> Phạm vi
Ngân hàng cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ bảo lãnh gồm:
• Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay;
• Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ đời sống;
• Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
• Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của Pháp luật;
• Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận cam kết trong các hợp đồng liên quan.
Thời hạn bảo lãnh được xác định từ khi phát hành bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh, căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có các thoả thuận hoặc cam kết khác.
Việc gia hạn bảo lãnh phải được ngân hàng và bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.
> Phí bảo lãnh
Tổng Giám đốc được quy định các loại phí và mức phí bảo lãnh cụ thể (bao gồm cả phí bảo lãnh chậm thanh toán) đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của ngân hàng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. Ngân hàng phải niêm yết công khai biểu phí bảo lãnh tại nơi giao dịch để Khách hàng biết.
Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thoả thuận trực tiếp với nhau về mức phí bảo lãnh mỗi tổ chức tín dụng được hưởng trên cơ sở mức phí bảo lãnh thu được của Khách hàng.
Ngân hàng cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ bảo lãnh có mức phí khác nhau.
2.2.7. Biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh.
Các hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm: Ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định hiện hành của Pháp luật và của ngân hàng.
Việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (đối với bảo lãnh vay vốn) hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện theo các văn bản hiện hành của Pháp luật liên quan và của ngân hàng.
2.2.8. Quy trình phát hành thư bảo lãnh tại MSB Đống Đa Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại MSB Đống Đa
a. Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định theo các nội dung sau:
• Kiểm tra tính chân thực, và phù hợp của hồ sơ tài liệu Khách hàng đề nghị bảo lãnh;
• Tư cách pháp lý, đặc điểm về tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh của Khách hàng;
• Tình hình tài chính của khách hàng;
• Tình hình hoạt động của khách hàng;
• Tính pháp lý, hiệu quả và khả thi của khoản bảo lãnh;
• Các biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm và biện pháp quản lý tài sản bảo đảm bảo lãnh;
• Số tiền, loại tiền, thời hạn và phí bảo lãnh;
• Việc bảo đảm và chấp hành các quy định hiện hành khác của Pháp luật và của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam;
• Các yêu cầu và vấn đề cần thiết khác liên quan đến khoản bảo lãnh. b. Kết quả thẩm định sẽ được ghi nhận trên tờ trình phê duyệt và chuyển
cho Giám đốc chi nhánh xem xét giải quyết tại bước (2) và (3)
c. Giám đốc chi nhánh xem xét rồi chuyển sang Trụ sở chính - Hội đồng tín dụng có trách nhiệm tiếp nhận thẩm định ra quyết định phê duyệt bước
(4).
d. Nếu khoản bảo lãnh đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng hội đồng tín dụng phê duyệt tại bước (5) và đơn vị kinh doanh thực hiện
tiếp bước
(6):
• Đơn vị kinh doanh và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh.
• Đơn vị kinh doanh phát hành cam kết bảo lãnh;
• Đơn vị kinh doanh yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng cấp bảo lãnh, bao gồm nộp phí bảo lãnh đầy đủ, ký quỹ hay nhập
tài sản
bảo đảm của khách hàng theo quy định.
2.2.9. Hình thức bảo lãnh
Bảo lãnh của ngân hàng cho khách hàng phải được thực hiện bằng văn bản, bao gồm các hình thức: Hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh.
55
tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Cam kết bảo lãnh có thể có nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các bên; giải quyết tranh chấp phát sinh; chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác. Trong trường hợp nội dung Cam kết bảo lãnh có quy định việc sử dụng các tài liệu liên quan đến giao dịch bảo lãnh (như hợp đồng giữa khách hàng với bên nhận bảo lãnh, xác nhận việc Khách hàng vi phạm của bên thứ ba hoặc các văn bản khác) là điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo các điều kiện nêu trên. Trường hợp ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, thì nội dung cam kết bảo lãnh được thực hiện theo các quy định của Pháp luật về hối phiếu. Ngoài ra, cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu ngân hàng và các bên liên quan có thoả thuận, cam kết bảo lãnh do ngân hàng phát hành là bảo lãnh có thời hạn. ngân hàng chỉ có trách nhiệm bảo lãnh trong phạm vi thời hạn được quy định cụ thể trong cam kết bảo lãnh của ngân hàng.
2.3. Kết quả nghiệp vụ bảo lãnh tại MSB Đống Đa 2.3.1. Thực tế hoạt động bảo lãnh tại MSB Đống Đa
Có thể dễ dàng nhận thấy nguồn thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh so với các nghiệp vụ khác trong ngân hàng thương mại là chưa cao. Các dịch vụ chủ yếu mang đến lợi nhuận cho ngân hàng chính là dịch vụ tín dụng, dịch vụ tiền gửi. Với nguồn lợi nhuận từ lãi cho vay khách hàng cũng như lãi thu được từ bán vốn cho hội sở chính chi nhánh thường luôn đảm bảo được nguồn lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên, gắn liền với những lợi nhuận đó không ít những rủi ro tiềm ấn. Vì vậy nếu biết khai thác nguồn lợi từ dịch vụ bảo lãnh đem lại không những làm tăng doanh số dư nợ bảo lãnh, tăng thu thuần cho ngân hàng mà rủi ro thấp hơn rất nhiều.
