Các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về góp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 113 - 147)

vốn bằng nhãn hiệu

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế xã hội có tính chất định hướng chung cho hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu, định giá nhãn hiệu là cần thiết, nhằm mục đích tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc xây dựng, khai thác nhãn hiệu một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Loại bỏ và hạn chế những hành vi trục lợi, không trung thực, đồng thời khuyến khích những nhà doanh nghiệp trung thực, có tâm huyết bỏ vốn kinh doanh. Để thực hiện được ý tưởng này đòi hỏi sự quản lý vĩ mô và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Để tránh tình trạng can thiệp tùy tiện bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan chức năng, vấn đề đặt ra là cùng với hoàn thiện các quy định của LDN phải đồng thời hoàn thiện các đạo luật khác như BLDS, Luật SHTT, LĐT, kế toán, thuế... sao cho tính công bằng và bình đẳng, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được đối xử không thiên vị hay kém thuận lợi hơn trong lĩnh vực đầu tư, nộp thuế, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận nguồn vốn cũng như công nghệ khoa học kỹ thuật

Hoàn thiện hệ thống pháp luật không là chưa đủ, ngày nay ở các nước công nghiệp phát triển cho thấy các thiết chế xã hội và kinh tế ngày càng tham gia vào quản lý xã hội nói chung, các hoạt động kinh tế nói riêng một cách có hiệu quả. Sự hiệu quả của các thiết chế này một mặt làm giảm bộ máy quan liêu hành chính, giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách của nhà nước, các cơ quan quản lý chỉ giải quyết những lĩnh vực không thể xã hội hóa được, mặt khác khi các thiết chế này tham gia vào quản lý xã hội và nhà nước nó hạn chế tính độc quyền, tư tưởng áp đặt của các cơ quan quản lý, hạn chế sự tham nhũng. Các thiết chế kinh tế nhìn chung hoạt động như những doanh nghiệp sinh lời trong cơ chế cạnh tranh, do đó để tồn tại các thiết chế này phải ngày càng hoàn thiện tính chuyên nghiệp trong quá trình tham gia quản lý xã hội và kinh tế tốt hơn.

Hoàn thiện các quy định của LDN nói chung, các quy định pháp lý về góp vốn nói riêng, trong đó có cả các quy định pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu cần tiến hành đồng thời với việc hoàn thiện các thiết chế xã hội, kinh tế như kế toán doanh nghiệp, tư vấn, luật sư, tổ chức định giá và các tổ chức trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại.

Việc hoàn thiện các thiết chế này cần thực hiện theo hướng tạo lập hành lang pháp lý cho các thiết chế này hoạt động như những tổ chức độc lập, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về sự trung thực, chính xác về các hoạt động tham gia vào quản lý xã hội, kinh tế và hoạt động theo cơ chế cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động xây dựng và phát triển nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân. Sự tham gia đó không chỉ dừng lại ở phạm vi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tham gia các điều ước quốc tế để bảo đảm bảo hộ đầy đủ và hiệu quả các nhãn hiệu mà cả dưới hình thức hỗ trợ tài chính, xây dựng chính sách, tuyên truyền, đào tạo nhân

4.2.2. Hoàn thiện các quy định về đảm bảo của nhà nước đối với hoạt động góp vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh, trong đó có góp vốn bằng nhãn hiệu

Như đã phân tích ở Chương 2, chủ doanh nghiệp và những thành viên góp vốn trước khi có ý tưởng thành lập doanh nghiệp, ngoài việc góp vốn, định hướng cho kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, họ cần phải biết một cách chính xác những quy định rõ ràng về sự bảo đảm của Nhà nước đối với việc thành lập, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là bảo đảm tài sản góp vốn, bảo đảm hoạt động kinh doanh trong đó có thị trường tiêu thụ sản phẩm, sinh lợi từ hoạt động kinh doanh.

