong đó tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân chiếm khoảng 55% tổng dư nợ; nâng mức dư nợ bình quân/hộ đạt 20- 25 triệu đồng vào năm 2010 và 50 triệu đồng/hộ vào năm 2020.
Trong năm 2014, Agribank tiếp tục thực hiện những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng dư nợ. Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn thấp, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có nhu cầu vay vốn, hoặc không đủ điều kiện vay vốn, cùng với việc thực hiện đề án tái cơ cấu, Agribank bán nợ để đảm bảo mục tiêu tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2014 dưới 5%, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng dư nợ của Agribank. Đến 31/12/2014, tổng dư nợ đạt 605.324 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cuối năm 2013.
Mục tiêu tăng trưởng và mở rộng tín dụng của Agribank nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư.
Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng vốn của Agribank giai đoạn năm 2010 — 2014
Cùng với tốc độ tăng về doanh số, phí thu được từ hoạt động dịch vụ cũng ngày càng tăng, năm 2010 đạt 1.746 tỷ, đến năm 2013 đạt 2.484 tỷ đồng, năm 2014 đạt 2.877 tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập của Agribank.
Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT VÀ CÁ NHÂN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TỪ NĂM 2010-2014
2.2.1. Chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân
tại Agribank
Agribank đã ban hành được một hệ thống văn bản, chính sách cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVHSX&CN nói riêng bao gồm: Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 Ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về việc quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về một số chihs sách tín dụng; Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014 về việc ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; văn bản 68/NHNo-KHDN ngày 08/1/2015 về thông báo thẩm quyền cấp tín dụng năm 2015; Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 về ban hành Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; ...
Bên cạnh các chính sách cấp tín dụng Agribank cũng ban hành hệ thống các văn bản để quản lý rủi ro tín dụng như: Quyết định 1197/QĐ -NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam và các văn bản sửa đổi bổ sung Quyết định 1197/QĐ-NHNo- XLRR; Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 của Hội đồng Thành viên Agribank về Ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank và các văn bản sửa đổi bổ sung Quyết định số 450/QĐ- HĐTV-XLRR.
Khi xem xét cho vay đối với khách hàng, Người thực hiện cho vay đánh giá các điều kiện vay vốn của khách hàng và căn cứ vào xếp hạng khách hàng trong hệ thống Agribank và xếp hạng khách hàng theo CIC của Ngân hàng Nhà nước để quyết định có cho vay hay không. Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS). Các khách hàng sẽ được xếp thành 10 mức xếp hạng khách nhau: AAA; AA; A; BBB; BB; B; CCC; CC; C; D. Kết quả xếp hạng khách hàng là một trong những yếu tố để Agribank xem xét xem khách hàng đó có đủ điều kiện cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm hay không.
2.2.2. Quy trình cho vay Hộ sản xuất và Cá nhân trong hệ thống Agribank
2.2.2.1. Tại Agribank nơi cho vay
Bước 1. Thẩm định các điều kiện cho vay (thực hiện: Người thẩm định).
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Đối với khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu:
- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng cung cấp giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, các thông tin cần thiết và thiết lập hồ sơ vay vốn;
- Giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của Agribank và phối hợp với các bộ phận có liên quan hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch
vụ (nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng);
- Phối hợp với bộ phận khách hàng (CIF) thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã khách hàng theo quy định hiện hành của Agribank (nếu khách hàng chưa được cấp mã).
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Agribank:
- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho vay;
- Phối hợp với bộ phận khách hàng (CIF) thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin khách hàng theo quy định.
Thẩm định và lập báo cáo thẩm định
Người thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng, khoản vay để thực hiện các nội dung sau:
- Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn;
- Tổng hợp thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước (trừ trường hợp không phải tra cứu thông tin theo chính sách tín dụng của Agribank từng thời kỳ), chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank.
- Thẩm định các điều kiện vay vốn:
+ Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người đứng tên vay và người thực hiện/người tham gia thực hiện dự án, phương án vay vốn, trường hợp người vay vốn không đồng thời là người thực hiện dự án, phương án vay vốn;
+ Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn;
+ Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng;
+ Phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của Dự án/Phương án vay vốn; + Việc áp dụng bảo đảm tiền vay và thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.
- Lập Báo cáo thẩm định (theo Mau 02/BCTĐ/HSX); đề xuất cho vay/không cho vay (trường hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do), ký nháy từng trang, ký và ghi rõ họ tên trên Báo cáo thẩm định và trình Người kiểm soát khoản vay.
Bước 2: Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định (Thực hiện:
Người kiểm soát khoản vay).
Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn; Kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng;
Kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung báo cáo thẩm định; đề xuất cho vay/không cho vay, ký nháy từng trang, ký kiểm soát và ghi rõ họ tên trên Báo cáo thẩm định.
Bước 3. Phê duyệt khoản vay (Thực hiện: Người phê duyệt khoản vay).
Quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng. Nếu từ chối cho vay: Thông báo từ chối cho vay bằng văn bản (Mau số 03/TBTC/HSX) gửi khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.
Nếu đồng ý cho vay:
- Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền: Người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý, ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định và giao Phòng TD hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền Người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, giao Phòng TD lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản vay vượt thẩm quyền của Tổng giám đốc: Người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, giao Ban HSX lập thủ tục trình HĐTV phê duyệt.
Tờ trình đề nghị phê duyệt phải do Giám đốc ký, trường hợp Giám đốc ủy quyền, giấy ủy quyền được gửi kèm hồ sơ trình phê duyệt.
Bước 4. Ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và Giải ngân vốn vay.
- Soạn thảo, kiểm soát và ký kết Hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn, Hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Khai báo, phê duyệt thông tin vào hệ thống IPCAS - Giải ngân khoản vay
Bước 5: Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay, thu nợ và xử lý phát sinh:
- Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay - Thu hồi nợ
Bước 6: Thanh lý Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải chấp tài sản bảo đảm: Thanh lý HĐTD
2.2.2.2. Tại nơi phê duyệt vượt thẩm quyền
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ
Thực hiện: Người thẩm định.
Tiếp nhận và rà soát tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn và ký nhận hồ sơ trình phê duyệt vượt thẩm quyền quyết định cho vay.
- Phiếu giao nhận hồ sơ vay vốn theo
Người thẩm định rà soát tính đầy đủ của hồ sơ trong phạm vi 01 (một) ngày làm việc, nếu hồ sơ không đầy đủ trình Lãnh đạo Phòng TD/ Ban HSX lập thư công tác đề nghị nơi trình hồ sơ bổ sung, hoàn thiện. Agribank nơi cho vay có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu trong thời gian tối đa năm (5) ngày làm việc, nếu quá thời gian năm (05) ngày xem như đơn vị không còn nhu cầu cho vay và đơn vị tiếp nhận sẽ gửi trả lại hồ sơ vay vốn (nếu có yêu cầu).
Bước 2. Tái thẩm định hồ sơ khoản vay
Thực hiện: Người thẩm định.
Thực hiện tái thẩm định hồ sơ khoản vay bao gồm các nội dung:
a) Rà soát tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tờ trình và báo cáo thẩm định của Agribank nơi cho vay trình;
b) Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay vốn; c) Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng;
d) Việc áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay.
Lập Báo cáo tái thẩm định: đề xuất cho vay/không cho vay (trường hợp