Các quy định chung về nghiệp vụ thư tín dụng tại Vietinban k chi nhánh KCN Tiên Sơn

Một phần của tài liệu 0060 giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 47)

Tiên Sơn.

2.2.1: Các quy định chung về nghiệp vụ thư tín dụng tại Vietinbank - chi nhánhKCN Tiên Sơn. KCN Tiên Sơn.

2.2.1.1. Các văn bản quy định về nghiệp vụ thư tín dụng

Hiện nay ngoài các văn bản pháp lý điều chỉnh theo tập quán chung về thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ trên thế giới, Chi nhánh hiện đang thực hiện nghiệp vụ này dựa trên các văn bản pháp lý điều chỉnh trong hệ thống do Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ban hành.

Về L/C nhập khẩu, quy định phát hành được điều chỉnh theo Quyết định số 1710/QĐ-NHCT35 ngày 15/11/2014 về việc Ban hành Quy định nghiệp vụ thư tín dụng và Quyết định số 17161/TGĐ-NHCT35 ngày 27/12/2014 về việc Hướng dẫn nghiệp vụ thư tín dụng. Trong các văn bản này, chủ yếu hướng dẫn các quy định về điều khoản, chứng từ, quy định trong phát hành L/C, còn các quy định cấp giới hạn phát hành L/C được áp dụng theo các văn bản quy định về cho vay hiện hành đang áp dụng.

Về L/C xuất khẩu, vai trò của Chi nhánh chỉ là Ngân hàng thông báo và là Ngân hàng xuất trình chứng từ, vì vậy không có văn bản điểu chỉnh. Tuy nhiên, nếu Khách

Số món thư tín dụng phát hành

Món 106 158 227 265

hàng có nhu cầu chiết khấu Bộ chứng từ xuất khẩu thì sẽ phải tuân thủ theo quyết định 003/2015/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 23/01/2015 về quy định nghiệp vụ chiết khấu Bộ chứng từ thanh toán theo phương thức thư tín dụng, nhờ thu và công văn số 727/TGĐ- NHCT35 về việc hướng dẫn nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ thanh toán theo phương thức L/C, nhờ thu.

2.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ

Do trong nghiệp vụ L/C xuất khẩu, Chi nhánh chỉ đóng vai trò là Ngân hàng thông báo, nên trong phạm vi bài nghiên cứu, xin phép được trình bày quy trình nghiệp vụ L/C nhập khẩu. Quy trình nghiệp vụ L/C nhập khẩu tại chi nhánh được thực hiện dựa theo Công văn số 3209/QĐ-NHCT-SGD ngày 24/12/2009 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng, cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ L/C. Ở bước này, cán bộ quan hệ Khách hàng tiếp nhận hồ sơ, bao gồm các chứng từ cơ sở và đơn đề nghị mở L/C của Khách hàng. Cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực của các hồ sơ mà Khách hàng cung cấp.

Bước 2: Thẩm định và phê duyệt cấp khoản tín dụng phát hành L/C. Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định, lập tờ trình và trình các cấp có thẩm quyền, phê duyệt nhu cầu mở L/C của Khách hàng

Bước 3: Kiểm tra rà soát cấm vận, cảnh bảo phòng chống rửa tiền. Cán bộ Tài trợ thương mại thực hiện kiểm tra các thông tin về người thụ hưởng, quốc gia, hàng hoá, v.v... để xem có được phép giao dịch thương mại quốc tế hay thuộc danh sách hạn chế giao dịch, và trình Kiểm soát viên phê duyệt.

Bước 4: Cán bộ Tài trợ thương mại thực hiện chuyển hồ sơ lên Trung tâm Tài trợ thương mại để thực hiện phát hành L/C cho Khách hàng.

Bước 5: Sửa đổi L/C. Nếu Khách hàng có nhu cầu sửa đổi L/C, cán bộ tiếp nhận hồ sơ và thực hiện lại các bước tương tự từ bước 1.

