Bệnh Kí Sinh Trùng

Một phần của tài liệu Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y tuyên quang (Trang 37)

2.3.3.1. Bệnh ngoài da a. Bệnh ghẻ

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2016) [11], do các loại kí sinh trùng kí sinh trên da như ghẻ Sarcoptes, ghẻ Demodex… tấn công vào gây ngứa ngáy, khó chịu, rụng lông, mụn mủ …

Triệu chứng chủ yếu

Rụng lông, viêm da, trên da xuất hiện các nốt đỏ sau đó thành mụn mủ, con vật thường lấy chân gãi do ngứa ngáy khó chịu. Mùi lông bốc ra hôi hám.

Điều trị: ba ngày đầu tiêm kháng sinh chữa triệu chứng: amoxicillin,

dùng dexamethasone tiêu viêm.

Tiêm thuốc trị kí sinh trùng: ivermectin, doramectin. Tiêm tuần một lần, từ 3 tới 5 tuần. Vitamin ADE kích thích mọc lông.

Tắm rửa bằng nước trắng hoặc nước đun đặc với lá của một số cây chua, chát: lá xoan, lá khế, lá chè xanh. Đặc biệt không tắm bằng xà phòng, xà bông thông thường.

b. Bệnh ve ở chó (Ticks)

Bọ ve, giống như bọ chét, là những ký sinh trùng bên ngoài sinh tồn bằng cách ăn máu của vật chủ. Bọ ve có kích thước lớn hơn bọ chét nên chủ nuôi có thể phát hiện ra chúng bằng mắt thường. Do đó, để loại bỏ bọ ve, chủ nuôi có thể gắp chúng ra khỏi cơ thể chó cưng bằng móng tay hoặc nhíp.

c. Bọ chét ở chó (Fleas):

Bọ chét ở chó là một trong những chứng bệnh quen thuộc nhất. Chủ nuôi khó có thể nhận ra những côn trùng nhỏ bé núp dưới lớp lông của chó cưng. Chỉ có điều, phân hoặc trứng của chúng lại được nhìn thấy rất nhiều mỗi khi chủ nuôi vệ sinh cho chó.

Bọ chét ở chó không chỉ gây nên vấn đề mất vệ sinh. Nếu để lâu, bọ chét có thể gây ngứa ngáy và bong vảy ở bề mặt da. Thậm chí, bọ chét ký sinh lâu ngày còn gây mất máu, thiếu máu, giảm sức đề kháng khiến chó cưng dễ bị tấn công hơn bởi các ký sinh trùng khác.

Việc điều trị bọ chét bao gồm các bước: sử dụng thuốc diệt bọ chét và vệ sinh sạch sẽ môi trường sinh sống cho chó cưng.

d. Bệnh nấm da ở chó:

Nguyên nhân: Viêm da nấm men hay còn gọi là viêm da Malassezia do vi

nấm Malassezia pachydermatis gây ra. Nó là một nguyên nhân cực kỳ phổ

biến gây ra bệnh ngoài da ở chó. Loại nấm men này thường được tìm thấy trên da, nhưng sự phát triển quá mức bất thường của nó có thể gây viêm da hoặc viêm da.

Triệu chứng: ngứa và đỏ, mùi mốc, vảy và da sần sùi, bong tróc, da dày lên ('da voi'), tăng sắc tố (da có sắc tố sẫm màu), viêm tai ngoài mãn tính hoặc tái phát hoặc nhiễm trùng tai.

Chẩn đoán:

Cạo da - cạo da bằng lưỡi dao để thu thập các sinh vật nấm men

Chấm ấn tượng - ấn một tấm kính hiển vi lên da để thu thập các sinh vật nấm men.

Mẫu tăm bông - chà bông gạc ẩm lên da để thu thập các sinh vật nấm men. Chế phẩm băng axetat - dán một miếng băng trong lên da để thu thập các sinh vật nấm men.

Sinh thiết da - lấy một mảnh da nhỏ bằng một cú đấm sinh thiết. Đây là xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn nhất, nhưng cung cấp thông tin chẩn đoán đầy đủ nhất.

Sau khi lấy được mẫu, sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi.

Điều trị: Điều trị viêm da nấm men có thể là bôi tại chỗ, uống hoặc kết hợp cả hai và dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng chó của bạn.

Điều trị tại chỗ. Điều trị bằng dầu gội thuốc là một phần quan trọng trong điều trị viêm da nấm men. Nhiều chú chó có làn da nhờn hoặc nhờn sẽ yêu cầu làm sạch 'tẩy nhờn' ban đầu bằng dầu gội có chứa selen sulfua hoặc benzoyl peroxide. Sau khi tắm xong, tắm bằng dầu gội chống nấm có chứa chlorhexidine, miconazole hoặc ketoconazole. Điều quan trọng là dầu gội chống nấm phải tiếp xúc với da ít nhất mười phút. Để có hiệu quả, điều trị tại chỗ này được yêu cầu 3-5 ngày một lần trong hai đến mười hai tuần. Nếu nhiễm trùng ở tai hoặc chỉ ở một hoặc hai nốt trên da, thuốc mỡ bôi ngoài da có thể được kê đơn để sử dụng hàng ngày.

