Thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục thể chất ở các trường THCS huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 56)

2.3.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình Giáo dục thể chất

Để đánh giá, thực trạng về xây dựng kế hoạch quản lý GDTC, đề tài đã xây dựng điều tra về mục tiêu, tổ chức giám sát thực hiện và kiểm tra đánh giá trong quá trình thực hiện kế hoạch. Các vấn đề cùng có 3 mức độ và tính điểm theo các mức độ sau:

- Rất đúng (n3): 3 điểm - Đúng một phần (n2): 2 điểm - Không đúng (n1): 1 điểm

Tác giả khảo sát ở một nhóm đối tượng là 5 cán bộ quản lý của Phòng Giáo dục huyện Đông Anh và 25 trường THCS trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát được thể hiện ở các bảng 2.12:

Bảng 2.12: Ý kiến của cán bộ quản lý về việc lập kế hoạch quản lý GDTC

TT Nội dung Ý kiến Tổng số phiếu Tổng số điểm Thứ bậc Rất đúng Đúng một phần Không đúng 1

Kế hoạch quản lý về giáo dục thể chất chưa đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng năm

30 0 0 30 90 1

2

Công tác quản lý các hoạt động GDTC chưa được quan tâm đúng mức

10 10 5 30 55 4

3

Chưa đặt ra được các tiêu chí cụ thể để đánh giá giáo dục thể chất đối với nhà trường

20 11 0 30 82 3

4

Chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá về việc dạy học TDTT trong nhà trường

30 0 0 30 90 1

Căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến ở bảng 2.12 nhận thấy số ý kiến cho rằng lập kế hoạch quản lý về GDTC chưa đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn chiếm 100% số ý kiến cho là đúng và rất đúng. Số ý kiến về việc chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động về mặt dạy học TDTT trong nhà trường

có 100% cho là đúng và rất đúng. Như vậy việc hoạch định mục tiêu chưa đặt ra cụ thể. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động GDTC chưa thường xuyên là mặt yếu kém nhất trong quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS.

Việc chưa đặt ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động GDTC đối với các nhà trường và công tác quản lý quá trình tổ chức các hoạt động GDTC chưa được quan tâm (có 73% và 66,7% ý kiến đánh giá là đúng và rất đúng). Đây là thực trạng về nhận thức và hành động của các nhà quản lý các nhà trường THCS. Điều đó cũng khẳng định rằng vấn đề giáo dục sức khỏe, sự phát triển thể chất của học sinh các trường THCS huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên

Việc quản lý hoạt động dạy học của giáo viên giáo dục thể chất trên thực tế được thực hiện trên các hình thức quản lý qua hồ sơ của giáo viên, nhận xét đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, qua dự giờ định kỳ và độ xuất. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên cũng chính là quản lý giờ dạy trên lớp, việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức và việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên.

Trước khi khảo sát việc dạy của giáo viên, đề tài tìm hiểu kết quả xếp loại giáo viên thông qua số liệu thống kê từ phòng GD&ĐT huyện Đông Anh như sau:

Bảng 2.13: Đánh giá giáo viên thể dục của các trường THCS huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm học 2019-2020

TT

Tên trường

THCS Số

GVTD

Đạt danh hiệu cấp Ghi

chú Cấp Thành phố Huyện Trường Không đánh giá 1 Bắc Hồng 3 0 1 3 0 2 Cổ Loa 3 0 0 3 0

3 Bùi Quang Mại 3 0 0 3 0

4 Đông Hội 3 0 0 3 0 5 Dục Tú 3 0 0 3 0 6 Hải Bối 3 0 0 3 0 7 Kim Chung 3 0 0 3 0 8 Kim Nỗ 3 0 0 3 0 9 Liên Hà 4 1 1 4 0 10 Mai Lâm 2 0 0 2 0 11 Nam Hồng 3 0 0 3 0

13 Nguyên Khê 3 0 0 3 0

14 Tàm Xá 2 0 0 2 0

15 Thị Trấn Đông Anh 3 0 0 3 0

16 Thuỵ Lâm 4 0 0 4 0

17 Tiên Dương 4 1 1 4 0

18 Nguyễn Huy Tưởng 3 0 1 3 0

19 Uy Nỗ 2 0 0 2 0 20 Vân Hà 2 0 0 2 0 21 Vân Nội 3 0 0 3 0 22 Việt Hùng 5 0 0 5 0 23 Vĩnh Ngọc 3 1 1 3 0 24 Võng La 2 0 0 2 0 25 Xuân Canh 2 0 0 2 0 26 Xuân Nộn 2 0 0 2 0 Tổng 73 3 5 73 0

Qua việc thống kê số liệu về danh hiệu giáo viên thể dục đăng ký các cấp là rất ít. Chúng tôi tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp 10 giáo viên thể dục về lý do đăng ký các danh hiệu thi đua của giáo viên và thu được kết quả: 05/10 giáo viên cho rằng không quan trọng vì danh thời gian làm kinh tế, 05/10 giáo viên còn lại chỉ đăng ký khi buộc phải tham gia dự thi giáo viên giỏi các cấp. Như vậy, việc tạo động lực cho giáo viên tham gia đăng ký các danh hiệu là chưa có.