Bước 7: Nhập và xử lý chứng từ đến theo L/C nhập khẩu. Bên xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ qua Trung tâm tài trợ thương mại để kiểm tra và xử lý, sau đó tạo thông tin kết quả kiểm tra chứng từ trên hệ thống và gửi chứng từ về chi nhánh.

Bước 8: Cán bộ tài trợ thương mại chi nhánh tiếp nhận bộ chứng từ, thông báo kết quả chấm bộ chứng từ đến khách hàng, và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục chấp nhận hoặc thanh toán bộ chứng từ theo như yêu cầu của thư tín dụng đã phát hành.

Bước 10: Đóng L/C và lưu trữ hồ sơ.

2.2.2: Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietinbank - chi nhánh KCN Tiên Sơn.

Tính đến hết năm 2017, Chi nhánh phát hành được 265 thư tín dụng nhập khẩu. Trong đó số món thư tín dụng tập trung nhiều ở các khách hàng như: Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn, Công ty Cổ phần Tiến Hưng, Công ty TNHH Sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam, Công ty TNHH 3H Vinacom, Công ty Sản xuất và Dịch vụ thương mại Thịnh Kiệm.

Bảng 2.2: Quy mô hoạt động thư tín dụng nhập khẩu tại Vietinbank Chi nhánh KCN Tiên Sơn.

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ

Bộ chứng từ LC nhập khẩu trả chậm 0 653,426,07 %22.04 11,883,431,02 32.2% 8 2,701,638,23 36.92% Bảo lãnh Ngân hàng 709,002,01 9 23.91 % 1,753,574,03 8 29.98% 1,778,880,40 1 24.31% LC nhập khẩu 548,534,08 3 18.5% 860,604,968 14.72% 1,231,007,67 1 16.82%

Qua bảng 2.2, ta thấy: Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng nhập khẩu của Vietinbank - chi nhánh KCN Tiên Sơn liên tục tăng qua các năm, cả về doanh số cũng như số lượng L/C phát hành. Điều này là dễ hiểu do trong thời gian qua Việt Nam tham gia ký kết một loạt hiệp định thương mại tự do với nhiều nước đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và trao đổi thương mại với các nước trên thế giới, các sản phẩm L/C được sử dụng phổ biến hơn. Đồng tiền chính trong các giao dịch thanh toán L/C là USD, chỉ có một số giao dịch với các nước tại Châu Âu được sử dụng đồng tiền là EUR.

Qua các năm, ta có thể thấy doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức thư tín dụng có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Đóng góp chính cho sự phát triển này phải kể đến là thanh toán L/C nhập khẩu. Điều đó được thể hiện qua bảng 2.3 phía dưới. Có thể thấy phí thu được từ các hoạt động phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phí thu được từ hoạt động tài trợ thương mại. Nguyên nhân là do đặc điểm khách hàng lớn của chi nhánh chủ yếu là những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm tiêu thụ trong nước như công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn, Công ty Cổ phần Tiến Hưng, v.v... và chỉ có nhu cầu nhập nguyên vật liệu và máy móc thiết bị đầu vào. Vì vậy hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh KCN Tiên Sơn chủ yếu phục vụ cho hoạt động mở L/C và thanh toán L/C nhập khẩu. Trong năm 2017, tổng phí dịch vụ liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại chi nhánh thu được là 5,994 triệu đồng, trong đó thu phí theo L/C nhập khẩu (bao gồm phát hành, thanh toán L/C, bảo lãnh nhận hàng) là 3,673 triệu đồng, chiếm tới 61.3%, cho thấy hoạt động L/C nhập khẩu vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận hoạt động tài trợ thương mại tại chi nhánh.

