26
riêng. Một quốc gia có nền tài chính ổn định và phát triển có thể sẽ tạo được nguồn thu
cho NSNN tạo nguồn lực về vốn để chuyển giao cho NHPT thực thi nhiệm vụ. Một xã
hội có trình độ dân trí cao, người dân có ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước sẽ tạo điều cho NHPT bảo toàn và phát triển vốn.
b/Môi trường chính sách và pháp luật
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô thông qua hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội; đồng thời Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách về kinh tế như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu... Các chính sách này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính và quản lý tài chính của NHPT, ví dụ như để thực hiện mục tiêu đầu tư phát triển và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Nhà nước có các chính sách về TDĐT và TDXK. Thông qua các cơ chế chính sách, Nhà nước dùng nguồn lực tài chính quốc gia giao cho NHPT thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước, do vậy nguồn vốn hoạt động của NHPT được tăng thêm. Chính vì thế, công tác quản lý hoạt động nói chung và quản lý nguồn vốn nói riêng của NHPT cần được đổi mới để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
c/Môi trường cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng thương mại
Cạnh tranh là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, là động lực của sự phát triển. Cạnh tranh buộc các NHPT phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Cạnh tranh sẽ làm cho các NHPT minh bạch hơn đối với các tổ
chức kinh tế và đông đảo doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng hơn giữa NHPT với các ngân hàng khách và cả các khách hàng. Các khách hàng của NHPT được lợi hơn và được phục vụ với chất lượng cao, đa dạng. Cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn
được tiến hành thông qua việc cạnh tranh bằng lãi suất, bằng khuyến mại, mở rộng mạng lưới chi nhánh.
27
cũng như là sự lựa chọn có tính chất truyền thống của người gửi tiền trong việc gửi tiền, vay vốn mà đến nay chưa thể thay đổi được. Hơn nữa, đây là qui luật chung của nền kinh tế thị trường, lãi suất là giá cả của việc sử dụng vốn. Lãi suất cao tác động điều hoà cung cầu vốn từ nơi này đến nơi khác, vốn sẽ chảy từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao. Nói cách khác, khách hàng sẽ lựa chọn nơi có lãi suất huy động vốn hấp dẫn để gửi tiền.
Cạnh tranh về lãi suất tạo điều kiện cho khách hàng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp chủ động lựa chọn các ngân hàng khác nhau, có lãi suất phù hợp với mình và cảm thấy an tâm, an toàn để gửi tiền.
Cạnh tranh bằng khuyến mại
Cùng với việc đưa ra lãi suất hấp dẫn, để thu hút lượng tiền gửi, các ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mại khác nhau, với tổng chi phí không nhỏ đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn cho người gửi tiền hay lựa chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Chính sự cạnh tranh về khuyến mại cũng tạo ra sự hấp dẫn, chủ động lựa chọn cho khách hàng.
Cạnh tranh mở rộng mạng lưới
Cạnh tranh mở rộng mạng lưới sẽ tạo sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng.
Các ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch ở các vùng khác nhau. Không những thế các điểm giao dịch của các ngân hàng còn được trang bị hiện đại, khang trang, lịch sự cho khách hàng, tạo sự thuận tiện cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Một dạng khác cũng được coi là cạnh tranh mở rộng mạng lưới chi nhánh đó là việc phát triển mạng lưới sản phẩm dịch vụ hiện đại và đa dạng. Ngoài ra, các ngân hàng để thu hút khách hàng đến ngân hàng gửi tiền, ngoài việc cạnh tranh thông qua lãi suất, đưa ra các chương trình khuyến mại, mở rộng mạng lưới giao dịch cũng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, mà yếu
28
tố quyết định chính là hiện đại hoá trình độ công nghệ, đa dạng chủng loại sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên triển khai chuơng trình phần mềm ứng dụng. Nếu nhu ngân hàng có trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, của nhân viên khá, chuyên nghiệp và thành thạo lại có đuợc trình độ giao tiếp, thái độ phục vụ của nhân viên thì càng làm cho chất luợng dịch vụ của ngân hàng càng hoàn hảo, từ đó làm tăng sức hút của khách hàng đối với ngân hàng.