Để có số liệu về xếp loại viên chức giáo viên GDTC trong các trường THCS, đề tại đã lấy số liệu từ Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh, số liệu cụ thể như sau: chỉ có 08/66 giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Để đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý đối với giáo viên giáo dục thể chất ở các trường THCS hiện nay như thế nào, đề tài đã xây dựng phiếu điều lấy ý kiến của 05 cán bộ Phòng GD&ĐT, 25 BGH các trường THCS về việc quản lý hồ sơ, giáo án, giờ dạy, sử dụng trang thiết bị và quản lý học sinh ngoại khóa. Các vấn đề cùng có 3 mức độ và tính điểm theo các mức độ sau:

- Thường xuyên (n3): 3 điểm - Thỉnh thoảng (n2): 2 điểm - Rất ít (n1): 1 điểm

Bảng 2.14: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý đối với giáo viên giáo dục thể chất ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

TT Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất của giáo viên Ý kiến Tổng số phiếu Tổng số điểm Xếp thứ Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít

1 Quản lý hồ sơ giáo án 20 5 2 30 72 1

2 Quản lý hoạt giờ dạy 10 15 5 30 65 2

3 Quản lý việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng

10 15 5 30 65 2

4 Quản lý việc quản lý hoạt động ngoại khóa của học sinh

0 5 25 30 35 4

Tổng 40 40 37

Qua bảng điều tra cho ta thấy việc quản lý hoạt động dạy học của giáo viên chưa thực sự được quan tâm. Việc rất ít và thỉnh thoảng quản lý hồ sơ giáo án, quản lý giờ dạy, quản lý việc sử dụng trang thiết bị, quản lý việc giáo viên theo dõi việc học tập ngoại khóa của học sinh chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng cần quan tâm quản lý các hoạt động trên. Trong tổng số 117 ý kiến thì có tới 37 ý kiến cho rằng rất ít thực hiện các hoạt động quản lý trên.

Để làm rõ hơn thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên

2.3.3 Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh

Việc quản lý hoạt động học của học sinh được tiến hành chủ yếu qua quan sát, phỏng vấn trực tiếp, qua trao đổi với các giáo viên thể dục, qua hồ sơ giáo án, qua dự giờ thăm lớp của BGH, tổ chuyên môn, qua kiểm tra bài của giáo viên trực tiếp giảng dạy, học sinh đánh gia lẫn nhau và qua phụ huynh học sinh.

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 25 học sinh tại 25 lớp ở 25 trường THCS với câu hỏi giờ học thể dục có được thầy cô đến dự giờ thường xuyên không, kết quả trong số 20 học sinh được hỏi thì có tới 15 học sinh có câu trả lời được thầy cô đến dự giờ 1 lần/1 năm học môn Thể dục. Còn 05 học sinh trả lời không có ai dự giờ trong giờ học Thể dục trong năm học.

Câu hỏi thứ 2: Con có được thầy cô kiểm tra giám sát việc tập luyện tại nhà không thì 20/20 học sinh có câu trả lời là không, thầy cô chỉ hỏi chứ không giám sát.

Để đánh giá sâu hơn và khách quan hơn nội dung quản lý hoạt động GDTC của học sinh, đề tài tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 05 cán bộ Phòng GD&ĐT, 25 BGH các trường THCS về trạng quản lý việc học trên lớp, ngoại khóa, tại nhà và việc chuẩn bị đồ dùng học tập môn GDTC của học sinh

Các vấn đề cùng có 3 mức độ và tính điểm theo các mức độ sau: - Thường xuyên (n3): 3 điểm

- Thỉnh thoảng (n2): 2 điểm - Rất ít (n1): 1 điểm

Bảng 2.15: Thực trạng quản lý việc học môn GDTC của học sinh ở trường THCS trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

TT Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất của học sinh

Ý kiến Tổng số phiếu Tổng số điểm Xếp thứ Tốt Bình thường Chưa tốt

1 Quản lý việc học trên lớp 10 10 10 30 60 2

2 Quản lý hoạt động ngoại khóa 5 15 10 30 55 3

3 Quản lý việc tập luyện tại nhà 3 10 17 30 46 4

4 Quản lý việc chuẩn bị đồ dùng học tập 20 5 5 30 75 1

Tổng 38 40 42

Qua bảng số liệu ta thấy rằng việc quản lý hoạt động học bộ môn GDTC với số ý kiến cho rằng chưa tốt chiếm tủy lệ khá cao, có tới 42 ý kiến cho rằng việc quản lý chưa tốt, đặc biệt là việc quản lý tập luyện tại nhà, ngoại kháo và cả trên lớp.

