3. Giá trị ngôn ngữ trong bài chò
3.1. Giá trị giải trí
Bài chòi là hình thức diễn xướng dân gian với lời ca là các câu ca dao, bài thơ có vần có điệu. Ngôn ngữ trong bài chòi, đặc biệt là bài chòi Quảng Nam lại mang đậm tính sôi nổi, hài hước và có tính gắn kết cộng đồng. Các ngôn từ trong bài chòi xuất phát từ những ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của người dân lao động, các yếu tố phồn thực cũng được áp dụng hết sức tự nhiên.
Nói ngôn ngữ trong bài chòi mang giá trị giải trí quả không sai, vì cơ bản đây là một trong những yếu tố tạo nên một trò chơi dân gian gắn kết cộng đồng. Bài chòi thường tổ chức vào các dịp lễ hội, Tết đây là khoản thời gian người lao động được nghỉ ngơi để hòa mình vào các sinh hoạt cộng đồng. Điều hấp dẫn của hát bài chòi chính là lời ca dẫn dắt tâm trạng, cảm xúc của người xem qua nhiều bất ngờ. Các câu hát đôi khi nhịp nhàng, đôi khi chậm rãi, cũng có lúc tưởng như các lời ca chọc ghẹo, giao duyên. Và rồi đôi lúc lại đưa người xem đến một sắc thái khác bởi nội dung đa dạng chứa đầy ý nghĩa.
Giá trị giải trí còn thể hiển trong lời ca trào phúng, châm biếm đầy dí dỏm.
“Trời mưa lộp lộp sân đình Anh đi cho khéo trợt uỳnh xuống đây”
“Đầu rồng, đuôi phượng, cánh tiên Ngày năm, bảy vợ, tối ngủ riêng một mình”
(con bài Ba gà)
So với các địa phương khác có loại hình âm nhạc dân gian hát bài chòi, thì bài chòi Quảng Nam có nét riêng, thể hiện đặc trưng về âm nhạc và văn hóa nơi đây xuất phát từ tính dí dỏm, hài hước trong cách diễn xuất, lời ca đến là điệu.