Trên đây là một số các nhân tố ảnh huởng đến hoạt động huy động vốn của NHPT, bao gồm nhân tố xuất phát từ nội tại bản thân NHPT và nhân tố do môi truờng bên ngoài. Tuỳ theo chiến luợc hoạt động và nhiệm vụ của ngân hàng tại mỗi thời kỳ khác nhau và tùy thuộc trạng thái phát triển của nền kinh tế mà NHPT sẽ có những biện pháp nhằm gia tăng hay thu hẹp luợng vốn huy động phục vụ cho nhu cầu sử dụng của ngân hàng.
1.3. Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển một số nước về huy động vốn
1.3.1 Ngân hàng Phát triển Nhật Bản
NHPT Nhật Bản (JDB) đuợc thành lập năm 1951 do nhu cầu về tài trợ đầu tu và do hệ thống tài chính trong nuớc chua sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đầu tu. Cùng với thành công của công nghiệp hóa và phát triển xã hội Nhật Bản, vai trò của JDB đã có sự thay đổi. Ngày 01/10/1999, JDB giải thể và NHPT Nhật Bản (DBJ) đuợc thành lập với chức năng mới là tập trung vào việc phát triển trong khu vực, cải thiện mức sống (nhu bảo vệ môi truờng và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai), các ngành quan trọng mang tính chiến luợc. DBJ chú trọng vào các ngành kinh tế mũi nhọn nhu máy móc, điện tử, năng luợng. Cùng với đó, DBJ cũng chú trọng một cách tích cực vào phát triển xã hội và cải thiện mức sống quốc dân nhu phát triển đô thị, phát triển khu vực và bảo vệ môi truờng.
Các nguồn vốn của DBJ đuợc cung cấp ổn định là các nguồn vốn dài hạn từ các quỹ tín thác của Chính phủ đã huy động đuợc từ tiền gửi tiết kiệm buu điện, quỹ
29
phúc lợi, bảo hiểm nhân thọ bưu điện, v.v..., và huy động một phần từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ.
Hoạt động của DBJ mang tính hỗ trợ với việc cung cấp các khoản vay dài hạn
tài trợ về trang thiết bị cho khu vực tư nhân ở Nhật Bản. DBJ là một tổ chức của Chính phủ và hoạt động tự chủ trong việc đưa ra quyết định về các khoản vay. Do những qui định rõ ràng của DBJ trong việc thẩm định khoản vay, chỉ cho vay khi xác
định được việc hoàn trả nợ là khả thi cùng với chính sách đào tạo về chuyên môn một
cách kỹ lưỡng trong việc thẩm định dự án và phân tích tín dụng, nhờ đó tỷ lệ các khoản nợ khó đòi thấp hơn nhiều so với các tổ chức tài chính tư nhân (PFI). Lãi suất của DBJ không thấp hơn nhiều so với các PFI nhưng được căn cứ theo chính sách ưu
tiên chứ không phải căn cứ vào uy tín tín dụng.
1.3.2. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
NHPT Trung Quốc (CDB, ban đầu được gọi là NHPT Nhà nước Trung Quốc) được thành lập vào tháng 3/1994 và bắt đầu hoạt động từ tháng 4 cùng năm trong các dự án cơ sở hạ tầng qui mô vừa và lớn, các dự án khôi phục công nghiệp.