Điều trị bằng miệng. Trong các trường hợp viêm da nấm men nặng hơn, mãn tính hoặc dai dẳng hơn, thường phải sử dụng thuốc uống hoặc toàn thân. Nhiều con chó bị viêm da do nấm men cũng sẽ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm da mủ) và sẽ cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn này thường từ bốn đến mười hai tuần. Thuốc uống chống nấm bao gồm ketoconazole, itraconazole và fluconazole.

2.3.3.2. Bệnh giun đũa

Nguyên nhân:

Theo Trịnh Đình Thâu và cs (2016) [32], bệnh do hai loài giun tròn Toxocara

canis thuộc họ AnisakidaeToxascaris leonina thuộc họ Ascaridae gây nên.

Triệu chứng

Bụng chướng to, lông xù. Có khi có triệu chứng giống thần kinh như động kinh hay bệnh dại.

Điều trị :

Dùng levamisol: liều 15-20 mg/kg TT. Trộn thức ăn cho chó ăn. Hiệu quả tẩy rất cao và an toàn.

2.3.3.3. Một số bệnh kí sinh trùng khác

Theo Tô Minh Châu và cs (2001) [2], gồm có các bệnh khác như:

Bệnh do giun sán: Phân nát, nhầy, lẫn một ít máu ở cuối bãi phân… Phòng trị

bằng cách tẩy giun định kỳ.

Bệnh kí sinh trùng đường máu:

Triệu chứng:

+ Chảy máu mũi, niêm mạc nhợt nhạt, thở gấp, khó thở, số lượng hồng cầu suy giảm nghiêm trọng.

Điều trị:

+ Tiêm thuốc trị nội kí sinh trùng: pentamidine, phenamidine, imidocarb… + Kết hợp truyền nước, truyền máu.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Chó đến khám và chữa bệnh tại Phòng khám Thú y Tuyên Quang.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Phòng khám Thú y Tuyên Quang. - Thời gian: từ 24/7/2020 đến 4/1/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó đến khám, chữa bệnh tại Phòng khám Thú y Tuyên Quang.

- Chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da, đường tiêu hóa, đường hô hấp cho chó đến khám và chữa bệnh tại Phòng khám Thú y Tuyên Quang.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám - Kết quả tiêm phòng vắc xin cho chó tại phòng khám

- Tình hình mắc bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám.

3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại Phòng khám Thú y Tuyên Quang

Để đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám, em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng cho chó tại phòng khám

Hàng ngày tiến hành ghi chép số liệu chó đến tiêm phòng vắc xin, loại vắc xin tiêm phòng.

3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó

Theo Bùi Thị Tho và cs (2015) [34], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp.

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, phân, da... đối với các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa.

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [33] và phần mềm excel 2016.

Các công thức tính:

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x100 Tổng số con theo dõi

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x100 Tổng số số con con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho chó

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho chó đến khám, chữa bệnh tại phòng khám như: hàng ngày em tiến hành vệ sinh chuồng nuôi chó, quét dọn khu nhốt chó, quét màng nhện, lau kính, quét dọn trong và ngoài phòng khám, phun sát trùng định kỳ, rửa và sát trùng vết thương cho chó.

Ngoài ra, tại phòng khám còn có các dịch vụ cho chó như: cắt móng, vắt tuyến hôi, mổ đẻ, triệt sản, bó bột....

Kết quả về công tác chăm sóc nuôi dưỡng được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó Công việc Số ca thực hiện

(lần) Số ca an toàn (lần) Tỷ lệ an toàn (%) Vắt tuyến mồ hôi 50 50 100 Rửa vết thương 50 50 100 Mổ đẻ 18 18 100 Đỡ đẻ 12 12 100 Cắt cherry mắt 5 5 100 Hecni rốn 2 2 100 Triệt sản chó đực 10 10 100 Bó bột 2 2 100

Qua bảng 4.1. cho thấy, công tác vệ sinh sát trùng tại phòng khám được thực hiện rất tốt. Tại phòng khám các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm vệ sinh và tư vấn làm đẹp. Vì

vậy để tránh lây nhiễm cho chó, tại phòng khám đã bố trí các khu riêng rẽ kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đem chó đến đây. Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tư vấn làm đẹp cho chó, tỷ lệ an toàn trong quá trình thực hiện là 100%.

