Những nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0075 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố đà nẵng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 34)

1.3.2.1. Nhân tố khách quan

- Nguyên nhân bất khả kháng: các khoản nợ xấu nảy sinh từ nguyên nhân thiên tai như bão lụt, hạn hán, hỏa hoạn và động đất hoặc những

thay đổi

bất thường không thể lường trước được.

- Môi trường kinh tế: có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công đối với người đi vay. Sự hưng thịnh hay suy

thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người vay.

Trong giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh, người vay hoạt động tốt do lợi nhuận

thu được tương đối cao, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng hoàn

trả của người đi vay bị giảm sút do lợi nhuận giảm và có khi còn bị thua lỗ.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước: Các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, thu nhập, kinh tế đối ngoại ... cùng các công cụ

của hệ thống chính sách này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động

kinh doanh của NHTM. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế

vĩ mô

đều dẫn đến sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, điều kiện mở rộng

1.3.2.2. Nhân tố chủ quan

1.3.2.2.1.Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

- Đối với khách hàng là cá nhân:

Phần lớn các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân là nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của họ. Với những khoản vay này, nguồn trả nợ cho ngân hàng chính là thu nhập của người vay. Vì vậy, bất cứ một nguyên nhân nào gây nên sự mất ổn định về thu nhập và cuộc sống sinh hoạt của người vay đều có thể dẫn tới việc họ không đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản:

+ Người vay bị thất nghiệp nên không đảm bảo được mức thu nhập như đã dự kiến ban đầu.

+ Người vay gặp những sự cố bất thường trong cuộc sống.

+ Người vay hoạch định ngân quỹ không chính xác, không dự tính hết được các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai thu nhập có thể sử dụng để trả nợ ngân hàng.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

+ Rủi ro trong kinh doanh của DN được thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh của DN sẽ xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư SXKD của DN không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng sản suất không phù hợp.

+ Rủi ro tài chính: thể hiện ở việc DN không thể đối phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng. Rủi ro tài chính cùng với mức độ sử dụng nợ vay, nó gắn liền với cơ cấu tài chính DN, nghĩa là với cơ cấu tài sản nợ của bảng cân đối tài sản. Nếu cơ cấu vốn của DN không hợp lý, DN sử dụng vốn vay quá nhiều để tài trợ cho hoạt động kinh doanh thì rủi ro tài chính sẽ tăng lên. Đặc biệt, khi kết quả kinh doanh không đủ để trả lãi tiền

vay thì việc sử dụng quá nhiều vốn vay sẽ rất nguy hiểm đối với DN và làm cho nguy cơ nợ xấu tại các NHTM có chiều hướng gia tăng.

1.3.2.2.2.Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng không hợp lý, việc quá nhấn mạnh vào lợi nhuận ngân hàng nên khi cho vay chỉ chú trọng về lợi tức, đặt mong ước về lợi tức

cao hơn các khoản cho vay lành mạnh. Ngoài ra, trong thể lệ và quy chế cho

vay có những sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- Cán bộ ngân hàng không chấp hành đúng quy trình cho vay như: không thẩm định đầy đủ chính xác về khách hàng trước khi cho vay, cho vay không

có dự án khả thi, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ

lệ an

toàn, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực.

- Thiếu sự giám sát, kiểm tra về hoạt động của khách hàng vay vốn.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM. Điều này có thể dẫn đến sự cho vay quá mức, tức là cho vay vượt quá khả năng có thể chi trả của

khách hàng.

- CBTD vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, vay ké, ... để chiếm đoạt tiền ngân hàng. [2]

Một phần của tài liệu 0075 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố đà nẵng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 34)