Nguồn vốn của CDB phần lớn từ phát hành trái phiếu. Trái phiếu ngân hàng của CDB phát hành trong nước được Chính phủ bảo lãnh. Ngân hàng Nhân dân phân bổ trái phiếu ngân hàng CDB cho các NHTM. Lãi suất do Ngân hàng Nhân dân quyết định và có cân nhắc tới lãi suất của các công cụ tài chính khác có cùng thời hạn. Từ 1998, CDB đưa ra một phần hệ thống đấu thầu thông qua việc kết hợp một nhóm các ngân hàng thuơng mại để quyết định lãi suất của trái phiếu, do vậy mà huy động được vốn với lãi suất thấp. Hiện nay, trái phiếu này được coi là an toàn và trở thành sự lựa chọn dài hạn hấp dẫn đối với các NHTM. Từ năm 1996, CDB đã bắt đầu phát hành trái phiếu nước ngoài. Do được Chính phủ bảo lãnh, trái
30
sở hạ tầng. Đối với các dự án được quyết định là dự án cấp nhà nước, thì CDB cố gắng chia sẻ rủi ro bằng cách có bảo lãnh của các Bộ có liên quan. CDB cũng cho vay các ngành công nghiệp yếu kém như than và dệt, tuy nhiên tỷ trọng của các khoản vay này của CDB là nhỏ và có thể kiểm soát được.
1.3.3. Ngân hàng Đầu tư Châu Âu EIB
Ngân hàng Đầu tư Châu Âu được thành lập năm 1958 bởi Hiệp ước Rome, theo đó thành lập Cộng đồng Châu Âu (cụ thể là Quy chế về Ngân hàng Đầu tư Châu
Âu là phụ lục của Hiệp ước) với vốn do bốn quốc gia thành lập đóng góp (Tây Đức, Pháp, Italia và ba nước đồng minh Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Là một tổ chức tài chính chính sách của liên minh Châu Âu, EIB cung cấp tín dụng dài hạn cho đầu tư vốn hỗ trợ cho các dự án thoả mãn các yêu cầu kinh tế phù hợp với các chính sách của Cộng đồng Châu Âu quy định tại Hiệp ước Rome. Các mục tiêu của EIB được xác định là: thúc dẩy “sự phát triển hoà hợp tổng thể” của Cộng đồng thông qua giúp đỡ cho sự phát triển tài chính khu vực; đẩy mạnh hiện đại hoá và chuyển đổi của các doanh nghiệp và phát triển các hoạt động mới cần thiết nhằm thành lập thị trường chung, và tăng cướng đầu tư nhằm thúc đẩy một “lợi ích chung”.
EIB là một công ty đặc biệt không vì lợi nhuận, được miễn thuế, có tư cách pháp nhân và tự chủ với các nước thành viên EC. Việc quản lý EIB chủ yếu do 4 cơ quan nội bộ thực hiện: Hội đồng các Thống đốc, Ban Giám đốc, Uỷ ban điều hành và Uỷ ban kiểm toán. Các đại diện của các quốc gia thành viên (thông thường là các Bộ trưởng và thứ trưởng Bộ Tài chính hoặc các Bộ có liên quan) có thể tham gia vào qua trình ra quyết định của ngân hàng và theo dõi ngân hàng.
Để thực hiện công việc và đáp ứng như cầu vay vốn ngày càng tăng, EIB ngoài việc thường xuyên tăng vốn tự có, cũng đã tiến hành một số bước được thiết kế nhằm tăng các chương trình cho vay dành cho phát triển khu vực. Đầu thập kỷ 60, ngân hàng đã bắt đầu lần đầu tiên sử dụng thị trường vốn như là 1 công cụ để huy động vốn. Vào thập kỷ 1970, ngân hàng đã thiết lập một hệ thống cho vay toàn
31
diện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được gọi là “khoản cho vay toàn cầu”, một hệ thống cho vay hai bước sử dụng các tổ chức tài chính ở các nước có liên quan. Đồng thời EIB tập trung vào TEN (Mạng lưới xuyên Châu Âu) - mạng lưới các dự án phát triển khắp châu Âu trong các lĩnh vực giao thông, viễn thông, phân phối năng lượng,... Các khoản cho vay của EIB phù hợp với các mục tiêu chính sách của ngân hàng, nó tăng cường sự phát triển của khu vực và phát triển mạng lưới xuyên Châu Âu, cải thiện chất lượng cuộc sống và môi trường, và khuyến khích công nghiệp của Châu Âu và sức cạnh tranh của các SME. Nguồn vốn của EIB chủ yếu là từ thị trường vốn. EIB đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy thị trường đồng EUR mới với tư cách là nhà huy động vốn phi quốc gia chuẩn mực hàng đầu. Thời hạn cho vay từ 02 đến 30 năm, bình quân là 10,2 năm trong năm 1998. Việc kết hợp sức mạnh của các cổ đông và chất lượng tài sản có của các khoản vay làm cho EIB được xếp hạng tín dụng ở mức AAA.
