Nâng, bê vật nặng:

Một phần của tài liệu Giáo trình: An toàn lao động docx (Trang 69 - 70)

a) Yêu cầu về mặt quảnlý thiết bị

6.4.7.Nâng, bê vật nặng:

Trong trường hợp phải nâng bê vạt nặng cồng kềnh, nên chịu đựng sức nặng băng hai chân, không nên dùng lưng để tránh thương tích cột sống. Nếu được, nên dùng cần trục palăng hay con đội. Vật quá nặng phải nhờ người giúp sức

6.4.8. Sữa chữa trên các bộ phận đang di động:

- Nếu được, nên hoàn tất công tác sửa chữa trên ôtô trong lúc động cơ đang ngừng - Không được tiến hành bôi trơn, châm nhớt trong lúc động cơ đang vận hành - Không được lau chùi các bộ phận đang quay với rẻ lau máy

- Không nên đặt bàn tay nơi bản lề cửa ôtô lúc lau chìu cửa kính xe hoặc làm các việc tương đương

6.4.9. Hàn điện, hàn gió đá trong xưởng ôtô:

- Nghiêm cấm tiến hành hàn điện hay gió đá ngay trong phân xưởng sơn xe. Bụi sơn có thể bén lửa trong khoảng cách ngắn

- Không được vứt bừa bãi các chi tiết kim loại nóng trên mặt nền xưởng - Bắt buộc học sinh mang kính bảo hộ khi tiến hành công tác hàn

6.4.10. An toàn trong phòng sơn xe:

- Phải trang bị quạt thông gió đúng kỹ thuật cho phòng sơn xe. Nên bao che các bóng đèn điện đề phòng bụi sơn bén lửa

- Không được dùng nguồn nhiệt sai quy định để sưởi cho lò mau khô

- Phải cho máy hút bụi hoạt động khi tiến hành sơn xe. Không khí có lẫn bụi sơn rất nguy hại đối với hệ thống hô hấp

6.4.11. Lưu ý khi nâng, trục và đội xe:

- Chốt khoá an toàn của pa lăng cần trục phải đảm bảo tối đa trước khi sử dụng, đề phòng vật nặng rơi xuống đột xuất

- Trước khi nâng đôi xe lên phải đảm bảo hộp số xe đang ở vị trí tử điểm, khoá công tắc đã ngắt điện, thắng tay được kéo đúng vị trí

- Tránh xa vùng gầm xe lúc đang nâng xe lên hay đang hạ xe xuống

Một phần của tài liệu Giáo trình: An toàn lao động docx (Trang 69 - 70)