Để bảo đảm của Nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp về tài sản, cơ cấu tổ chức hoạt động, thị trường tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận thu được không chỉ đơn thuần là các quy định của LDN là đủ mà nó còn liên quan đến rất nhiều các đạo luật trong hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế xã hội. Theo đó, các đạo luật trong hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế xã hội phải tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng, công bằng, rõ ràng và minh bạch cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác nhau được đối xử như nhau trong điều kiện giống nhau. Sự bình đẳng công bằng ở đây bao gồm các quy định về đầu tư, vốn và tài sản của doanh nghiệp, các chính sách thuế, thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng doanh nghiệp tiếp cận với các tổ chức tài chính tín dụng để huy động vốn. Sự minh bạch, rõ ràng được hiểu là trong trường hợp nào doanh nghiệp bị trưng dụng có bồi hoàn, cơ chế tính giá trị bồi hoàn, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, cơ chế giải quyết tranh chấp khi bồi hoàn không thỏa đáng.

Sự bảo đảm của Nhà nước đối với chủ ở hữu doanh nghiệp không chỉ được hiểu đơn thuần là sự bảo đảm đối với vốn tài sản của công ty, hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thu được, mà còn bảo đảm cả trong trường hợp doanh

nghiệp luôn với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Nếu kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích cho xã hội, trước hết là cho chính chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, tiếp đến là tạo công ăn việc làm cho xã hội và thông qua tạo công ăn việc làm đã tạo thu nhập cho người dân, tiếp nữa là đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế phải nộp như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác, cuối cùng là thông qua lao động khả năng tư duy sáng tạo của con người không ngừng phát triển nâng cao, đồng thời một xã hội tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ ổn định hơn một xã hội có sức ép về giải quyết việc làm. Để mở rộng hoạt động kinh doanh đem lại lợi ích nhiều hơn nữa các nhà doanh nghiệp phải huy động vốn từ các nguồn vay.

Như vậy sự bảo đảm của Nhà nước đối với chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp là tất yếu, vì sự bảo đảm này đem lại lợi ích cho toàn xã hội, nhưng không phải lúc nào kinh doanh cũng thuận lợi và không phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động hiệu quả sau khi được thành lập. Trong những trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản, những rủi ro xảy ra người gánh chịu đầu tiên là chủ sở hữu doanh nghiệp, nhưng sẽ là không công bằng và phi đạo lý nếu rủi ro này chủ sở hữu doanh nghiệp phải hoàn toàn gánh chịu. Để đem lại sự công bằng và đạo lý phải có sự bảo đảm của Nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa chủ sở hữu doanh nghiệp, chủ nợ khách hàng, người lao động và Nhà nước. Do đó việc quy định như thế nào là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp, cơ chế giải quyết cũng là một trong các biện

Đối chiếu những vấn đề phân tích trên vào thực trạng các quy định về sự bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp, LDN hoàn thiện các quy định về sự bảo đảm của Nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp khi góp vốn để đầu tư kinh doanh, đặc biệt là hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu có yếu tố nước ngoài theo hướng:

- Nhà nước công nhận sự tồn tại, phát triển bình đẳng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;

- Nhà nước không quốc hữu hóa hoặc tước quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hay những biện pháp tương tự như quốc hữu hóa, tước quyền sở hữu trừ trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hay vì lợi ích quốc gia/ lợi ích công cộng, theo phương thức không phân biệt đối xử;

- Trong trường hợp trưng dụng và mục đích công cộng (Luật cần quy định rõ mục đích công là những mục đích phục vụ cộng đồng chung như làm đường, công viên hay các công trình xã hội và chiến tranh) Nhà nước phải bồi hoàn cho chủ sở hữu;

- Việc bồi hoàn được thanh toán nhanh chóng không chậm trễ, đầy đủ và có hiệu quả. Giá trị bồi hoàn được tính theo giá thị trường tại thời điểm ngay trước khi trưng dụng bao gồm phần vốn của chủ sở hữu, lợi nhuận thu được, lãi vay theo lãi suất thương mại hợp lý. Khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình trưng dụng và bồi hoàn các doanh nghiệp có quyền khiếu kiện ra tòa án.

Bên cạnh sự hoàn thiện các quy định của LDN thì các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế, xã hội cũng cần hoàn thiện ví dụ như BLDS, Luật SHTT, LTM, LĐT...Điều này thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền của các cá nhân, pháp nhân trong hoạt động kinh doanh nói chung, trong đó có hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu. Bên cạnh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƢỚC

1. Nguyễn Hồng Anh (2008), Quyền vốn góp của công ty có tư cách pháp nhân – Cách tiếp cận từ pháp luật tài sản, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp

số 9.

