1.3.3.1. Nhận biết RRTD
Có thể sắp xếp các dấu hiệu của RRTD theo các nhóm sau:
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng: Biến động bất thường hoặc không ổn định về số dư tài khoản tiền gửi, dòng tiền thanh toán của DNNVV, công nợ gia tăng, mức độ vay thường xuyên gia tăng; xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ hoặc do khách hàng không muốn trả nợ; thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn; yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến; khách hàng trì hoãn hoặc gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục; các chỉ số tài chính suy giảm…
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng như: Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành; hệ thống quản trị hoặc ban điều hành bất đồng về mục đích; quản trị, điều hành độc đoán
hoặc ngược lại quá phân tán; cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: Được hoạch định bởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm; thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi; có tranh chấp trong quá trình quản lý, có thông báo về kiện tụng, thiếu nợ thuế hay sự vi phạm các quy định khác của ngân hàng hay pháp luật. Doanh nghiệp có các chi phí quản lý bất hợp lý...
Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại: Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹ thuật mới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh; sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao; khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, hoặc không có sản phẩm thay thế...
Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán: DNNVV chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích thuyết phục; những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng tiền mặt giảm; tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có, số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các khoản nợ kéo dài; hoạt động kinh doanh thua lỗ, phải thu tăng nhanh …những dấu hiệu phi tài chính khác: Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh; sự xuống cấp của nơi kinh doanh; kho lưu trữ hàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu
Nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía ngân hàng: Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn, thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp; tốc độ tăng trưởng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng; hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng.
1.3.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Các chỉ tiêu cơ bản để đo lường RRTD của ngân hàng như sau: Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của DNNVV, dư nợ không có bảo đảm bằng tài sản, tỷ lệ nợ không có bảo đảm bằng tài sản.
Các chỉ tiêu đo lường RRTD có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ RRTD khác nhau. Dù áp dụng phương pháp tính nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ ngân hàng các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận RRTD và chính sách quản lý RRTD có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không.
1.3.3.3. Thực hiện các biện pháp hạn chế ảnh hưởng nếu RRTD xảy ra
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: Là một hình thức dự trữ tài chính chuyên dùng, thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế, nhằm bù đắp thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Đây là công việc cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Với quỹ dự phòng rủi ro được lập như một khoản quỹ khấu hao thì khi RRTD xảy ra, việc loại trừ các khoản mất vốn cho vay sẽ không gây biến động quá lớn đến kết quả hoạt động tài chính của NHTM.
Mua bảo hiểm tín dụng: Nếu khoản vay được ngân hàng mua bảo hiểm thì khi RRTD xảy ra, công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồi thường cho ngân hàng theo quy định.
Phân tán rủi ro: Phân tán rủi ro là một biện pháp quan trọng của các NHTM để hạn chế RRTD thông qua cơ cấu doanh mục ngành nghề cho vay, sản phẩm cho vay, các hình thức cho vay, kỳ hạn cho vay…
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI