Bảng 2.8: Bảng CVHSX&CN phân theo các vùng kinh kế

Một phần của tài liệu 0114 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân trong hệ thống NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 66)

211,636 211,964 % 0.2 245,480 15.8% 298,578 22% 338,317 %13.3 Dư nợ cho vay nền KT 414,755 443,877 %7.02 480,453 8.2% 530,600 %10.4 605,324 %14.1 Tỷ trọng 51.03% %47.75 51.09% 56.27% 55.89%

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay hộ sản xuất và cá nhân

□ Dư nợ CVHSX&CN

□ Dư nợ cho vay

Qua bảng biểu và biểu đồ cho ta thấy: Dư nợ CVHSX&CN từ năm 2010 đến năm 2014 biến động qua các năm, năm 2010 tăng so với năm 2010 không nhiều. Năm 2010 dư nợ toàn hệ thống Agribank đạt 414.755 tỷ đồng, trong đó dư nợ hộ sản xuất và cá nhân đạt 211.636, chiếm tỷ trọng 51,03 %. Đầu tư tín dụng của Agribank năm 2010 đạt hiệu quả kinh tế cao, nợ xấu duy trì ở mức thấp, công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng xử lý rủi ro cũng như thu hồi nợ đã luôn được quan tâm. Mặc dù tín dụng tăng trưởng tốt nhưng Agribank luôn gặp phải sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác, giai đoạn này các ngân hàng thương mại khác đang mở rộng thị phần và có nhiều chính sách ưu đãi thu hút các khách hàng của Agribank nên trong quá trình mở rộng cho vay đặc biệt là mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân Agribank gặp phải không ít những khó khăn. Trong bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cho Agribank là phải đẩy mạnh mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân.

Năm 2011, dư nợ cho vay tại Agribank đạt 443.877 tỷ đồng, trong đó dư nợ CVHSX&CN đạt 211.964 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,75%. Mặc dù Agribank đã có định hướng mở rộng cho hộ sản xuất và cá nhân, mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn nhưng thời điểm này CVHSX&CN tăng không đáng kể so với năm 2010

nguyên nhân là do vẫn còn hiệu ứng phải phối hợp thực hiện, triển khai thỏa thuận hợp tác và thực hiện cho vay đối với các đơn vị đầu mối là các Tập đoàn, các Tổng công ty gắn với bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc; Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam; Tập đoàn cao su Việt Nam; Tổng Công ty cà phê, Tập đoàn Viettel...). Phát huy việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ gắn với sản phẩm tín dụng như: Huy động tiền gửi, dịch vụ thẻ, dịch vụ kết nối thanh toán, thu thuế... đối với tất cả các khách hàng vay vốn.

Năm 2012, dư nợ trong hệ thống Agribank là 480.453 tỷ đồng, trong đó dư nợ CVHSX&CN là 245.480 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,09 %. Đến thời điểm này định hướng mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân của Agribank đã phát huy tác dụng, cụ thể dư nợ cho vay năm 2012 tăng so năm 2011 là 36.576 tỷ đồng trong đó dư nợ CVHSX&CN tăng tới 33.516 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,6%. Dư nợ cho vay tăng tập trung chủ yếu ở dư nợ cho vay Hộ gia đình và cá nhân tăng, trong khi đó dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng chậm. Trong năm này tình hình kinh tế trong nước, thế giới biến động, ngành ngân hàng đang bước vào giai đoạn khó khăn, Agribank tập trung vào xử lý nợ xấu, xử lý rủi ro tín dụng, cơ cấu lại các khoản nợ, khởi kiện khách hàng và xử lý tài sản bảo đảm, việc cho vay doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên việc mở rộng cho vay chủ yếu là đối với hộ sản xuất và cá nhân.

Dư nợ năm 2013 tăng so với năm 2012 là 50.147 tỷ đồng tốc độ tăng 8,2% trong đó dư nợ hộ sản xuất và cá nhân tăng 53.098 tỷ đồng, tốc độ tăng là 15,8% . Điều này càng khẳng định được chính sách mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân của Agribank đã phát huy hiệu quả cao, thời điểm này hầu như Agribank chỉ mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân, dư nợ cho vay doanh nghiệp giảm. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng chủ yếu ở các khu vực nông thôn, các làng nghề truyền thống, các ngành chăn nuôi, chế biến thủy sản, các ngành trồng cây ăn quả... Để mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân, Agribank đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp : (i) Điều hành lãi suất cho vay, phí điều vốn linh hoạt phù hợp với quy định của NHNN; (ii) Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng

đáp ứng kịp thời vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, cho vay xuất khẩu; (iii) Triển khai các chương trình tín dụng, các gói tín dụng; (iv) Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; (v) từng bước xây dựng và hòan thiện các cơ chế, quy chế tín dụng... Mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư. Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, phấn đấu đạt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 5%.

