Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại skoldal nykoebing 73, 4850 nykoebing, đan mạch (Trang 48)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển. Các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này.

Giai đoạn còn non (trước 3 ngày tuổi),dạ dày lợn chưa có Hcl tự do, nên tác dụng diệt khuẩn của dạ dày chưa cao và khả năng tiêu hóa của dạ dày,ruột ở mức độ thấp. Đây là nguyên nhân hết sức quan trọng để quyết định hình thành bệnh.

Andrew Gresham (2003) [25], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi

41

trường. Tuy nhiên, bệnh enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản ở Anh thương là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, parvovirus, leptospires (đặc biệt là leptospira interrogans serovar bratislava).

Khi tiến hành phân lập vi khuẩn từ 1026 mẫu sữa của lợn nái bị mắc bệnh viêm vú và 972 mẫu sữa từ lợn nái khỏe tại Berlim và Munich kết quảcho thấy, có đến 78% mẫu sữa từ bệnh viêm vú có vi khuẩn E. coli và 70,4% từ sữa của lợn khỏe, điều này cho thấy luôn có vi khuẩn E. coli có trong sữa lợn (Kemper và cs 2013) [26].

42

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Đối tượng: đàn lợn nái và đàn lợn con theo mẹ nuôi tại cơ sở.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: tại trang trại Skovdal Svinproduktion ApS, Nykoebingvej73, 4850 Stubbekoebing, Denmark.

- Thời gian: từ ngày 14/09/2019 đến ngày 10/03/2021.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại.

- Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái, lợn con tại trại.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái, lợn con tại trại. - Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh ở lợn nái và lợn con nuôi tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu đàn lợn nái của cơ sở.

- Kết quả thực hiện một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh. - Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái,lợn con tại trại.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái,lợn con tại trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Skovdal Svinproduktion ApS, Nykoebingvej73, 4850 Stubbekoebing, Denmark

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại cơ sở, em tiến hành thu thập thông tin từ cơ sở, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại cơ sở của bản thân.

43

3.4.2.2. Quy trình vệ sinh phòng bệnh

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Để thực hiện được công tác phòng bệnh tại trang trại em em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh trong trại với lịch trình như sau:

- Quy trình vệ sinh hàng ngày:

Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc các kỹ sư, công nhân và sinh viên tất cả đều phải đi ủng, mặc đồ bảo hộ,thực hiện công tác sát trùng rồi mới vào chuồng.

- Vệ sinh chuồng đẻ:

+ Định kỳ cung cấp rơm cho lợn (vị trí trên máng thức ăn tự động) để giúp lợn bổ sung chất sơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm stress.

+ Tiến hành cào phân định kỳ (3 lần/ tuần) tại mỗi ô lợn để phân rơi xuống hết hầm thải phân.

+ Định kỳ rắc bột sát trùng tại mỗi ô lợn và lối đi (3 lân/ tuần). + Thường xuyên kiểm tra thiết bị cung cấp nhiệt và độ ẩm tự động.

+ Chuồng sau khi đã chuyển hết lợn lên chuồng cờ phối được rửa bằng máy rửa áp suất cao tự động và sau đó được rửa lại bằng máy rửa bằng tay áp suất cao. Sau đó được phun sát trùng.

- Vệ sinh chuồng bầu:

+ Hàng ngày tiến hành cào phân tại mỗi ô lợn bệnh và rắc gỗ vụn để giúp chuông luôn khô và sạch.

+ Định kỳ rải rơm (3 lân/ tuần) giúp lợn cung cấp chất sơ, hỗ trợ tiêu hóa và giảm stress.

+ Chuồng sau khi chuyển hết lợn sang khu đẻ sẽ được lấy hết rơm bẩn ở sàn bằng máy kéo và được bổ sung rơm mới.

44

- Vệ sinh chuồng chờ phối:

+ Hàng ngày cào phân tại phía sau chân lợn xuống hố thải phân.

+ Định kỳ mang rơm vào khay để rơm cho lợn nái đã phối đang chờ chuyển lên chuồng bầu.

+ Chuống sau khi chuyển hết lợn lên chuồng bầu sẽ được rửa bằng máy rửa cao áp bằng tay, sau đó phun sát trùng và rắc bột sát trùng.

- Vệ sinh chuồng cai sữa:

+ Hàng ngày cào phân xuống hệ thống thải phân và rắc bột khoai tây trọn bột sát trùng.

+ Theo dõi thường xuyên hệ thông điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên.

+ Chuồng sau khi chuyển hết lợn con đi sẽ được rửa bằng máy rửa cao áp tự động và sau đó rửa lại bằng máy rửa cao áp cầm tay.

3.4.2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái, lợn con tại trại

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con và đàn lợn con. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ, nái nuôi con, lợn con theo mẹ được áp dụng theo đúng quy trình như sau:

- Quy trình chăm sóc nái chửa:

+ Hàng ngày vào kiểm tra lợn nái ở chuồng bầu để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân, cho lợn ăn.