2.3.2. Quy mô hoạt động bảo lãnh
56
a. Số lượng giao dịch bảo lãnh tại MSB Đống Đa
Với nỗ lực tuyệt vời của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, kết quả nghiệp vụ bảo lãnh tại MSB Đống Đa là đáng ghi nhận, thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 2.7: Qui mô bảo lãnh MSB Đống Đa
Dư nợ BL 76,290 90,658 243,697
Biểu đồ 2.2: Số lượng món bảo lãnh
b. Doanh số bảo lãnh tại MSB Đống Đa
Trên thực tế so với một số chi nhánh của các ngân hàng khác cùng địa bàn, kết quả hoạt động bảo lãnh ở MSB Đống Đa trong 3 năm qua là chưa cao. Năm 2008, ngân hàng thực hiện được 153 món bảo lãnh với tổng giá trị 45,623 triệu đồng. Đến năm 2009, doanh số bảo lãnh là 152,698 triệu đồng, tăng gấp 3.3 lần so năm 2008.
STT vụPhí thu từ dịch Năm 2008 Năm 2009 2010Năm 1 Dịch vụ bảo lãnh 458.4 1,236.5 1,023.7 2 Dịch vụ thanh toán 0 1,403.9 0 3,053.7 0 5,190.3 3 Dịch vụ Cho vay 3 22. 164.5 5 331. Tổng cộng 1,884.6 0 3,851.0 0 8,299.4 0
Đặc biệt sang đến năm 2009 do có rất nhiều đơn vị mở L/C thanh toán qua Ngân hàng, cộng với việc chi nhánh bảo lãnh cho một số dự án lớn như dự án của Công ty TNHH Hanotex, Công ty Sudico vay để xây dự án Resort tại Tp. Đà Nang và nhiều công trình khác. Vì vậy doanh số bảo lãnh tăng rất nhanh, đạt 152,698 triệu đồng. Sang tới năm 2010 doanh số bảo lãnh vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại; đạt 210,569 triệu đồng, tăng gấp 1.38 lần so với năm 2009. Như vậy tốc độ tăng doanh số đang bị giảm dần.
Biểu đồ 2.3: Doanh số và dư nợ bảo lãnh qua các năm
500000 450000 400000 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 ■ Dư nọ' BL
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tuy có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm như vậy, song thực chất hoạt động bảo lãnh của MSB Đống Đa vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Doanh số hoạt động của dịch vụ bảo lãnh còn chưa cao, không tương xứng với khả năng của chi nhánh và đòi hỏi của nền kinh tế. So với các hoạt động khác như tín dụng, thanh toán trong nước và quốc tế.. .số dư bảo lãnh còn khá khiêm tốn. Việc này là hệ quả tất yếu bởi trong thực tế hoạt động ở MSB Đống Đa, thủ tục và điều kiện bảo lãnh khá phức tạp, nhiều khi trở thành khó thực hiện đối với đa phần khách hàng hiện nay. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số bảo lãnh MSB Đống Đa chưa đạt được đúng với khả năng và đáp ứng kịp nhu cầu thị trường.
c. Nguồn thu phí bảo lãnh
Đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng. Khách hàng khi tham gia bảo lãnh thì bắt buộc phải nộp khoản phí bảo lãnh trên cơ sở mức phí do ngân hàng đưa ra và thời gian của khoản bảo lãnh. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, ngân hàng đưa ra mức phí như thế nào cho phù hợp tác động rất lớn đến việc thu hút khách hàng về hoạt động ngân hàng mình. Hiện nay, MSB Đống Đa đang áp dụng mức phí tối thiểu là 2% năm trên giá trị bảo lãnh. Mức thu tối thiểu là 200.000 VND.
Bảng 2.8. Phí thu từ các dịch vụ của ngân hàng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số mó n Doanh số trọngTỷ móSố n Doanh số trọngTỷ mónSố Doanhsố trọngTỷ Bảo lãnh trong nước 89 23,268 51% 189 119,104 78% 215 141,081 67% Bảo lãnh nước ngoài 64 22,355 49% 150 33,594 22% 184 69,488 33% Tổng cộng 153 45,623 100% 339 152,698 100% 399 210,569 100% ■ Dich vụ bảo lãnh ■ Dịch vụ thanh toán
So với các hoạt động khác, nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh. Tính đến năm 2009, thu từ bảo lãnh chỉ chiếm 7% trong tổng thu của MSB Đống Đa. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, dù sao doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh cũng có những bước tiến tương đối ổn định và bền vững, từ con số 458.4 triệu đồng vào cuối năm 2008, đến cuối năm 2009, chi nhánh đã đạt được 1,236.5 triệu đồng, tăng 170% và đến năm 2010 tuy có giảm đi đôi chút so với năm 2009 song cũng là điều đáng khích lệ trong thời kỳ nền kinh tế thế giới lâm vào khó khăn. Đây thật sự là những con số thể hiện sự phát triển của hoạt động bảo lãnh tại đây.