Năm 2014 dư nợ CVHSX&CN tiếp tục tăng gần 40.000 tỷ đồng càng chứng tỏ chính sách mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân của Agrbank đang đạt hiệu quả. Bên cạnh đó Agribank cũng và vẫn tích cực tìm các giải phát để mở rộng hơn nữa cho vay hộ sản xuất và cá nhân. Năm 2014 Agribank đã ban hành các chính sách tín dụng, bảo đảm tiền vay, xử lý rủi ro ... một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng hộ sản xuất và cá nhân nói riêng phát triển. Trong năm 2014 cũng chỉ đạo các chi nhánh tăng trưởng tín dụng, công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, cụ thể như sau:

- Triển khai đầy đủ các giải pháp để thực hiện phân loại nợ theo thông theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng từ ngày 01/6/2014, đảm bảo đúng yêu cầu của Thông tư.

- Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ, các đoàn công tác do các Thành viên HĐTV, Ban Tổng giám đốc làm trưởng đoàn để trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ chỉ đạo hoạt động kinh doanh đối với các chi nhánh có tài chính khó khăn, nợ xấu cao, kéo dài chậm thu hồi đối với khoản nợ xấu từ 5 tỷ đồng trở lên. Việc thành lập các đoàn công tác đã mang lại hiệu quả tích cực, đã chuyển biến được nhận thức của lãnh đạo và cán bộ tại chi nhánh, tạo sự đồng thuận trong qúa trình triển khai thực hiện nhất là việc xử lý đối với các khoản nợ xấu lớn, phức tạp, các cán bộ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động trong việc xử lý nợ.

phương án xử lý nợ xấu, bán các khoản nợ xấu đủ điều kiện cho VAMC, DATC; tăng cường cán bộ cho tổ rà soát hồ sơ bán nợ tại trụ sở chính, hoàn thiện các thủ tục bán nợ xấu cho VAMC.

- Chấn chỉnh kịp thời những sai sót và kiến nghị của kiểm toán, cơ quan Thanh tra giám NHNN và các Đoàn kiểm tra, Kiểm toán nội bộ liên quan đến việc phân loại nhóm nợ.

- Thường xuyên rà soát tài sản bảo đảm, giá trị thực tế trên sổ sách và giá trị trên hệ thống, tính toán giá trị khấu trừ của TSBĐ để tính toán chính xác số liệu trích lập dự phòng; theo dõi, kiểm tra biến động số trích lập dự phòng toàn hệ thống để chỉ đạo chi nhánh trích lập dự phòng theo phương án đã được NHNN chấp thuận.

- Việc phân loại nợ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu theo quy định của NHNN.

- Kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh Chi nhánh thực hiện nghiêm túc quy định về XLRR, đảm bảo hồ sơ XLRR chặt chẽ, đúng quy định.

- Ngay từ đầu năm Agribank đã chỉ đạo Chi nhánh thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng các khoản nợ đã XLRR, từ đó xây dựng kế hoạch thu hồi nợ; giao chỉ tiêu thu hồi nợ đến từng cá nhân, bộ phận có liên quan; phân công cụ thể trách nhiệm quản lý, đôn đốc, giao kế hoạch xử lý thu hồi nợ gắn trách nhiệm từng cá nhân với kết quả thu hồi nợ trong việc chi lương, chi thưởng và công tác thi đua, quyết toán tiền lương, tiền thưởng theo kết quả thu hồi. Triển khai các biện pháp nỗ lực để thu hồi nợ như đôn đốc khách hàng trả nợ, miễn giảm lãi, xử lý tài sản, khởi kiện.

- Trụ sở chính rà soát, phân tích từng chi nhánh, giao chỉ tiêu kế hoạch và đôn đốc thu hồi nợ. Trung tâm PN&XLRR phối hợp với các đoàn của Ban chỉ đạo xử lý nợ đôn đốc, rà soát, kiểm tra các biện pháp thu hồi nợ, kiến nghị cụ thể từng khách hàng tại 50 chi nhánh và có các biên bản làm việc kèm theo, xây dựng kế hoạch, phương án thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR đến từng khoản nợ;

- Thực hiện chế độ khen thưởng tới tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác thu hồi nợ XLRR để khuyến khích Chi nhánh.

- Tra cứu và cung cấp Thông tin CIC: Tra cứu hơn 6.000 thông tin về TSBĐ, dư nợ, nhóm nợ của khách hàng, phối hợp với các Chi nhánh sửa thông tin TSBĐ

Doanh số CVHSX&CN 268,29 0

Một phần của tài liệu 0114 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất và cá nhân trong hệ thống NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w