+ Lợn sẽ được cho ăn bằng máy cho ăn tự động, máy sẽ cho ăn dựa trên chip ở tai lợn chứa thông tin của lợn để biết chính xác lượng thức ăn cần cung cấp.

+ Định kỳ rải rơm (3 lần/ tuần) để giúp lợn cung cấp chất xơ giúp lợn tiêu hóa tốt, kích thích lợn hoạt động tránh nằm ì cả ngày.

45

+ Chú ý theo dõi để phát hiện lợn bị đau chân, sảy thai, mang thai giả…, để kịp thời xử lí

- Quy trình chăm sóc nái đẻ:

+ Yêu cầu giữ không khí yên tĩnh, thoáng mát vì khi nhiệt độ cao dẫn đến không khí trở nên hầm, nóng, không thông thoáng sẽ làm nái thở mệt, lười rặn, đẻ chậm gây ngạt nhiều lợn con. Bên cạnh đó sự ồn ào sẽ làm nái hoảng sợ hoặc hung dữ, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm dẫn đến số lợn con tử vong lúc đẻ tăng cao.

+ Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 - 1 kg/ngày. Ngày nái đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa. Vệ sinh chuồng trại, diệt ký sinh trùng ngoài da. Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng giữa âm hộ với hậu môn, vì vùng này thường chứa nhiều lớp nhăn, da chết bẩn hoặc dính phân, dễ vấy nhiễm vào âm đạo khi can thiệp móc thai.

+ Lợn nái sắp đẻ có những biểu hiện: Ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa chảy ra, khi thấy có nước ối và phân xu, lợn nái rặn từng cơn là lợn con sắp ra.

+ Thường thì cứ 15 - 20 phút nái sinh được 1 lợn con, cũng có khi nái sinh liên tiếp nhiều con rồi nghỉ một thời gian. Nếu ra nước ối và phân xu sau 1 - 2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải tiến hành can thiệp. Bình thường thì trong vòng 3 - 4 giờ nái sẽ đẻ hết số con và nhau được đẩy ra ngoài nhưng cũng có những trường hợp nái đẻ đến 5 - 6 giờ, vì vậy chúng ta cần phải can thiệp để tránh tình trạng con chết ngạt nhiều. Những nái đẩy nhau ra ngoài hàng loạt sau đó sẽ ít bị viêm nhiễm đường sinh dục vì kèm theo nhau thì có những chất dịch hậu sản cũng được bài thải ra khỏi ống sinh dục.

- Lưu ý:

+ Trường hợp sau khi nhau đã được bài thải ra ngoài hết nhưng vẫn còn kẹt lại một con cuối cùng, con này thường to và nái trở nên mệt nên không đẻ

46

ra kịp thời, điều này sẽ gây ra chết thai gây sình thối và nhiễm trùng nặng cho nái, nái sốt cao, bỏ ăn, mất sữa, lợn con chết nhiều vì đói...

+ Trường hợp nái đang đẻ nhanh thì bỗng nhiên ngừng, cường độ rặn đẻ yếu… lúc này cần can thiệp kịp thời để đẩy những thai chết trước khi sinh ra ngoài, cứu sống những thai sống còn lại trong bụng nái.

+ Không can thiệp bằng Oxytocin khi nái chưa đẻ được lợn con đầu tiên, nếu cần thiết thì nên khám vùng lỗ xương chậu nhưng không thọc tay vào quá sâu bên trong vì khi này cổ tử cung chưa mở nếu cố đẩy quá sâu bên trong sẽ làm cho lợn mẹ đau thậm trí làm rách vỡ.

+ Chú ý đến dấu hiệu sót nhau: nái đẻ hết con thì nhau sẽ được đẩy ra ngoài, khi cho con bú nếu nái vẫn còn cong đuôi kèm thỉnh thoảng nín thở, ép bụng thì báo hiệu tình trạng sót con hay sót nhau, chúng ta cần kiểm tra lại và nếu còn thì phải tiêm Oxytocin.

+ Trong khi đẻ nái thường đứng dậy, đi phân, đi tiểu và trở về nằm nhiều lần. Việc này thường giúp cho thai ở hai bên sừng tử cung phân bố di chuyển để cho việc sinh dễ hơn, vì vậy khi thấy nái đẻ một số con rồi nghỉ thì nên tác động cho nái đứng lên và trở về nằm (nếu muốn nái nằm bên phải thì xoa nắn bệ vú, hàng vú bên trái và ngược lại).

+ Một số nái khi sắp đẻ thường bị sưng phù âm môn rất nặng và nếu nái rặn đẻ quá mạnh hoặc dùng thuốc kích thích rặn đẻ thì dễ dẫn đến vỡ âm môn, xuất huyết. Cần có biện pháp cầm máu kịp thời (dùng kẹp mạch máu và chỉ cột mạch máu), tránh tử vong cho nái.

- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ:

Chăm sóc lợn con theo mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi vì không chỉ ảnh hưởng đối với lợn con mà còn rất quan trọng đối với cả lợn mẹ và lợn thịt sau này. Vì vậy, ta cần có những kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con ở giai đoạn theo mẹ phù hợp sao cho kết quả của giai đoạn này sẽ đạt được những chỉ tiêu về: Tỉ lệ nuôi sống lợn con sơ sinh

47

cao, số con cai sữa cao, trọng lượng cai sữa của lợn con cao, tỉ lệ đồng đều của lợn con cao và nhất là lợn con không mắc bệnh (đặc biệt là thiếu máu và tiêu chảy phân trắng).

- Cho lợn con bú sữa đầu:

Do sữa đầu có vai trò rất quan trọng đối với lợn con vì có chứa hàm lượng vật chất khô cao, đặc biệt là protein, Vitamin, kháng thể γ globulin và MgSO4...

Nhưng sữa đầu chỉ hiện diện trong vòng 24h sau khi đẻ nên cần cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để có thể nhận được kháng thể từ mẹ truyền qua (do kháng thể là những phân tử lớn nên khả năng hấp thu rất hạn chế, chỉ ở 1 - 2 ngày tuổi lúc này các khe giữa các niêm mạc ruột non còn rộng nên mới có khả năng hấp thu trực tiếp).

- Cố định đầu vú:

+ Cách làm đơn giản nhưng đòi hỏi tỷ mỷ và kiên trì do vậy trại không yêu cầu làm nhưng do quá trình học ở trường em đã được học và sau vài lần làm thử em thấy hiệu quả rõ rệt nên thường xuyên thực hiện việc này khi em trực lợn đẻ. Sau khi lợn mẹ đẻ xong đặt những con nhỏ vào bú những vú phía trước và những con to bú ở phía sau, hoặc đối với những con quá bé hoặc yếu em thường vắt sữa mẹ và cho lợn con uống.

+ Trường hợp lợn mẹ đẻ số con nhiều hơn số vú thì tập cho bú luân phiên đối với những con bú những vú trước, còn những con bú ở vú phía sau có thể cho bú tất cả các lần và lúc này nên tiến hành biện pháp nuôi gửi.

- Tiêm sắt cho lợn con:

+ Khi lợn con được 3 ngày tuổi thì tiến hành tiêm sắt và tiến hành tiêm lặp lại lần 2 cách khoảng 10 ngày sau để tránh thiếu máu đối với những đàn lợn con lông và da trắng nhợt còn đa số lợn chỉ tiêm một lần sau khi đẻ 3 ngày.

+ Những trường hợp bị sốc khi tiêm sắt rất dễ xảy ra ở những đàn lợn con yếu là do trong sữa mẹ nghèo VTM E và khoáng chất Selenium. (Khi lợn

48

con thiếu những chất này sẽ làm cho sắt tiêm vào bị oxy hóa, tạo độc tố trong máu, làm lợn con chết rất nhanh).

- Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con:

+ Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa.

+ Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng.

+ Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi của lợn con để hạn chế được các bệnh đường ruột của lợn con.

+ Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, tạo điều kiện cho lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa.

+ Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú.

+ Có điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm.

- Chăm sóc và quản lý lợn con theo mẹ

+ Chuồng nuôi: Chuồng nuôi phải được vệ sinh trước khi lợn mẹ đẻ. Nền chuồng phải luôn sạch sẽ và khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho lợn con. Cần đảm bảo điều kiện môi trường xung quanh cho lợn con như sau:

Độ tuổi Nhiệt độ

Sơ sinh 34oC

2 ngày tuổi 30oC

14 ngày tuổi 20oC

Ẩm độ 60%

49

Ngoài ra chuồng nuôi phải có máng tập ăn và máng uống cho lợn con riêng.

+ Cắt đuôi, thiến, xăm tai:

Thường thì trong chăn nuôi lợn công nghiệp cần phải tiến hành cắt đuôi cho lợn nuôi thịt. Vì lợn nuôi thịt thường được nuôi thành các đàn lớn và mật độ cao cho nên lợn thường tấn công nhau gây mất ổn định, giảm năng suất chăn nuôi. Vị trí tấn công thường là đuôi. Việc cắt đuôi thường tiến hành ngay sau đẻ hoặc trong tuần đầu sau đẻ. Cắt đuôi sao cho để lại 2 - 2,5 cm, cắt xong dùng cồn Iod 70o để sát trùng.

Trong thời kỳ này cũng nên thiến những lợn đực không dùng làm giống. Có thể thiến từ 3-5 ngày trở ra. Nếu thiến sớm hơn có thể không phát hiện được lợn con bị hecni. Khi thiến phải vệ sinh sát trùng cẩn thận bằng cồn Iod.

Việc xăm tai lợn ở Đan Mạch là bắt buộc với lợn xuất khẩu: việc xăm tai cho lợn giúp cho chính phủ và người tiêu dùng có thể xác định được nguồn gốc của sản phẩm.

+ Quản lý lợn con: Đối với những lợn con có dự tính chọn làm giống

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại skoldal nykoebing 73, 4850 nykoebing, đan mạch (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)