2. Nguyễn Thị Lan Anh (2011), Pháp luật về vốn góp, mua cổ phần của nhà

đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sỹ

luật học, khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Phạm Tuấn Anh (2009), Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Ths, Luật, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Vũ Tuấn Anh (2012), Định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công

ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Khoa

Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Ngọc Ánh (2021), Ba cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh

nghiệp, Tạp chí Tài chính online, nguồn: https://tapchitaichinh.vn/co-che-

chinh-sach/03-cach-tiep-can-va-phuong-phap-tham-dinh-gia-doanh- nghiep-333703.html (truy cập ngày 23/01/2022).

6. Báo Doanh nhân Sài Gòn Online, “Góp vốn bằng thương hiệu doanh

nghiệp còn tự bơi…”, http://www.doanhnhansaigon.vn/marketing-pr/gop-

von-bang-thuong-hieu-dn-van-con-tu-boi/1054155/, truy cập vào ngày 16/06/2015.

7. Báo Kinh tế đô thị, “Tài sản trí tuệ, sao lại bỏ qua trong cổ phần hóa

doanh nghiệp”, http://vietstock.vn (truy cập ngày 15/01/2022).

9. Nguyễn Ngọc Bích & Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, Nxb Tri thức, Hà Nội.

10. Bộ Khoa học và công nghệ (2011), Thông tư số 31/2011/TT-BKHCN ngày

15 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn nội dung và phương hoạt động của các tổ chức đánh giá, đánh giá công nghệ.

11. Bộ khoa học và công nghệ (2014), Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày

13 tháng 6 năm 2014 quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ.

12.Bộ khoa học và công nghệ - Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17/12/2014 quy định về việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

13.Bộ khoa học và công nghệ - Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

14. Bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ (WIPO) (2008), “Sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp”, http://.wipo.int/sme.

15. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12 về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1),

Hà Nội.

16. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 21/2004/QĐ-BTC ngày 24/2 về ban

hành chế độ cấp, sử dụng và quản lý thẻ thẩm định viên về giá, Hà Nội.

17. Bộ Tài chính (2005), Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 01 ban hành kèm theo

Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

18. Bộ Tài chính (2005), Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 02 ban hành kèm theo

Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 1/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

19. Bộ Tài chính (2005), Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 01 ban hành kèm theo

Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

20. Bộ Tài chính (2008), Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 07 ban hành

kèm theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

21. Aritdumi, Xaca Vcaxum; Nguyễn Đức Giao, Lưu Tiến Dũng dịch; Hoàng Thế Liên hiệu đính (1996), Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự Nhật bản, NXB Chính trị Quốc gia.

22. Ngô Huy Cương (2004), Hợp đồng thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam, luận án Tiến sỹ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

23. Ngô Huy Cương (2004), “Một số nội dung của hợp đồng thành lập công

ty”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 01.

24. Quốc Cường (2010), Luật doanh nghiệp và quy định mới về đăng ký kinh doanh, hướng dẫn thi hành chi tiết thành lập doanh nghiệp (theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Thông tư số 14/2010/TT-BKH), NXB Hồng Đức.

25. Trương Quang Dũng, Đoàn Thanh Loan, Hồ Thu Phương dịch; Trần Quang Hiếu hiệu đính (2006), Bộ Luật dân sự Pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội.

26. Cục Sở hữu trí tuệ (2017), Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành uật

Sở hữu trí tuệ, đăng tại http://most.gov.vn, truy cập ngày 28/3/2021.

27. Hà Hùng Cường (2015), "Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp

28. Nguyễn Bá Diến (2001), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn

thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Nghiên cứu khoa học cấp đặc biệt Đại

học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. Nguyễn Bá Diến (2010), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội

30. Trần Minh Dũng (2004), Nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu công

nghiệp bằng biện pháp hành chính, Luận văn thạc sĩ quản lý khoa học và

công nghệ, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học, công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

31. Nguyễn Võ Linh Giang (2015), Quy định về định giá tài sản là quyền sở

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 113 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)