3. Giá trị ngôn ngữ trong bài chò
3.2. Giá trị giáo dục
Giá trị giáo dục trong bài chòi được thể hiện ở nội dung của những câu ca ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là nội dung về nhân cách sống, về đạo đức, về tình yêu quê hương đất nước, hướng con người đến những giá trị, những chuẩn mực đạo đức cao đẹp hơn.
Đầu tiên, không thể không kể đến giá trị giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước. Đây là chủ đề khơi nguồn cảm xúc mạnh mẽ nhất trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là văn học dân gian. Ta có thể tìm thấy sự hiện diện của nó từ những câu ca mộc mạc, chân quê đậm chất dân dã đến những lời ca mang phong cách đương đại. Tình yêu quê hương được khắc hoạ khá sâu sắc trong những câu ca đó là lòng tự hào về quê hương, sự gởi gắm tình cảm về làng quê.
“Ấm nồng từ một khúc quê Ta đứng hát giữa mây trời xứ xở Đất mẹ đi qua tháng ngày gian lao cực khổ Con sông quê bao năm trăn trở ngọn nguồn
Một thời khói lửa đạn bom Một tấc giang sơn, một dòng máu đỏ
Có niềm tin son sắc vô bờ ”
Ngôn ngữ trong lời ca bài chòi không chỉ để mua vui mà còn thông qua đó phê phán những điều không hay trong xã hội từ đó hướng con người tránh xa nó. Có thể là phê phán những con người bạc tình vô ơn, bạc nghĩa trong xã hội, lên án những kẻ biếng lười, rượu chè nghiện ngập,...
“Đụng anh nghiền như ông tiên nhỏ nhỏ Đến cử nghiền đèn đỏ hơn sao Tay cầm gươm bạc như Triệu Tử huơ đao Miệng ngậm ống như Trương Phi ngậm tửu
Mắt liếc đèn như Lưu Bị nhìn sao
Cẳng tréo hoe như Khổng Minh ngồi xem sách Lâm cuộc nghiền hữu mạch tắc thông vô mạch
Tắc chỉ, tôi nằm tôi nghĩ, sự bất đắc dĩ Ruộng trâu bán hết còn gì móc tiêm.
(con bài Tứ móc)
Nói tóm lại, có những lời ca làm ta rung động, cũng có những lời ca để lại một khoảng lặng nào đó trong lòng người nghe. Bài chòi là một loại hình đặc trưng của người xứ Quảng. Nội dung của những trong lời ca thể hiện trọn vẹn tính cách của con người chân chất, ngay thẳng nơi đây. Tuy nhiên, điều đặc trưng nhất tính giải trí và tính giáo dục sâu sắc.
Tổng kết
Qua việc thống kê phân tích ngữ liệu theo hướng ngữ âm, từ vựng kết luận lại ngôn ngữ trong bài chòi có những đặc điểm cơ bản như sau: Ngôn ngữ bài chòi mang đậm phương ngữ, dễ dàng nhìn thấy trong mặt từ vựng - ngữ nghĩa. Việc sử dụng từ có tính phương ngữ không chỉ phù hợp với đối tượng là người bình dân, nhân dân lao động mà nó còn ngày càng gần gũi hơn với xã hội bởi nhân văn hơn, cao đẹp. Phương ngữ trong bài chòi là góp phần tô đậm sắc thái văn hóa, màu sắc của địa phương. Ngôn từ bài chòi giản dị, gần gũi, ít dùng những từ ngữ chưa nhiều tầng nghãi hay quá trang trọng. Lời ca ngắn gọn đồng thời có giá trị biểu cảm cao. Có thể dễ dàng bày tỏ tình cảm lứa đôi, phê phán những thói hư tật xấu, chuyện chính sự,... Đồng thời ngôn ngữ bài chòi cũng là ngôn ngữ văn học, giàu tính hình tượng, trữ tình. Mang đặc điểm ngôn ngữ bình dân nhưng bài chòi cũng kết hợp khá nhuẫn nhuyễn các từ ngữ Hán Việt để tăng tính trang trọng và bác học. Mặc dù yếu tố nay không nổi trội nhưng nhờ có sự đóng góp đó mà ngôn ngữ ngôn từ bài chòi tăng thêm tính đặc sắc.
Chính bởi đặc trưng trên đã làm nên sự độc đáo trong ngôn ngư bài chòi. Có lẽ vì thế mà sau những giai điệu lời ca ấy đã cho ta một khoảnh khắc để trở về với những giá trị truyền thống của dân tộc. Dù lời ca hiện dần thay đổi cho phù hợp với ngữ cảnh, yếu tố đa dạng tránh sự nhàm chán trong giá trị văn học nhưng ngữ điệu địa phương vẫn còn hòa trong lời ca rất nhiều. Qua đó, chúng ta vẫn nhận lại được giá trị thẩm mĩ, giá trị giải trí và giáo dục đạo đức sâu sắc chứa đựng trong lời văn qua từng con bài, qua từng giai điệu.
Tài liệu tham khảo Tài liệu sách
1. Hoàng Thị Châu. (2004). Phương ngữ học tiếng Việt. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Hoàng Chương (chủ biên). (2007). Bài chòi và dân ca Liên khu 5. Hà Nội: NXB Văn hoá thông tin.
3. Hữu Đạt. (2006). Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: NXB Giáo dục.
4. Đinh Thị Hựu. (2012). Bài chòi xứ Quảng. Hà Nội: NXB Lao động. 5. Hoàng Đình Phương. (2016). Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo
dục, Tập 6, số 4, 31-37. Đà Nằng: Trường ĐH Sư Phạm Đà Nằng.