Bảng 2.3: Báo cáo thu phí tài trợ thương mại theo sản phẩm tại Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn

khẩu 8 % Chiết khấu bộ chứng

từ xuất khẩu 1,907,737 0.06% 174,073,763 2.98% 105,525,380 %2.65

Nhờ thu nhập khẩu

(đến) 1 106,828,13 3.6% 131,796,506 2.25% 194,025,467 %1.44

Thông báo LC xuất

khẩu 42,549,950 1.44% 64,264,845 1.1% 90,021,840 1.23

%

Bảo lãnh giao hàng 7,428,000 0.26% 18,903,350 0.33% 11,620,050 0.16

% Thông báo bảo

lãnh 2,614,350 0.04% 670,200 0.01 % Tổng 2,964,826,860 100% 5,848,473,57 7 100% 7,318,184,94 5 100 %

L/C được sử dụng phổ biến hiện nay tại chi nhánh là L/C không hủy ngang, chiếm tới 97% tổng nhập. Ngoài ra còn một số L/C khác như L/C xác nhận, L/C

chuyển nhượng,... nhưng không đáng kể. Thị trường thanh toán lớn nhất chủ yếu tập trung ở Trung Quốc với hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu, châu Âu như Đức, Pháp, Tây Ban Nha với hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất. Một điều đáng chú ý là doanh số thanh toán L/C trả ngay đã giảm đi nhanh chóng, thay vào đó là sự tăng lên về doanh số của L/C trả chậm. Trong điều kiện tình hình kinh tế đang hồi phục nhanh chóng, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn cao, việc sử dụng L/C trả chậm giúp các doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu vốn cho sản xuất, nâng cao tính thanh khoản không phải chịu áp lực của nhà xuất khẩu, cùng với đó là lợi ích của nhà xuất khẩu đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc. Đó là việc các doanh nghiệp xuất khẩu ở Trung Quốc có thể được hoàn thuế đến 17% trị giá lô hàng và hạn chế được rủi ro USD bị mất giá so với nội tệ Trung Quốc - CNY.

Bên cạnh L/C nhập khẩu, nghiệp vụ L/C xuất khẩu tại Chi nhánh có quy mô và số lượng nhỏ hơn, tập trung vào 2 Khách hàng chính là Công ty cổ phần Kinh doanh Gạch ốp lát Viglacera và Công ty cổ phần Tổng công ty May Đáp Cầu. Mặc dù doanh số Xuất khẩu của Chi nhánh tương đối cao và thường xấp xỉ doanh số thanh toán nhập khẩu hằng năm, tuy nhiên do việc thanh toán xuất khẩu chủ yếu thực hiện qua hình thức thanh toán T/T chuyển tiền, vì thế doanh số phát sinh L/C xuất khẩu tương đối thấp.

Đánh giá tổng quan về nghiệp vụ thanh toán qua thư tín dụng tại Chi nhánh:

Về số lượng khách hàng: Với vị trí thuận lợi nằm trên địa bàn khu công nghiệp và là một trong những chi nhánh trọng điểm doanh nghiệp FDI theo phê duyệt của Ngân hàng công thương Việt Nam, chi nhánh có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận, có các chính sách ưu đãi, chủ động trong việc giảm lãi suất và phí cho các Khách hàng, vì vậy số lượng Khách hàng sử dụng sản phầm thanh toán bằng L/C tại Chi nhánh có xu hướng tăng.

Mức phí thu được từ hoạt động phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng phí TTTM thu được, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh.

Ve chất lượng dịch vụ: Việc mở L/C nhập khẩu tại Chi nhánh diễn ra theo một quy trình nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá bộ hồ sơ được tiến hành dễ dàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Tuy nhiên quy trình còn rườm rà, nhiều thủ tục, cùng với đó là mức phí phát hành L/C còn khá cao so với các hình thức thanh toán khác dẫn đến nhiều công ty ưu tiên việc sử dụng hình thức thanh toán điện chuyển tiền.

Một phần của tài liệu 0060 giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 47)

w