Hướng dẫn tập huấn
Hoạt động Giảng bài
Thời lượng
45 phút
"Trách nhiệm của người lao động tại Malaysia"
Tài liệu cần thiết
Ghi chú cho bài giảng, bảng lật, kịch bản đóng vai
? Phương pháp và hướng dẫn đối với giảng viên: 1. 4. 3. 2. . Học phần 1
Trong khi người lao động được hưởng những quyền trên, họ cũng phải thực hiện những trách nhiệm sau:
Người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động nếu mình bị ốm và không thể làm việc được. Theo quy định của Luật Lao động, nếu người lao động vắng mặt khỏi nơi làm việc quá 2 ngày liên tiếp, vì bất kỳ lý do nào mà không thông báo cho người sử dụng lao động, hợp đồng lao động sẽ mặc nhiên bị chấm dứt.
Một khi thị thực, hợp đồng lao động hoặc giấy phép làm việc hết hạn, người lao động phải rời khỏi Malaysia. Nếu không, họ sẽ bị coi là lao động nước ngoài bất hợp pháp. Không được thay đổi người sử dụng lao động hoặc chấp nhận một việc làm mới khi hợp đồng lao động hiện tại vẫn còn giá trị. Việc người lao động làm việc với chủ sử dụng lao động không phải là người đứng tên trong hợp đồng lao động là vi phạm Luật Lao động. Nếu người lao động muốn làm việc cho chủ sử dụng lao động mới, trước tiên họ cần phải chấm dứt hợp đồng cũ đã. Nếu người lao động gặp khó khăn với người sử dụng lao động, hãy tìm cách giải quyết vấn đề bằng việc trao đổi với một ai đó mà họ tin tưởng, bao gồm Đại sứ quán, Trung tâm hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ hoặc một số cơ quan khác. Cần lưu ý rằng nếu người lao động đang bị lạm dụng, về mặt thể chất, tình dục, hoặc về tinh thần, họ cần nhanh chóng tìm cách để vượt qua được càng nhanh càng tốt.
Người lao động nên đến nơi làm việc trước 15 phút. Nghỉ giải lao đúng thời gian quy định và kết thúc giờ làm việc đúng thời gian quy định.
Hoàn thành công việc với chất lượng cao, hiệu quả và nhanh chóng. Những giao tiếp cá nhân, như gọi điện thoại trong giờ làm việc, thông thường là không được phép.
Sử dụng cẩn thận máy móc, thiết bị và dụng cụ làm việc. Người sử dụng lao động đã đầu tư tiền của mua sắm trang thiết bị và họ cũng mong muốn người lao động sử dụng cẩn thận tài sản của nhà máy.
Chuẩn bị ăn mặc nghiêm túc, sạch sẽ và gọn gàng trước khi đến nơi làm việc.
Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi kết thúc giờ làm, lau chùi và sắp xếp lại cẩn thận dụng cụ sau khi làm việc.
Tuân thủ nội quy về an toàn và quy định khi làm việc của chủ sử dụng lao động. Nếu không, người lao động có thể bị chấm dứt hợp đồng vì có “hành vi sai trái” như:
Hành vi sai trái liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của người lao động như cẩu thả, khiến mình và người khác lâm vào tình thế nguy hiểm, lừa dối, lãng phí, không tuân thủ các quy định v.v
Hành vi sai trái liên quan đến ứng xử như đánh nhau, tấn công, cãi nhau, đánh bạc, làm hư hại tài sản của nhà máy, nghiện hút v.v
Hành vi sai trái liên quan đến đạo đức ứng xử như có hành động khiếm nhã ví dụ như quấy rối tình dục.
Hỏi học viên xem họ nghĩ trách nhiệm của họ khi làm việc là gì. Họ ngưỡng mộ gì ở những người lao động tốt? Họ không thích những gì ở những người lao động không tốt? Họ muốn trở thành kiểu người lao động như thế nào? Họ nghĩ người sử dụng lao động thích nhất kiểu người lao động như thế nào? Thảo luận về các trách nhiệm của người lao động ở dưới đây. Yêu cầu các học viên đóng góp thêm ý kiến có liên quan và ghi lên bảng.
Hỏi học viên xem liệu họ đã bao giờ trải qua các tranh chấp ở nơi làm việc của họ hoặc với gia đình họ và họ đã giải quyết các tranh chấp đó như thế nào. Giải thích rằng bạn sẽ thảo luận về ba kỹ năng giải quyết tranh chấp – giao tiếp cá nhân, hòa giải và giải pháp cần sự trợ giúp pháp lý thông qua các kênh chính thức. Hướng dẫn học viên qua một trò
Học phần 1 Các giải pháp giải quyết tranh chấp
Tiền lương
1. Trao đổi với người sử dụng lao động:
Chúng ta sẽ trao đổi 3 phương pháp giải quyết mâu thuẫn: giải quyết mâu thuẫn quan hệ cá nhân, hòa giải và các kênh giải quyết chính thức.
Mâu thuẫn có thể xảy ra giữa bạn và người sử dụng lao động hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình của người sử dụng lao động, hoặc giữa bạn và những đồng nghiệp khác làm việc cùng nhau. Trước hết, bạn có thể tự giải quyết mâu thuẫn với người có liên quan. Có thể có rào cản về ngôn ngữ giữa bạn và người sử dụng lao động, bạn có thể cần sự hỗ trợ của đồng nghiệp, người có thể sử dụng tiếng Việt và ngôn ngữ của người sử dụng lao động, hoặc bạn bè, người có thể giúp bạn trao đổi với người sử dụng lao động
Sau đây là một số gợi ý:
Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Người sử dụng lao động có vi phạm quyền lợi của bạn không? Hay là bạn không thực hiện công việc theo đúng hợp đồng lao động? Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trước khi thương lượng với nhau.
Hãy bình tĩnh và lịch sự. Khi gặp phải các vấn đề hay tranh cãi, thường chúng ta dễ bị mất bình tĩnh và luôn cao giọng và có thái độ nóng nảy. Hãy nói năng một cách nhẹ nhàng. Cách nói của bạn trong lúc giải quyết vấn đề cần nhã nhặn và lịch sự.
Hãy suy nghĩ thoáng đạt. Bạn có thể cương quyết về các vấn đề mà bạn nghĩ cần phải vậy nhưng hãy suy nghĩ thoáng đạt với gợi ý của các bên có liên quan.
Hãy lưu ý, tôn trọng ý kiến người khác.
Trong trường hợp quyền lợi của bạn không bị vi phạm nghiêm trọng, hãy cố gắng đạt được sự thỏa hiệp. Hãy tìm cách để có thể trao đổi, thống nhất với nhau một cách thân thiện.
Bài tập Đóng vai
Học phần 1
Hướng dẫn những người tham gia đóng vai thực hiện các bước dưới đây.
Giảng viên mời hai học viên lên để hướng dẫn phần đóng vai. Các học viên khác được đề nghị quan sát kỹ càng. Yêu cầu học viên đưa ra tình huống và dành cho họ 5 phút để chuẩn bị.
Trong trường hợp học viên chưa có ý tưởng nào, giảng viên có thể cung cấp Kịch bản mẫu 1 sau đây: người lao động số 1 đến Văn phòng của quản đốc hỏi về việc mình chưa nhận được tiền lương tháng vừa qua.
Vai người lao động số 1: Đi đến gặp quản đốcđể giải thích là mình chưa nhận được lương trong tháng qua. Đồng thời, anh/chị ta cũng nhận thấy tháng trước họ chưa được trả đủ tiền làm thêm ngoài giờ.
Vai quản đốc: Là người có tính cách lạnh lùng và khinh khỉnh. Ông/bà ấy nói giọng kẻ cả với người lao động số 1, yêu cầu người lao động kiểm tra Bảng lương kỹ càng, đề nghị trực tiếp trao đổi các vấn đề về tiền lương ngay sau khi người lao động nhận được Bảng lương chứ không phải chờ đến cả tháng sau mới đặt vấn đề. Quản đốc cũng cho biết việc thanh toán tiền lương đã được thực hiện đúng quy định.
Sau phần đóng vai, hỏi 2 học viên đã tham gia chia sẻ suy nghĩ của họ và đề nghị các học viên khác ngồi quan sát chia sẻ ý kiến. Hỏi xem họ đã quan sát được gì về cách biểu cảm, phân tích các ảnh hưởng do sự khác nhau trong sử dụng ngôn ngữ cơ thể tạo ra. Hỏi người lao động và quản đốc xem làm thế nào để họ có thể giao tiếp một cách hiệu quả hơn.
Học phần 1
2. Hòa giải:
Đây là quy trình giải quyết mâu thuẫn giữa bạn và người khác với sự tham gia của một người trung gian, không thiên vị bên nào. Nếu bạn thấy khó tiếp cận với bên kia để trao đổi các vấn đề, bạn có thể tìm đến người thứ ba để giúp giải quyết vấn đề này. Người này có thể là một người bạn, nhân viên của tổ chức phi chính phủ, cơ quan tuyển dụng, Công đoàn, cán bộ Đại sứ quán hoặc bất kỳ ai hiểu cách làm thế nào để hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề.
3. Giải quyết tranh chấp qua các kênh chính thức:
Các khiếu nại chính thức có thể được gửi đến các cơ quan quản lý như ban Quản lý lao động ngoài nước hay Đại sứ quán nước bạn tại Malay- sia. Họ sẽ bắt đầu cuộc điều tra xem xét các khiếu nại. Khiếu nại được gửi tới các cơ quan này sẽ được giải quyết và có thể quyết định được đưa ra sẽ buộc bên kia phải trả lời vấn đề được đề cập trong khiếu nại. Ví dụ, các cơ quan hữu quan có thể xác định có sự vi phạm pháp luật và sẽ xử phạt bên vi phạm pháp luật. Đây là biện pháp được thực hiện sau khi các hình thức giải quyết mâu thuẫn khác như thương lượng hay hòa giải không có tác dụng.
..
Học phần 1
.