1.4.4.1. Việc thành lập cơ quan chuyên biệt quản lý nợ xấu trực thuộc Ngân hàng
Nhà nước
Như kinh nghiệm của các quốc gia, việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, cơ quan này nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những phương thức sau:
(1)Xóa nợ thông qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. Theo mô hình của Hungary, NHNN có thể cho phép các Ngân hàng chuyển
các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt
xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu
được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản
chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng.
Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt trên nên hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi thì sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn (điều này đã được chứng minh trong giai đoạn từ 2005 đến 2009), tăng tính khả thi trong việc hoàn trả các khoản nợ trái phiếu được bảo lãnh bởi Chính phủ.
1.4.4.2 Việc xử lý nợ xấu thông qua các cơ quan quản lý tài sản của các Ngân hàng thương mại.
Theo tính toán, đến nay các NHTM đã trích lập dự phòng tín dụng 70.000 tỷ, trong đó 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo với giá trị tài sản đảm bảo tương đương 130% giá trị các khoản nợ và đa phần là bảo đảm bằng bất động sản. Như vậy, các NHTM hoàn toàn có thể chủ động xử lý các khoản nợ xấu của mình (với điều kiện là có tài sản bảo đảm). Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế phải đảm bảo được 5 nguyên tắc: (1) Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM; (2) Việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản; (3) Giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; (4) Giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ; (5) Tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM. Căn cứ theo kinh nghiệm của 3 quốc gia được nghiên cứu trên, nên thực hiện cơ chế như sau:
Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.
Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM.
Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn, AMC có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này sẽ có mức lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Thứ tư, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên. Hơn thế, sự trầm lắng của bất động sản cũng như hoạt động tín dụng bất động sản chỉ là tạm thời ở Việt Nam nếu nhìn toàn bộ chu kỳ phát triển của thị trường này tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Khi thị trường phục hồi thì mọi thứ sẽ trở lại quỹ đạo tích cực. Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các NHTM và thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống (giống trường hợp của Mỹ giai đoạn 2007-2009).
Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay là: (1) kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; (2) hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn; (3) xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM. Với 2 nhóm khuyến nghị xử lý nợ xấu trên, hy vọng việc áp dụng các kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc và Hungary sẽ đảm bảo xử lý nợ xấu phù hợp với 3 yêu cầu đặc thù của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong quá trình hoạt động kinh doanh các Ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Chính vì thế các NHTM luôn chú trọng quan tâm đến hạn chế các rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng. Trong chương 1 tác giả đã đưa ra những lý luận cơ bản về NHTM và nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM: khái niệm về NHTM; các hoạt động cơ bản của NHTM; tín dụng và rủi ro tín dụng; những tổng quan về nợ xấu và nội dung của công tác hạn chế, xử lý nợ xấu. Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ sở để đánh giá, phân tích thực trạng công tác nợ xấu tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NINH BÌNH
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NINH BÌNH
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh NHPT Ninh Bình là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/07/2006 của Tổng giám đốc NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ Phát triển Ninh Bình. Chi nhánh NHPT Ninh Bình có bảng cân đối, có con dấu riêng, mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo quy định của pháp luật. Chi nhánh NHPT Ninh Bình có trụ sở đặt tại số 05 Lê Hồng Phong - Phường Vân Giang - Thành phố Ninh Bình- Tỉnh Ninh Bình.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ
Tổng số cán bộ nhân viên trong Chi nhánh hiện nay gồm 38 người, trong đó có 13 người có trình độ thạc sỹ kinh tế, 04 người đang theo học cao học ngân hàng - tài chính, 16 cử nhân, 5 người trung cấp và cao đẳng.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được thiết lập theo Quyết định số 286/QĐ- NHPT ngày 03/07/2006 và Quyết định số 563/QĐ-NHPT ngày 02/10/2009 của NHPT Việt Nam về việc phê duyệt tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHPT. Theo đó Chi nhánh NHPT Ninh Bình gồm có 5 phòng: + Phòng Tín dụng + Phòng Tổng hợp + Phòng Tài chính kế toán + Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự + Phòng Kiểm tra
Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách Tín dụng đầu tư phát triển và Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2.1.3. Tình hình hoạt động
Trong suốt những năm hoạt động, tập thể Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình và nhiệm vụ được Tổng giám đốc NHPT Việt Nam giao hàng năm và đạt được những kết quả nhất định:
Tình hình huy động vốn:
Đây là một nhiệm vụ khó khăn chung đối với toàn ngành. Tuy nhiên, Chi nhánh đã nỗ lực cố gắng, chủ động giữ mối liên hệ với các khách hàng truyền thống và tìm kiếm khách hàng mới để duy trì và phát triển số dư. Kết quả thực hiện qua các năm: Chi nhánh đã luôn hoàn thành tốt kế hoạch Hội sở chính giao cụ thể: dư vốn huy động bình quân tăng giảm qua các năm, năm 2010 là 63.551 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, đến tháng 11/2013 là 95.610 triệu đồng, đạt 232,3% kế hoạch. Kết quả trên đã góp phần không nhỏ vào việc cân đối nguồn vốn của NHPT để thực hiện các mặt nghiệp vụ.
Hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu:
Từ năm 2011 đến nay tình hình kinh tế suy giảm, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn giảm dẫn đến hoạt động triển khai nghiệp vụ này tại Chi nhánh còn hạn chế. Thực tế giải ngân trong năm 2010 đạt 35.337 triệu đồng, năm 2011 là 28.447 triệu đồng, năm 2012 là 30.798 triệu đồng, 11 tháng năm 2013 là 31.206 triệu đồng. Tuy nhiên về chất lượng, đến thời điểm hiện nay đảm bảo thực hiện giải ngân theo đúng quy định của NHPT, thu nợ gốc lãi đầy đủ theo đúng các hợp đồng tín dụng không để phát sinh nợ quá hạn và lãi treo.
Đến 30/11/2013, Chi nhánh quản lý 05 dự án với dư nợ vốn ODA cho vay lại là: 13.824.574,99 USD và 34.913 triệu đồng. Tính đến tháng 11 năm 2013, giải ngân 57.859 triệu đồng, tăng 14,67% so với năm 2010. Hàng năm, công tác thu hồi nợ gốc, lãi, phí luôn hoàn thành kế hoạch được giao.
Công tác cấp phát, cho vay uỷ thác
Trong những năm qua công tác cấp phát, cho vay uỷ thác luôn được thực hiện tốt, đáp ứng được yêu cầu của khác hàng, tuân thủ quy chế quy trình. Đến 30/11/2013 đã cấp phát 378.105 triệu đồng (bao gồm cả cấp phát vốn tự có tham gia đầu tư của dự án). Tổng số cấp cho các dự án đến nay là 894.966 triệu đồng.
Công tác hỗ trợ lãi suất 4 %
Năm 2010, do thực hiện sự chỉ đạo của Hội Sở chính về việc tạm dừng cấp hỗ trợ lãi suất (HTLS) 4% từ tháng 03/2010 và được tiếp tục thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất cho các dự án từ tháng 12/2010, Chi nhánh đã cấp HTLS 4% trong năm là 5.135 triệu đồng, số còn tạm giữ của các dự án là: 16.397 triệu đồng. Năm 2011 Chi nhánh đã cấp HTLS 4% là 63.013 triệu đồng. Từ năm 2012 đến nay công tác này không có phát sinh mới.
Hoạt động cho vay tín dụng đầu tư
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động cho vay tín dụng đầu tư luôn được coi là nghiệp vụ chính và số dư nợ vay, số lượng khách hàng của nghiệp vụ này luôn chiếm phần lớn trên tổng số dư nợ vay và tổng số khách hàng của Chi nhánh.
Thực hiện nhiệm vụ do NHPT Việt Nam và sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong suốt những năm qua tập thể Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm dự án, khách hàng để tham định và cho vay các dự án nhằm thực hiện tốt chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình ngày càng phát triển, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và thu nhập cho cán bộ viên chức trong ngành.
Thời điểm Số khách hàng vay vốn Số dự án, chương trình Số vay vốn theo HĐTD Số đã giải ngân Số thu nợ
Số dư nợ Lãi treo Nợ quá hạn Gốc lãi 31/12/2006 18 20 1.558.47 2