Quyền góp vốn bằng nhãn hiệu và vấn đề đảm bảo quyền góp vốn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 59 - 61)

Hiến pháp 2013 tuyên bố: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong

những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Với nguyên tắc hiến

định này, có thể hiểu mọi người đều có quyền góp vốn thành lập công ty. Tinh thần này đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, dưới góc độ pháp lý, quyền góp vốn vào doanh nghiệp là quyền được luật hóa từ quyền tự do kinh doanh do Hiến pháp 2013 ghi nhận: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Với tư cách là một văn bản pháp luật chuyên ngành, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những quy định rõ ràng về quyền góp vốn bằng nhãn hiệu. Cũng trên tinh thần khẳng định quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là nhãn hiệu, Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật,

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung lần gần nhất năm 2019 đã đưa ra ghi nhận chủ sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân

được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng”. Như vậy, thông qua điều này, chúng ta hiểu rằng những

đối tượng là chủ sở hữu được thực hiện quyền góp vốn bằng nhãn hiệu bao gồm các tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; tổ chức, cá nhân có nhãn hiệu đã được đăng ký quốc tế và được công nhận; tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Khi các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhãn hiệu đem nhãn hiệu tham gia hoạt động góp vốn thì được xem là thực hiện quyền góp vốn do Nhà nước ghi nhận. Quyền này phát sinh dựa trên cốt lõi của quyền đối với nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu có khả năng “loại trừ” các bên khác sử dụng các nhãn hiệu giống hoặc tương tự trên các sản phẩm tương tự hoặc gây nhầm lẫn. Một hệ quả của “quyền loại trừ” (right of exclude) là việc chủ sở hữu nhãn hiệu có thể uỷ quyền cho các bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu của họ trên các loại sản phẩm khác nhau theo các điều kiện cụ thể[85, tr.348], trong đó, sự "uỷ quyền" này có thể được tồn tại dưới dạng hình thức là góp vốn vào doanh nghiệp.

Như vậy, có thể hiểu, quyền góp vốn có thể được hiểu là quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn và quyền góp vốn vào công ty hợp danh. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn,

hữu hạn, công ty hợp danh trừ 2 trường hợp sau:

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước (khoản 4 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Như vậy, có thể thấy đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp rộng hơn các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp. Sở dĩ có sự phân biệt giữa hai nhóm quyền này, bởi vì người có quyền thành lập cũng sẽ đi đôi với có quyền quản lý. Nếu người quản lý đó đang làm việc tại cơ quan Nhà nước thì sẽ không khách quan trong quá trình quản lý công ty. Còn góp vốn thì mục đích sau cùng là thu lợi nhuận không ảnh hưởng gì nhiều đến các quyết định của công ty nên đối tượng rộng hơn để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)