NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA SƠ ĐỒ:

Một phần của tài liệu Đồ án hệ cơ điện (1) (Trang 32 - 33)

II. THIẾT KẾ MẠCH:

1. KHỐI ĐỒNG BỘ HOÁ VÀ PHÁT SÓNG RĂNG CƯA(ĐBH-FSRC):

NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA SƠ ĐỒ:

Trong sơ đồ này ta dùng KĐTT ghép với tụ C thành một mạch tích phân. Nguyên lý hoạt động của khâu này như sau: Giả thiết Tr khoá tụ C được nạp bằng dòng điện đầu ra của KĐTT, dòng nạp tụ được xác định ic = i1+iv. Nếu KĐTT là lý tưởng thì điện trở vào của nó bằng vô cùng dẫn đến iv- và iv+ = 0, do vậy ic=-i1, mặt khác i1=-ucc/(wR+R) =I=consst. Điều này có nghĩa rằng khi Tr khoá thì tụ C được nạp bởi dòng không đổi.

Vậy ta có: ωt = 0 thì uđb= 0 và bắt đầu chuyển sang nửa chu kỳ dương, dẫn đến đi ốt D mở nên mạch phát gốc Tr bị đặt điện áp ngược, Tr khoá tụ C được nạp dòng không đổi. Điện áp trên tu tăng dần theo quy luật tuyến tính. Đến ωt = π và bắt đầu chuyển sang âm thì D khoá, Tr mở nên tụ C phóng điện nhanh qua Tr đến điện áp = 0 và giữ nguyên ở giá trị = 0 cho đến ωt = 2π. Tại ωt =2π điện áp đồng bộ = 0 và bắt đầu chuyển sang dương, D lại mở Tr khoá tụ C được nạp điện.

Với giả thiết KĐTT là lý tưởng thì hệ số khuếch đại là vô cùng lớn. Vậy nếu KĐTT đang ở chế độ KĐ tuyến tính thì giữa hai đầu vào được xem như bằng không (uv= 0). Từ sơ đồ ta có urc= uc+uv=uc. Tức là điện áp răng cưa đầu ra của sơ đồ bằng điện áp trên tụ C. Đồ thị điện áp răng cưa như sau. hình III-3

Do điện áp răng cưa là điện áp ra của KĐTT nên có nội trở rất nhỏ vì vạy điện áp ra không phụ thuộc vào tải mắc ở đầu ra mạch phát sóng răng cưa. Với sơ đồ này dung lượng tụ C cần rất nhỏ khoảng 220 µF. Vì vậy cho tụ chọn tụ dễ dàng, mặt khác tụ phóng rất nhanh nên rất an toàn cho Tr và điện áp ra rất gần với điện áp răng cưa lý tưởng.

Qua phân tích ở trên trong đề tài này em dùng mạch phát song răng cưa dùng vi mạch KĐTT để tạo điện áp răng cưa.

Một phần của tài liệu Đồ án hệ cơ điện (1) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w