h. Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế hàng hoá.
4.3.2. Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng cao ý chí tự lực, tự cƣờng, giữ vững bản sắc dân tộc trong quá trình
tế, nâng cao ý chí tự lực, tự cƣờng, giữ vững bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế
Bước vào thời kì đổi mới, nhận thức rõ ảnh hưởng của toàn cầu hoá, từ đại hội VI của Đảng (năm 1986), Đảng ta đã quán triệt ngày càng rõ hơn về việc phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, khơi dậy yếu tố nội lực và ngoại lực làm lợi thế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tiên, chúng ta phải khẳng định vai trò của nền văn hoá Việt Nam. Đó là những truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta đã hun đúc qua hàng nghìn năm phát triển, là một trong những nhân tố nội sinh, là sức mạnh
Nhóm 3 Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS:Nguyễn Thị Lan Phương trang 70
dân tộc, là lợi thế so sánh của đất nước. Văn hoá Việt Nam là vốn liếng “tinh thần” để chúng ta “hoà nhập” chứ không “hoà tan” vào nền kinh tế thế giới.
Thứ hai, Trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ và những biến động của tình hình thế giới, việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải bảo đảm những tiêu chuẩn cán bộ đã được Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII và Đại hội IX của Đảng đề ra. Cần phải trẻ hoá, tri thức hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ, tích cực lựa chọn những cán bộ có đức, có tài, có thành tích xuất sắc, có triển vọng phát triển, được quần chúng tín nhiệm để bổ sung vào đội ngũ cán bộ kế cận, kể cả cán bộ lãnh đạo chính trị, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ khoa học kỹ thuật.
Trong công tác cán bộ, phải mở rộng dân chủ, thực hiện đúng quy trình, đề cao trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất, vi phạm Điều lệ đảng và Pháp luật của Nhà nước, dù người đó ở cương vị công tác nào. Đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt ở các cấp nói riêng phải được trang bị toàn diện, có hệ thống về chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, biết vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao. Không ngừng nâng cao năng lực quản lý, trình độ. Phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý, đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Đồng thời phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường,
Nhóm 3 Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS:Nguyễn Thị Lan Phương trang 71
đặc biệt là tâm lí chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh là phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa tương thân, tương ái của dân tộc và của Đảng.
Thứ ba, tận dụng tối đa các nguồn lực về tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên, địa hình, khí hậu mà Việt Nam có được. Đây là một trong những lợi thế nội tại, một điều kiện không thể thiếu được cho việc phát triển kinh tế, là một lợi thế to lớn và cơ bản để dân tộc ta phát huy ý chí tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đầy phức tạp và nhiều thách thức.
Việt Nam kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực, với chiến lược và lộ trình thích hợp; bên cạnh đó phấn đấu giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; tranh thủ tạo dụng và tân dụng thời cơ do những nỗ lực bên trong và các nhân tố thuận lợi bên ngoài hợp lưu tạo ra. Nhận định về thời cơ phát triển của đất nước chúng ta hiện nay, Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực-nguồn vốn, công nghệ mới,kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường- phục vụ sự nghịêp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Từ phát huy nội lực dân tộc dẫn đến mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế ngày nay càng phát triển. Đối với Việt Nam, chúng ta nằm ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng góp phần tạo điều kiện thuận lợi từ bên ngoài cho nước ta có thể khai thác, tranh thủ để phát triển và đổi mới đất nước.
Nhóm 3 Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS:Nguyễn Thị Lan Phương trang 72
Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh, các nước trong phong trào không liên kết. Thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước đang phát triển và các tổ chức quốc tế.
Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác với các đảng cộng sản và công nhân, với các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới.
Tiếp tục mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền. Mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế.
Tăng cường nâng cao hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại và văn hoá đối ngoại. Bồi dưỡng rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực, đạo dức phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, kể cả kinh tế đối ngoại. Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại.
Việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại lúc này đòi hỏi phải tân dụng thế và lực của đất nước đang lên do công cuộc đổi mới đem lại, trong bối cảnh quốc tế đang có nhiều thuận lợi, mở ra thời cơ lớn,nhưng cũng luôn chủ động, cần tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức. Thời gian không chờ chúng ta.Việt Nam nhanh chóng xây dựng và củng cố quan hệ ổn định lâu dài với các nước, phát huy sức mạnh trong quan hệ song phương và đa phương, tích cực tham gia giải
Nhóm 3 Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS:Nguyễn Thị Lan Phương trang 73
quyết các vấn đề toàn cầu, nhằm góp phần xây dụng một trật tự chính trị, kinh tế quốc tế công bằng dân chủ…