2.4. Cơ cấu hoạt động bảo lãnh 2.4.1. Cơ cấu các loại hình bảo lãnh
Hiện nay MSB Đống Đa bảo lãnh được phân chia và quản lý theo 2 loại hình: bảo lãnh trong nước và bảo lãnh mở L/C. Kết cấu của 2 loại bảo lãnh này cụ thể như sau:
Bảng 2.9: Cơ cấu bảo lãnh theo loại hình
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanhsố trọngTỷ BL thực hiện hợp đồng____________ 4,695 20% 37,358 31% 41,569 29% BL dự thầu 1,624 7% 9,125 8% 4,108 3% BL thanh toán 5,247 23% 8,769 7% 13,664 10% BL bảo hành 4,122 18% 31,256 26% 39,578 28% BL tiền ứng trước 7,239 31% 28,654 24% 39,124 28% BL khác 341 1% 3,942 3% 3,038 2% Tổng cộng 23,268 100% 119,104 100% 141,081 100%
(Nguồn: Phòng KHDN - MSB Đồng Đa năm 2008-2010)
Bước vào hoạt động chính thức từ cuối năm 2006, đến cuối năm 2008 với số lượng các món bảo lãnh chưa được cao 153 món trong đó có 89 món bảo lãnh trong nước, với giá trị 23,268 triệu đồng và 64 món bảo lãnh mở L/C với gía trị 22,355 triệu đồng. Năm 2009 số lượng các món bảo lãnh tăng 186 món so với năm 2008. Trong đó số món bảo lãnh trong nước tăng 100 món so với năm 2008 (gấp 1.89 lần), số món bảo lãnh mở L/C cũng tăng 86 món, gấp 2.3 lần so với năm 2008. Sang đến năm 2010 thì số lượng món bảo lãnh cả trong nước và L/C đều tăng lên tuy nhiên với tốc độ tăng không cao, số lượng bảo lãnh trong nước đã phát hành là 215 món và bảo lãnh mở L/C là 184 món. Có thể thấy doanh số bảo lãnh giảm so với cùng kỳ năm trước do chi nhánh đã tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng kỹ hơn từ đó chọn lọc khách hàng tốt, còn những đơn vị khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì đều không được ngân hàng bảo lãnh.
2.4.2. Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích bảo lãnh
Qua các năm có thể thấy tỷ trọng hoạt động bảo lãnh không có những thay đổi đáng kể. Chiếm tỷ trọng lớn thường là bảo lãnh thực hiện hợp đồng
61
và bảo lãnh tiền ứng trước tỷ trọng đạt từ 20% - 30%, tiếp theo đó là bảo lãnh bảo hành.
Bảng 2.10: Cơ cầu bảo lãnh theo mục đích
lãnh. Khi nền kinh tế đang có những bước chuyển biến rõ rệt các doanh nghiệp liên tục có những dự án cần phải có sự bảo lãnh của ngân hàng mới có thể thực hiện được. Đây cũng chính là thế mạnh truyền thống của MSB Đống Đa đặc biệt phục vụ cho các đơn vị tham gia đấu thầu các công trình xây dựng, công trình lắp đặt lớn.
Chiếm tỷ lệ thấp hơn là bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh dự thầu. Năm 2008 bảo lãnh dự thầu chỉ đạt 1,624 triệu đồng chiếm 7% sang năm 2009 con số này lần lượt là 9,125 triệu đồng chiếm 8% và 4,108 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3%.
Vậy có thể thấy cơ cấu bảo lãnh của MSB Đống Đa có sự mất cân đối. Tỷ trọng các loại chiếm từ rất ít như bảo lãnh dự thầu và các bảo lãnh khác
đến các loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng rất lớn như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn tiền ứng trước. Nhiều loại bảo lãnh như: bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh hải quan, bảo lãnh xác nhận còn chưa được thực hiện ở đây. Trong thời gian tới để cân đối danh mục bảo lãnh của mình MSB Đống Đa cần mở rộng các đối tượng khách hàng cũng như thực hiện các hình thức marketing sản phẩm của mình hiệu quả gia tăng doanh số bảo lãnh còn chưa được chú trọng tới nhiều.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ bảo lãnh tại MSB Đống Đa 2.5.1. Các nhân tố chủ quan
Trong tình hình nền kinh tế còn nhiều biến động, cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước còn chưa phù hợp. Cơ chế bảo lãnh còn nhiều quy định giới hạn hoạt động của chi nhánh. Chưa có định hướng cụ thể quy hoạch phát triển kinh tế chiến lược theo từng ngành, vùng, địa phương hay nhóm doanh nghiệp.. .đôi khi chủ trương chính sách của các cơ quan hữu quan còn chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong công tác thẩm định và ra quyết định bảo lãnh của chi nhánh.
Về văn bản luật pháp chưa có một bộ luật riêng cho hoạt động bảo lãnh, vì thế bảo lãnh còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật mà các văn