giá trị phổ biến tiến bộ của nhân loại.
Quan niệm về một Nhà nước “Đức trị” và “Làm chính trị phải tựa vào Nhân” của Khổng Tử là điểm tựa để xây dựng một Nhà nước lý tưởng thân dân, gần dân, lấy dân làm gốc. Quan niệm đó có những giá trị quý báu mà Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải tiếp thu. Mặt khác, những nhà tư tưởng cổ đại đã thấy được mối liên hệ giữa Nhà nước và pháp luật, vai trò pháp luật trong tổ chức, hoạt động
Nhóm 3 Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS:Nguyễn Thị Lan Phương trang 29
của Nhà nước, trong đó pháp luật phải thể hiện ý chí của dân và phải khách quan, công bằng và bình đẳng.
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền tư sản trong thời kỳ đầu cũng đã gắn liền với ý tưởng về tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái… ngọn cờ tư tưởng giải phóng đó đã tạo nên những động lực xã hội hết sức mạnh mẽ cho sự giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp mà dù muốn hay không vẫn còn giữ nguyên giá trị. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân cũng vì những mục đích đó.
Vượt lên trên các nhà tư tưởng tư sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tư tưởng về sự cần thiết của Nhà nước pháp quyền mà còn hành động cách mạng để thực hiện hoá tư tưởng đó trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội làm nền tảng kinh tế dựa trên chế độ sở hữu XHCN là biểu hiện cho việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân; đồng thời nó cũng là sự biểu hiện thực tế của tự do, bình đẳng bác ái… của con người.
C. Mác viết: “Tự do là biến Nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội, thành cơ quan hoàn toàn phục tùng xã hội, vào thời đại chúng ta, tự do ở mức độ cao hơn hay thấp hơn của các hình thức Nhà nước được xác định bởi mức độ chúng hạn chế tự do của Nhà nước”. V. I. Lênin tiếp thu tư tưởng của C. Mác về Nhà nước pháp luật và phát triển nó trong điều kiện thực tiễn mới phải kế thừa di sản mà loài người đã tích luỹ được; dưới chủ nghĩa xã hội để điều tiết sản xuất và phân phối sản phẩm cần phải dùng pháp quyền mà tính tư sản, do đó cần “Một Nhà nước tư sản không có giai cấp tư sản”. Tiếp tục tư tưởng đó của Lênin, các nhà tư tưởng sau này khi bàn đến nội dung, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN đã khẳng
Nhóm 3 Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS:Nguyễn Thị Lan Phương trang 30
định: “Không thể nêu một nguyên tắc nào của quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN mà chưa được xây dựng từ lâu hoặc không có những điều tương tự trong các Nhà nước thuộc các hệ thống xã hội khác nhau”. Từ quan điểm đó, các nhà chính trị pháp lý và triết học Mác – Lênin về Nhà nước pháp quyền đều nhấn mạnh đến các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân như: quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tính tối cao của luật, nguyên tắc phân quyền và thống nhất quyền lực. Trong Nhà nước đó, về bản chất pháp luật phải đảm bảo tính khách quan công bằng, bình đẳng; pháp luật đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ được quan tâm đặc biệt.
Kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ đó của nhân loại, Đảng ta cho rằng việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân phải phù hợp với chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối của nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN. Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân phải phù hợp với tính chất xã hội hoá theo hướng phát huy cao độ sáng kiến của cá nhân, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự do sáng tạo trong mọi hoạt động của mình. Để làm được điều đó, Nhà nước có vai trò điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô, Nhà nước lo cho dân, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện mọi chức năng xã hội của mình. Do vậy, chức năng xã hội của Nhà nước ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu.
Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải kế thừa những giá trị nhân loại trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chúng ta cũng không xem nhẹ truyền thống, đặc điểm dân tộc, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Như vậy, Nhà nước pháp
Nhóm 3 Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS:Nguyễn Thị Lan Phương trang 31