4.2. Tình hình chó đến tiêm phòng vắc xin tại phòng khám thú y

Trong quá trình thực tập tại đây em đã theo dõi số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin, kết quả được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại phòng khám

Tháng Tổng số chó đến tiêm phòng

Vắc xin dại Vắc xin 5 bệnh Vắcxin 7 bệnh Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) 7/2020 3 0 0,00 0 0 0 0,00 2 66,67 0 0,00 1 33,33 8/2020 29 3 10,34 5 17,24 5 17,24 6 20,69 0 0,00 10 34,48 9/2020 32 3 9,375 7 21,875 3 9,375 9 28,125 0 0,00 10 31,25 10/2020 24 0 0,00 10 44,67 0 0,00 7 29,17 0 0,00 7 29,17 11/2020 18 0 0,00 5 27,78 0 0,00 8 44,44 0 0,00 5 27,78 12/2020 16 0 0,00 4 25 0 0,00 7 43,75 0 0,00 5 31,25 1/2021 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 0 0,00 0 0 Tổng 122 6 4,92 31 25,41 8 6,56 39 31,97 0 0,00 38 31,15

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, chó được đưa đến phòng khám tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc xin như vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh Care virus, Parvo virus, Viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phó cúm), vắc xin phòng 7 bệnh (bệnh Care virus, Parvo virus, Viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phó cúm, bệnh Leptospira và bệnh Corona virus). Tổng số chó đến tiêm phòng

trong thời gian theo dõi là 122 con. Trong đó, số chó đến tiêm phòng vắc xin 5 bệnh là cao nhất, tiếp đến là vắc xin 7 bệnh và thấp nhất là vắc xin dại.

Theo Phạm Ngọc Quế (2002) [26], cho biết bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa, nên theo quy định của Luật Thú y (2016) [15] “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần”.

Vì vậy, trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.

4.3. Tình hình chó đến khám chữa bệnh

Trong quá trình thực tập tại phòng khám em đã tiến hành theo dõi tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám. Kết quả được trình bày qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Tình hình chó đến khám chữa bệnh Tháng Tổng số chó đến khám (con) Chó nội Chó ngoại Tổng số chó đến khám (con) Tỷ lệ (%) Tổng số chó đến khám (con) Tỷ lệ (%) 7/2020 20 5 25 15 75 8/2020 100 15 15 85 85 9/2020 120 12 10 108 90 10/2020 110 25 22,73 95 77,27 11/2020 90 8 8,89 81 91,11 12/2020 115 23 20 92 80 1/2021 0 0 0 0 0 Tổng 555 88 15,86 467 84,14

Kết quả bảng 4.3, cho thấy trong thời gian từ tháng 7/2020 đến tháng 1/2021 phòng khám đã tiếp nhận 555 chó đến khám và chữa bệnh. Trong đó có 84,14% là chó ngoại và 15,86% là chó nội.

Quá trình thực tập tại phòng khám em thấy, mặc dù đi vào hoạt động được vài năm nhưng phòng khám hoạt động rất bài bản, tất cả bệnh súc đến khám chữa bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin đều được lập bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng cá thể. Chủ bệnh súc rất hài lòng về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại phòng khám. Vì vậy, khi đi vào hoạt động nhưng phòng khám đã tạo được thương hiệu và uy tín đối với bà con quanh vùng và các tỉnh lân cận.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó

4.4.1. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó

Bệnh ngoài da ở chó là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở phòng khám, căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe con chó và có thể lây lan sang người. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám từ tháng 7/2020 đến tháng 1/2021 được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó Tháng Chó nội Chó ngoại Số con theo dõi Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số con theo dõi Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%) 7/2020 2 0 0,00 15 0 0 8/2020 15 0 0,00 85 4 4,71 9/2020 12 1 8,33 108 8 7,71 10/2020 25 1 4,00 95 5 5,26 11/2020 8 1 12,5 81 4 4,93 12/2020 23 0 0,00 92 4 4,35 01/2021 0 0 0,00 0 0 0 Tổng 88 3 3,41 467 25 5,35

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, từ tháng 7/2020 đến tháng 1/2021 phòng khám đã tiếp nhận 88 con chó nội và 467 con chó ngoại.

Trong đó có 3 con chó nội bị mắc bệnh ngoài da (chiếm 3,41%), 25 con chó ngoại bị mắc bệnh ngoài da chiếm (5,35%) trong tổng số con theo dõi. Số chó ngoại bị mắc bệnh ngoài da nhiều hơn chó nội có thể là do sự thích nghi với điều kiện sống, môi trường của chó ngoại kém hơn chó nội, sức đề kháng của chó ngoại kém hơn chó nội. Hơn nữa, người dân nuôi chó nội nhưng chưa chú trọng đến việc khám chữa bệnh cho chó, vì vậy chó nội có thể mắc bệnh ngoài da nhưng không được quan tâm theo dõi, và không được mang đến phòng khám để khám chữa bệnh.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó

Sau khi được chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm, em đã sử dụng phác đồ điều trị bệnh ngoài da cho 44 con chó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó

Chỉ tiêu

Tên bệnh

Phác đồ Liều lượng Đường

tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số

Một phần của tài liệu Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y tuyên quang (Trang 37)