Gần đây, các hoạt động cho vay của ngân hàng đã được mở rộng; tuy nhiên nó vẫn duy trì được hoạt động cho vay an toàn và hiệu quả thông qua việc phân tích tín dụng thận trọng và các công cụ phòng ngừa rủi ro tiên tiến. EIB có được nguồn vốn với giá thấp và thu lời ổn định trên cơ sở tài chính vững chắc.
1.3.4. Kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam về huy động vốn
Thứ nhất, vai trò của Chính phủ: Ở Đông Á, Chính phủ đóng vai trò quan trọng
trong quá trình công nghiệp hoá. Tuy nhiên, khu vực công nghiệp chứa đựng phần lớn
vốn của tư nhân, và các nhà công nghiệp tư nhân đóng vai trò chính. Vai trò của các NHPT có thể nói là sự phát triển của công nghiệp tư nhân và các nhà công nghiệp tư nhân. Một Chính phủ có thể phải đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình
chuyển đổi, nhưng vai trò của nó phải mang tính là bổ trợ và mang tích chất sửa sai. Các
32
quốc gia sẽ không tránh khỏi việc tạo ra một môi trường khác đối với NHPT. Qua quá
trình công nghiệp hoá, Chính phủ cũng sẽ nuôi dưỡng thị trường vốn phát triển lành mạnh, nhờ đó có thể giảm bớt vai trò của NHPT so với nhiệm vụ ban đầu của nó. Các
ngân hàng tư nhân có thể phát triển và vai trò của NHPT có thể bị giảm thiểu trong các
lĩnh vực mà ban đầu cần đến họ. Các NHPT trong khi phải chia sẽ thị phần độc quyền
với các ngân hàng tư nhân, cũng phải tự phát triển bằng cách đa dạng hoá chức năng để
phù hợp với môi trường mới, bằng cách đi tiên phong vào các lĩnh vực mới nơi mà chỉ
riêng khu vực tài chính tư nhân không thể đạt được các chính sách quốc gia.
Thứ ba, từ công nghiệp hoá đến thực hiện công bằng xã hội: Khi công nghiệp hoá
đã đạt được mức độ cao, vai trò của các NHPT có thể chuyển sang thực hiện công bằng
xã hội, với ý nghĩa sửa chữa những sai sót của thị trường. Nói cách khác, tầm quan trọng
của NHPT sẽ chuyển sang các lĩnh vực như phát triển hạ tầng cơ sở xã hội, bảo vệ môi
trường, và các biện pháp tăng cường các khu vực yếu kém về mặt xã hội (SME, nông
nghiệp, phát triển nông thôn...).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, Luận văn đã hệ thống, tổng hợp lại một số vấn đề lý luận về huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển, làm rõ các đặc điểm, các hình thức huy
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và sứ mệnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tên giao dịch: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (The Vietnam Development Bank - NHPT VN)
Địa chỉ: 25A Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội.
NHPT Việt Nam trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
Tổng Cục Đầu tư phát triển:
Tiền thân của NHPT Việt Nam là Tổng Cục Đầu tư phát triển được thành lập theo Nghị định số 187/CP ngày 10/12/1994. Theo đó Tổng Cục ĐTPT trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ĐTPT; tổ chức thực hiện cấp phát vốn NSNN đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm.
Theo Nghị định 187/CP, Bộ máy của Tổng Cục ĐTPT được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tại trung ương, Tổng Cục ĐTPT trực thuộc Bộ Tài chính.
Quỹ Hỗ trợ phát triển:
Sau một thời gian hoạt động, Tổng Cục ĐTPT chuyển thành Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 với chức năng nhiệm vụ chính như sau:
- Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà