Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu 0045 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NH hàng hải việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38)

Trước những kinh nghiệm về hoạt động bảo lãnh của các nước trên thế giới chúng ta có thể đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm cho việc nâng cao và mở rộng hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung và MSB Đống Đa nói riêng, cụ thể:

Đối tượng: Cơ cấu bảo lãnh theo các đối tượng khác nhau đồng thời tại ngân hàng có sự mất cân đối không chỉ giữa các loại bảo lãnh mà còn giữa DNNQD và DNQD, giữa bảo lãnh trong xây lắp và trong thương mại

Điều kiện: các qui định về hành lang pháp lý đối với nghiệp vụ bảo lãnh chưa đồng bộ, mỗi ngân hàng đưa ra một điều kiện bảo lãnh khác nhau như thời gian bảo lãnh, điều kiện bảo lãnh cũng như tài sản đảm bảo đối với từng loại bảo lãnh là khác nhau.

Phạm vi: Bảo lãnh được thực hiện chủ yếu trong nước với các bảo lãnh nước ngoài cũng được thực hiện nhưng rất hạn chế.

Tại các nước một số qui định về bảo lãnh đã hạn chế không những đối tượng khách hàng tham gia bảo lãnh như ở Thái Lan chỉ thực hiện với khách hàng truyền thống mà bỏ qua số lượng lớn các khách hàng mới khách hàng tiềm năng, tại Indonexia chỉ thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp lớn mạnh và tuy nhiên thời gian bảo lãnh trên 5 năm phải được chính phủ xem xét quyết định góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày những vấn đề chung về bảo lãnh ngân hàng, nội dung của nghiệp vụ bảo lãnh, rủi ro trong hoạt động bảo lãnh và kinh nghiệm hoạt động bảo lãnh của các nước trên thế giới. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu thực tiễn hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại.

Như vậy, thông qua những khái niệm cơ bản, đặc điểm cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới chúng ta đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Vậy thực tế hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại được thực hiện như thế nào, kết quả đạt được cũng như hạn chế của nghiệp vụ ngân hàng này ra sao, chúng ta cùng đi vào xem xét thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Đống Đa.

CHƯƠNG 2 _

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG HÀNG HẢI - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển

Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, ngân hàng chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam...

Ban đầu, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Có thể nói, sự ra đời của Ngân hàng

Hàng Hải Việt Nam tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

Đến nay, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng.Đến cuối năm 2010, vốn điều lệ của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam ở mức 5.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn 115.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay là gần 150 điểm và trong tương lai gần, con số này sẽ nâng lên 320 điểm vào cuối năm 2011.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng... đến nay, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam

Cùng với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam, ngày 28/07/2004, MSB Đống Đa được thành lập với cơ sở là chi nhánh cấp 2 trực thuộc MSB Hà Nội (Chi nhánh cấp 1 của MSB). Từ khi hoạt động MSB Đống Đa đã không ngừng đem lại lợi nhuận đáng kể cho MSB và chính thức trở thành chi nhánh cấp 1 ngày 17/11/2006 tại địa chỉ Số 47A- Huỳnh Thúc Kháng - Phường Láng Hạ - Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội. Hiện nay, MSB Đống Đa có 05 phòng giao dịch trong toàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ Ngân hàng cũng được đa dạng hoá như hoạt động

Tín dụng, huy động vốn, thanh toán, thẻ, ngân quỹ,.. .nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, cùng với với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, MSB Đống Đa cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao cho khách hàng như: thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24 liên minh 13 Ngân hàng, Master card, Visa card, đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram, hệ thống thanh toán SWIFT với mạng lưới đại lý trên 1000 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.

Với sứ mệnh mong muốn cung cấp tới từng khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính có giá trị vượt trội với phong cách chuyên nghiệp trên cơ sở hiểu rõ mong muốn và đặc thù kinh doanh của khách hàng. Đồng thời thiết lập cho cán bộ công nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp với nhiều cơ hội phát triển trên cơ sở được đánh giá, khích lệ theo hiệu quả thực chất của công việc. Sau cùng là đem lại lợi ích bền vững cho các cổ đông thông qua việc triển khai mạnh mẽ Chiến lược kinh doanh mới và thực hiện các công cụ quản trị rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn Quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Về cơ cấu bộ máy hành chính của MSB Đống Đa được tổ chức thành 5 phòng ban và 5 phòng giao dịch nằm rải rác trên địa bàn quận làm nhiệm vụ giao dịch với khách hàng.

* Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

+ Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban giám đốc gồm một giám đốc và một phó giám đốc.

- Giám đốc: Tổ chức điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh theo phân công nhiệm vụ của Tổng giám đốc MSB.

- Phó giám đốc: Tổ chức điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh theo phân công nhiệm vụ của Tổng giám đốc MSB và thực hiện các

nhiệm vụ do Giám đốc Chi nhánh giao phó + Các phòng ban:

Phòng dịch vụ khách hàng: Quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ Ngân hàng theo quy định của Pháp luật và MSB.

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, mở LC... và cấp tín dụng khác cho Khách hàng Doanh nghiệp tại Chi nhánh.

Phòng tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện nghiệp vụ kế toán tổng hợp, quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh theo quy định của Pháp luật và MSB.

Phòng hành chính- tổng hợp: Chức năng là quản lý tổ chức hành chính phân công lao động, đáp ứng các nhu cầu về cơ sở vật chất để các phòng ban và bộ phận hoạt động. Nhiệm vụ của phòng là: thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn cho các cán bộ công nhân viên, quản lý tài sản phục vụ cho các phòng ban.

36

+ Các phòng Giao dịch: Hạch toán báo sổ, có con dấu riêng, được thực hiện các nghiệp vụ của NHTM cổ phần theo quy định của Pháp luật và của MSB. Bao gồm các Phòng giao dịch sau:

- Phòng giao dịch Kim Liên - Phòng giao dịch Ô Chợ Dừa - Phòng giao dịch Trung Tự - Phòng giao dịch Đông Đô - Phòng giao dịch Láng Hạ

Các hoạt động của phòng giao dịch chủ yếu là huy động vốn nhàn rỗi từ cá nhân và không thực hiện cho vay. Đối với các khách hàng doanh nghiệp đến giao dịch được tư vấn chuyển về chi nhánh để thực hiện quản lý khách hàng doanh nghiệp tập trung.

Như vậy, với cơ cấu tổ chức cán bộ và bộ máy quản lý gọn nhẹ, khoa học như trên đã góp phần giúp MSB Đống Đa tinh giảm chi phí quản lý và thực hiện hiệu quả kế hoạch tài chính của ngân hàng.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh a. Tình hình huy động vốn

Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh có giấy phép của chính quyền với hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ bằng việc nhận các khoản tiền gửi có trả lãi để thu hút vốn nhàn rỗi, rồi dùng chính những khoản đó để cho vay lại đối với nền kinh tế. Một nguồn vốn lớn ổn định là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến khả năng thanh toán chi trả, đến năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, MSB Đống Đa đã luôn coi trọng công tác huy động vốn dưới mọi hình thức để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam là một ngân hàng cổ phần với thành phần tham gia cổ đông sáng lập là các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam

37

đã tạo điều kiện thuận lợi cho MSB Đống Đa trong hoạt động huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam luôn không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với công chúng. Hệ thống công nghệ tin học và công nghệ Ngân hàng tiên tiến được sự tài trợ Ngân hàng Thế giới cũng tác động tích cực đến Huy động vốn của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. Với các sản phẩm mới dựa trên công nghệ hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking đã góp phần thúc đẩy hoạt động huy động vốn phát triển ngày càng nhanh và đem lại rất nhiều tiện ích đến với khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ ngày một chuyên nghiệp hơn. Phát triển ngân hàng theo mô hình mới dưới sự tư vấn của McKinsey ngân hàng được chia tách thành hai khối ngân hàng cụ thể: một chỉ phục vụ khách hàng doanh nghiệp và một chỉ phục vụ khách hàng cá nhân riêng biệt từ cơ sở vật chất đến cán bộ nhân viên quản lý rõ rệt, các khu vực phục vụ hai nhóm khách hàng này là hoàn toàn riêng biệt đã giúp cho chất lượng dịch vụ được tăng lên đáng kể đồng thời đem đến sự hài lòng cho khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng.

Bảng 2.1: Phân theo đối tượng huy động vốn

% % 100% 100% Mức tăng giảm 1,097,85 5 890,597 % tăng giảm 48.66% 28.30% 1.Tiền gửi TCKT 770,548 1,323,40 2 1,964,550 % 67 % 59% 62% Mức tăng giảm 552,854 641,148

% 33% 41% 38%

Mức tăng giảm 545,001 249,449

% tăng giảm 58.42% 21.10%

(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Đống Đa năm 2008-2010)

Tiếp theo đây là tình hình huy động vốn của chi nhánh với những thành tựu đáng khích lệ. Dựa trên những số liệu về kết quả huy động vốn của chi nhánh từ năm 2008 đến năm 2010 ta thấy rằng: Tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2010, mặc dù bị tác động mạnh bởi những biến động về lãi suất trên thị trường trong nước, nguồn vốn huy động của MSB Đống Đa vẫn có mức tăng trưởng ổn định. Năm 2009, vốn huy động đạt 2,256 tỷ đồng, tăng 48.66% so với năm 2008. Năm 2010, vốn huy động đạt 3,146 tỷ đồng, tăng 28.30% so với năm 2009, trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng đáng kể so với các năm trước. Cùng với việc hình thành khối Khách hàng Doanh nghiệp nhằm chuyên môn hóa công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, chính sách khách hàng linh hoạt được áp dụng cho từng phân khúc khách hàng riêng biệt, vì thế tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng một cách đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế năm 2009 và 2010 đạt trên 1,300 tỷ đồng, tăng 41.78% so với năm 2008. Kết quả đạt được là do chính sách linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới chi nhánh và kết hợp với hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mại. Với kết quả này MSB Đống Đa đã đáp ứng 148% nhu cầu dư nợ tín dụng năm 2009 và năm 2010, là cơ sở đảm bảo an toàn cho phát triển nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh.

Trong năm 2009 và 2010, với sự nỗ lực của phòng Marketing góp phần đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn và đầu tư thích đáng cho việc phát triển thương hiệu MSB Đống Đa đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng với

39

nguồn vốn huy động từ dân cư đạt gần 1,000 tỷ VND năm 2009 và trên 1,000 tỷ năm 2010, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2008. Mức tăng trưởng này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động, góp phần giúp MSB Đống Đa luôn duy trì tốt khả năng thanh khoản trước mọi diễn biến bất lợi của thị trường tài chính tiền tệ.

Bảng 2.2: Phân theo cơ cấu tiền gửi

% % 100% 100% Mức tăng giảm 1,097,85 5 890,597 % tăng giảm 48.66 % 28.30 % 1.Tiền gửi VND_______ 6 967,49 0 1,892,53 _______________2,735,810 %... 84% 83% 87% Mức tăng giảm... 4 925,03 843,280 % tăng giảm___________ % 48.88 30.82%

2.Tiền gửi ngoại tệ 2 190,99 3 363,81 _________________

411,130

%... 16% 17% 13%

Mức tăng giảm... 1 172,82 47,317

6 4 9 .%... 100.00 % 100.00% 100.00% Mức tăng giảm 1,172.28 597.5 5 % tăng giảm 370.09 % 40.13 % 1.Doanh nghiệp 281.4 3 1,254.3 4 1,842.5 7 %... 88.85 % 84.24% 88.31 % Mức tăng giảm 9.72.91 588.2 3 % tăng giảm 345.70 % 46.90 % 2.Cá nhân 35.33 234.70 244.0 2 %... 11.15 % 15.76% 11.69% Mức tăng giảm 199.37 9.32 % tăng giảm 564.33 % 3.97% ττ^τ- -:---π, ,---.Λ . ,z, .'ÍOn ---77---1Z---,,z.z.z. ,ΛZ. ,Z. .

Một phần của tài liệu 0045 giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NH hàng hải việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38)