Tiên Sơn và các biện pháp giảm thiểu rủi ro đang áp dụng.
2.3.1: Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietinbank - chinhánh KCN Tiên Sơn. nhánh KCN Tiên Sơn.
2.3.1.1: Rủi ro trong thanh toán L/C nhập khẩu
Như đã phân tích ở các mục trên, mặc dù doanh toán xuất khẩu và nhập khẩu tại chi nhánh là tương đối cân bằng, tuy nhiên hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ lại chủ yếu diễn ra ở hoạt động thanh toán nhập khẩu. Vì vậy các rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu cũng là chủ yếu.
> Rủi ro tín dụng:
Kể từ khi thành lập từ năm 2006 đến nay, tại chi nhánh chưa từng xảy ra vụ việc mà ngân hàng phát hành phải thực hiện nghĩa vụ trả thay cho người thụ hưởng. Hiện tại chi nhánh đang áp dụng 2 hình thức phát hành L/C cho khách hàng đó là phát hành L/C hạn mức cho các khách hàng đã được chi nhánh cấp giới hạn phát hành L/C, và phát hành L/C bằng tài sản thanh khoản cao như ký quỹ, sổ thẻ tiết kiệm, v.v... Với trường hợp Khách hàng được cấp giới hạn phát hành L/C, Ngân hàng thường chỉ xem xét đối với các Khách hàng đã có giới hạn cho vay, để có thể chắc chắn Khách hàng sẽ có nguồn thanh toán L/C khi đến hạn, tuy nhiên, hiện tại ở Chi nhánh đang cấp giới hạn phát hành L/C cho 1 số Khách hàng cao hơn so với hạn mức cho vay, vì thế có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.
Bảng 2.4: Tình hình cấp tín dụng cho một số khách hàng tại Vietinbank - chi nhánh KCN Tiên Sơn tại thời điểm 30/09/2017
__________Hưng__________ 130.000 150.000 180.000 Công ty TNHH 3H
_________Vinacom_________ 20.000 40.000 50.000
Công ty TNHH SX que hàn Đại Tây Dương Việt __________Nam__________
được cấp hạn mức phát hành L/C cao hơn so với hạn mức cho vay, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng khi đến hạn thanh toán, chi nhánh không có nguồn thanh toán dẫn đến phải thực hiện nghĩa vụ trả thay cho Bên nhập khẩu.
Một ví dụ cụ thể đó là vào tháng 08/2016, Công ty cổ phần Tiến Hưng - là Khách hàng của chi nhánh chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm bột mỳ - chủ động nhập khẩu lúa mỳ từ các thị trường Australia, Canada về dự trữ do giá nguyên liệu này trên thị trường đang giảm. Phương thức thanh toán áp dụng là L/C trả ngay, Công ty được Chi nhánh cấp hạn mức tại thời điểm đó bao gồm Giới hạn cho vay là 90 tỷ đồng, Giới hạn phát hành L/C 100 tỷ đồng, tổng giới hạn tín dụng không vượt quá 130 tỷ đồng. Khi các Bộ chứng từ được xuất trình đến Chi nhánh đã đến hạn thanh toán, do Khách
hàng chủ động tăng hàng tồn kho, vì thế hàng tồn kho cũ vẫn chưa bán và thu được hết tiền hàng, dư nợ của Khách hàng đã xấp xỉ mức 90 tỷ, không thế nhận nợ tiếp. Thời điểm đó Khách hàng cũng không có nguồn vốn tự có để thanh toán, dẫn đến Chi nhánh có nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. Rất may sau đó Khách hàng đã thực hiện giải ngân từ Hạn mức tín dụng được Ngân hàng Vietcombank cấp, sau đó chuyển tiền sang thanh toán các L/C đến hạn tại Chi nhánh.
Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng đối với chi nhánh trong các L/C nhập khẩu cũng đến từ các L/C được mở bởi cam kết bảo lãnh, cam kết thanh toán từ bên thứ ba. Thông thường mặc dù nhận những cam kết bảo lãnh, cam kết thanh toán này, tuy nhiên Bên bảo lãnh, Bên cam kết thanh toán thường chỉ chuyển tiền khi có sự đồng ý của người nhập khẩu, vì vậy nếu xảy ra những mâu thuẫn, quan điểm chưa rõ ràng giữa các bên liên quan, rất có thể gây ra rủi ro tín dụng cho Chi nhánh. Để minh hoạ cho trường hợp này, có thể nói đến L/C nhập khẩu dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng trị giá 7,761,824 EUR của Tổng công ty Viglacera - CTCP đã được Chính phủ phê duyệt tài trợ và giải ngân vốn qua Ngân hàng phát triển Việt Nam. Thư tín dụng đã được chi nhánh mở bằng cam kết thanh toán của Ngân hàng Phát triển theo thoả thuận ba bên đã ký. Thanh toán L/C được thực hiện thành nhiều lần, tương ứng với từng đợt nhập khẩu máy móc của dự án. Đến đợt thanh toán cuối cùng, sau khi chạy thử dây chuyền, giám đốc dự án đã ký biên bản nghiệm thu, chạy thử với người bán, làm căn cứ để họ hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán, tuy nhiên sau khi có kết quả thí nghiệm độc lập, một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm lại chưa đạt theo yêu cầu trong Hợp đồng đã ký. Vì vậy, Tổng công ty Viglacera - CTCP đã không đồng ý thực hiện ký giải ngân tại Ngân hàng Phát triển, mà chỉ đồng ý chuyển tiền khi người xuất khẩu khắc phục hoàn toàn các lỗi phát sinh. Trong khi đó, Bên xuất khẩu đã xuất trình Bộ chứng từ phù hợp đến Chi nhánh, yêu cầu thanh toán rồi sau đó mới khắc phục. Ngân hàng xuất trình đã liên tục gửi điện yêu cầu thanh toán Bộ chứng từ, Chi nhánh đã phải nhờ sự can thiệp, tư
—Tỷ giá USD/VND — Tỷ giá EUR/VND
vấn của trụ sở chính, yêu cầu hai bên thực hiện đàm phán tìm cách giải quyết. Cuối cùng sau 3 lần đàm phán, trì hoãn thanh toán, Tổng công ty Viglacera - CTCP đã đồng ý giải ngân thanh toán, Chi nhánh tránh khỏi việc bị rủi ro tín dụng do phải trả thay khoản tiền theo L/C này.
Một rủi ro nữa có thể xảy ra với Chi nhánh đến từ sự thiếu hiểu biết của các nhà nhập khẩu. Phần lớn các Công ty có thực hiện thanh toán quốc tế bằng L/C tại Chi nhánh đều không có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu dựa theo các điều kiện, điều khoản theo Hợp đồng kinh tế mà Bên xuất khẩu đưa ra sẵn, vì thế có thể bị nhiều bất lợi gây ra rủi ro. Thứ nhất là việc Bên xuất khẩu xuất trình Bộ chứng từ phù hợp sớm hơn thời gian khi hàng về, khi đó họ sẽ phải thực hiện thanh toán trước khi lấy được hàng, đưa vào sản xuất. Thông thường khi hàng được giao cho người chuyên chở, Bên xuất khẩu có thể lập bộ chứng từ để gửi đi đòi tiền, trong khi đó thời gian hàng hóa đến Việt Nam, lại mất một thời gian dài hơn, có khi đến cả tháng. Trong khi đó nhiều khách hàng mặc dù thực hiện thanh toán theo L/C nhưng lại không hiểu rõ bản chất của phương thức này, yêu cầu ngân hàng phải đợi đến khi nhận hàng mới được thanh toán, không chịu thực hiện thanh toán. Ngân hàng khi đó có thể phải chịu rủi ro tín dụng trả thay cho khách hàng.
Thời gian gần đây, một số công ty đã xin được giấy phép nhập khẩu một số loại hàng hóa thuộc danh mục kiểm soát của nhà nước như phê liệu, hóa chất v.v... sau đó đứng ra nhập khẩu cho các công ty trong nước có nhu cầu nhập những hàng hóa này. Tuy nhiên các công ty này thường không đứng ra nhập khẩu dưới hình thức nhập khẩu ủy thác mà lại đứng ra toàn bộ giao dịch với ngân hàng, sau đó khi hàng về mới xuất hóa đơn lại cho các công ty. Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro khi mà ngân hàng không thẩm định, đánh giá năng lực thực sự của khách hàng có nhu cầu sử dụng hàng hóa, dẫn đến tình trạng có nhiều trường hợp khi bộ chứng từ về đã phù hợp, tuy nhiên bên công ty nhập khẩu hàng hóa về không nhận được tiền chuyển từ bên công ty có nhu
cầu sử dụng, do mâu thuẫn, thiếu hiểu biết trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, gây rủi ro cho cả phía ngân hàng cũng như bên đứng ra nhập khẩu.
> Rủi ro tỷ giá:
Tình hình diễn biến tỷ giá trong khoảng 2 năm trở lại đây biến động tương đối lớn, đặc biệt là 2 đồng ngoại tệ chính giao dịch thanh toán L/C tại chi nhánh là USD và EUR. Các khách hàng hiện nay chủ yếu cũng chỉ thanh toán theo tỷ giá tại ngày thanh toán, chứ không có có biện pháp phòng ngừa các rủi ro này bằng cách mua ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, hoặc quyền chọn.
Hình 2.5: Diễn biến tỷ giá niêm yết tại Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn từ 09/2016 đến 09/2017 28000 27000 —■ — 26000 25000 24000 23000 22000 21000
trị do ảnh hưởng diễn biến tâm lý khi Anh trưng cầu dân ý đồng ý tách khỏi liên minh châu Âu EU, đã lấy lại giá trị đúng và đạt mức cao kỷ lục có lúc lên gần 28.000 VND đổi 1 EUR. Trong khi đó đồng USD cũng tăng giá khá mạnh khoảng cuối năm 2016, do thông tin cục dự trữ liên bang Mỹ FED tăng lãi suất. Do USD là đồng ngoại tệ giao
dịch phổ biến nên đã được Ngân hàng nhà nước có nhưng chính sách áp dụng điều tiết, giữ ở mức ổn định thị trường, biến động không nhiều kể từ đầu năm 2017. Rõ ràng việc biến động tỷ giá liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội trên thị trường thế giới, nếu không nắm bắt và phòng ngừa rủi ro này, các Khách hàng sẽ phải chịu rủi ro, dẫn đến tăng chi phí giá vốn và các chi phí tài chính khác, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng cân đối, trả nợ các nguồn vốn vay của khách hàng tại chi nhánh.
Một ví dụ cụ thể về rủi ro này tại chi nhánh, Khách hàng Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn nhập khẩu máy móc phục vụ sản xuất từ nguồn vốn vay của Công ty cho thuê tài chính. Máy móc trị giá 225.625 EUR, được mở L/C vào ngày 09/05/2017, tỷ giá là 24.964, số tiền quy đổi sang VND đã được Công ty cho thuê tài chính giải ngân. Sau đó, đến ngày 31/07/2017, L/C này đến hạn thanh toán, thì tỷ giá EUR/VND lại lên rất cao là 26.800, khiến Công ty cổ phần Vigalcera Tiên Sơn phải nhận nợ thêm từ bên Công ty cho thuê tài chính lên tới hơn 400 triệu đồng, điều này dẫn đến chi phí tài chính của Công ty bị tăng lên đáng kể.
> Rủi ro đạo đức
Trong thanh toán quốc tế, khi mà người mua và người bán ở rất xa nhau, việc giao dịch sẽ dễ xảy ra rủi ro đạo đức khi mà một bên có hành động cố ý làm sai, gây hậu quả cho các bên tham gia. Hiện nay ở Chi nhánh, rủi ro này cũng đã xảy ra, chủ yếu xuất phát từ phía Bên xuất khẩu.
Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước nói chung và các khách hàng đang quan hệ với Chi nhánh nói riêng thường không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức am hiểu về lĩnh vực thanh toán quốc tế, chủ yếu phụ thuộc và các điều kiện, quy định mà người bán đặt ra. Vì vậy khi thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, mà cụ thể là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, Bên nhập khẩu thường không đám phán, đưa ra các điều kiện nhằm đàm bảo quyền lợi cho mình. Thông
thường rủi ro đến từ các chứng từ liên quan trực tiếp đến hàng hoá như Vận đơn, Cerificate of Origin, Bảo hiểm, v.v...
Vận đơn đường biển, (Viết tắt là B/L - Bill Of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận. Nói cách khác Vận đơn đường biển chính là chứng từ sở hữu hàng hoá cho bên được chỉ định, vì vậy nó cũng tuân thủ theo quy đinh, quy ước chung của quốc tế. Tuy nhiên, đã có những rủi ro xảy ra khi Bên xuất khẩu cố tình làm giả, làm sai các chứng từ này khiến người mua không thể lấy được hàng. Theo quy định chung của Vietinbank, với các L/C được mở cho các khách hàng được cấp giới hạn L/C, thì các điều khoản trong L/C phải quy định bắt buộc toàn bộ các chứng từ vận tải gốc sẽ phải xuất trình qua Ngân hàng, và khi đó, Ngân hàng có thể kiểm tra, xem xét được tính chân thực, đảm bảo giảm rủi ro cho Bên nhập khẩu cũng như phía Ngân hàng. Mặc dù vậy, đã xảy ra trường hợp phía Bên xuất khẩu đã có 2 bộ chứng từ vận tại gốc của cùng 1 lô hàng. Ví dụ cụ thể đó là việc Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn nhập khẩu hàng hoá từ Công ty Guangxi Pingxiang Huadong Imp and Exp ở Trung Quốc. Sau khi giao hàng, đã được phía người vận chuyển ký phát vận đơn, bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đã thoả thuận chuyển trước vận đơn trực tiếp để kịp thời lấy hàng, trong khi điều khoản L/C quy định toàn bộ chứng từ vận tải sẽ phải chuyển qua Chi nhánh. Tuy nhiên sau đó Bên xuất khẩu vẫn xuất trình được một bộ chứng từ vận tải đến Ngân hàng, và đầy đủ các điều kiện điều khoản theo L/C, mà phía Ngân hàng không thể bắt lỗi sai sót, chứng từ giả mạo. Chỉ khi Chi nhánh liên hệ với khách hàng, đối chiếu với Vận đơn đã được người bán gửi trực tiếp sang mới phát hiện ra là bộ chứng từ xuất trình qua Ngân hàng là giả mạo. Rõ ràng việc Bên xuất khẩu giả mạo chứng từ vận tải khiến cả Ngân hàng và Bên nhập
khẩu phải đối mặt với rủi ro tương đối lớn, có thể gây mất vốn, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh.
Hình 2.6: Vận đơn đã bị người xuất khẩu giả mạo (hình bên trái: vận đơn gốc, hình bên phải: vận đơn giả mạo)
(Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn)
Một hình thức rủi ro đạo đức liên quan đến chứng từ vận tải khác là việc thậm chí bên xuất khẩu không gửi vận đơn, không giao hàng, thường xảy ra với các doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu, hoặc mới thực hiện hình thức thanh toán quốc tế bằng L/C. Thông thường các Khách hàng này khi đề nghị phát hành L/C tại chi nhánh thường phải sử dụng tài sản thanh khoản cao, ký quỹ 100% giá trị L/C để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán. Theo quy định của Vietinbank thì trường hợp này không bắt buộc Khách hàng phải xuất trình chứng từ vận tải qua Ngân hàng. Vì thế có trường hợp Bên xuất khẩu đã yêu cầu bỏ chứng từ vận tải ra khỏi các diều khoản L/C, và sẽ chuyển trực
tiếp cho Khách hàng. Tuy nhiên sau đó Bên xuất khẩu chỉ xuất trình chứng từ qua Ngân hàng để yêu cầu thanh toán, nhưng trên thực tế không hề thực hiện giao hàng, gửi chứng từ vận tải cho Bên nhập khẩu, khiến người mua đối mặt nguy cơ mất toàn số tiền thanh toán cho lô hàng. Hiện nay tại Chi nhánh chưa xảy ra rủi ro khiến người mua bị mất vốn, tuy nhiên đã có nhiều trường hợp người bán yêu cầu lược, giảm bớt chứng từ, nhưng đã được Chi nhánh kịp thời tư vấn, đàm phán lại với đối tác, nhằm giảm thiểu rủi ro này.
Chứng từ bảo hiểm cũng là đối tượng mà Bên xuất khẩu có thể gây ra rủi ro đạo đức. Về bản chất chứng từ bảo hiểm là đảm bảo quyền lợi cho phía Ngân hàng phát hành và Bên nhập khẩu, có thể được bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất, rủi ro hàng hoá, vì vậy Bên nhập khẩu cần nắm rõ việc này để yêu cầu người bán thực hiện mua bảo hiểm đầy đủ trong các phương thức giao hàng mà người bán phải mua bảo hiểm. Có nhiều trường hợp, do trong L/C quy định lỏng lẻo, nên người bán chỉ mua, nhưng với giá trị nhỏ, không bao gồm toàn bộ tổn thất cho lô hàng hoá. Thông thường Chi nhánh luôn tư vấn cho các Khách hàng yêu cầu mua bảo hiểm hàng hoá tối thiểu