2.3.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất của học sinh

Để đánh giá thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động GDTC của học sinh, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi mức độ quản lý các hoạt động ngoại khoá môn thể dục của học sinh. Các vấn đề cùng có 3 mức độ và tính điểm theo các mức độ sau:

- Khó khăn (n3): 3 điểm - Bình thường (n2): 2 điểm - Không khó khăn (n1): 1 điểm

Tác giả khảo sát ở một nhóm đối tượng là 05 cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và 25 trường THCS trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.16

Bảng 2.16: Ý kiến của cán bộ quản lý về điều kiện đảm bảo chất lượng cho hoạt động GDTC

TT Nội dung - yêu cầu

Mức độ Tổng số phiếu Tổng điểm Thứ bậc Khó khăn Bình thường Không khó khăn 1 Có đủ giáo viên được đào tạo

dạy TDTT 21 4 5 30 76 6

2 Điều kiện về dụng cụ thể thao,

sân bãi cho luyện tập 23 7 0 30 83 2

3 Xây dựng kế hoạch thực hiện

mục tiêu, chương trình GDTC 22 7 1 30 81 4

4 Phân công giáo viên giảng dạy

TDTT 21 3 6 30 75 7

5 Thực hiện đủ giờ theo kế hoạch

dạy học 20 2 8 30 72 8

6 Tổ chức các hoạt động văn hoá

thể thao trong trường 18 2 10 30 68 9

7 Tổ chức h/s tham gia các hoạt

động thể thao ở địa phương 25 5 0 30 85 1

8 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo

dục thể chất 22 7 1 30 81 4

9 Kinh phí tổ chức các hoạt động

GDTC 22 8 0 30 82 3

Qua kết quả điều tra ở bảng 2.16 cho thấy: Khó khăn lớn nhất là việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hoá thể thao địa phương. Các địa phương không tổ chức tốt các hoạt động này nguyên nhân là do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu kinh phí tổ chức, đời sống khó khăn, người dân không nghĩ đến nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể thao. Bên cạnh đó, lực lượng đứng ra tổ chức các hoạt động không đủ năng lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc thiếu các hoạt động văn hoá thể thao tại các địa phương. Xếp vị trí thứ 2 là khó khăn về điều kiện dụng cụ thể thao, sân bãi cho tập luyện, hầu hết các nhà trường đều thiếu dụng cụ và sân bãi phục vụ tập luyện trong nhiều năm nay. Lý do bởi cơ sở hạ tầng ở nhiều nhà trường

vẫn đang thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho công tác GDTC còn hạn chế, bãi tập, sân chơi cho học sinh hết sức khó khăn... Dụng cụ tập luyện cũng trong tình trạng tương tự khi mà nguồn kinh phí hàng năm cho việc mua sắm thiết bị, dụng cụ luyện tập không đáng kể so với nhu cầu thực tế. Vị trí thứ 3 về khó khăn là vấn đề kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GDTC, hằng năm kinh phí tổ chức các hoạt động trong nhà trường đề do ngân sách nhà nước cấp, nguồn ngân sách địa phương không hỗ trợ bởi điều kiện kinh tế của các địa phương còn khó khăn. Kinh phí rất ít ỏi trong khi nhiều công việc tại các nhà trường cần đến nguồn ngân sách này.

Khó khăn về việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDTC và kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả GDTC. Việc kiểm tra đánh giá theo kế hoạch dạy học căn cứ vào chương trình do Bộ GD&ĐT mặc dù vẫn được thực hiện đúng nhưng điều đó chưa đủ để đánh giá chất lượng GDTC của các nhà trường bởi việc đánh giá hiện tại chỉ dừng ở việc kiểm tra đánh giá về kiến thức về kỹ năng vận động cơ bản và chưa thực sự thường xuyên, thậm chí còn rất ít.

Các khó khăn tiếp theo là thiếu giáo viên TDTT, đây là thực trạng tại các trường THCS huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Giáo viên thể dục thiếu về số lượng và chất lượng dẫn đến có trường vẫn phải sắp dạy chéo môn. Đây là khó khăn không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi các nhà quản lý phải có kế hoạch để tăng cường số lượng, có biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhằm khắc phục tình trạng hiện tại. Việc thiếu giáo viên dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức phân công nhiệm vụ theo đúng chức năng chuyên môn, giáo viên thể dục phải đảm nhiệm nhiều hoạt động ngoài giờ, số lượng giờ làm việc vượt quá quy định gây sức ép về thời gian và khó có thể đảm bảo tốt chất lượng công việc.

Căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên thể dục, giáo viên chủ nhiệm về những khó khăn khi tổ chức hoạt động GDTC ta có thể nhận thấy: Cán bộ quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức thực hiện mục tiêu GDTC ở trường THCS. Nhận thức được tầm quan trọng nhưng kế hoạch hành động cụ thể thì vẫn chưa có. Sự nhiệt tình nỗ lực của giáo viên thể dục còn thiếu, chưa thực sự nêu cao trách nhiệm của bản thân trước nhiệm vụ chung của sự nghiệp, phong trào. Về nguyên nhân khách quan: Đây là một trong những khó khăn luôn được bàn đến mà chưa có hướng giải quyết. Dựa vào thực trạng điều tra việc thiếu sân bãi phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động là rất khó khăn. Qua tìm hiểu

thực tế tác giả nhận thấy rằng hầu như các trường đều thiếu sân chơi bãi tập, đặc biệt ở các trường học 2 ca thì việc tổ chức hoạt động vào buổi chiều lại ảnh hưởng đến việc học tập văn hoá của các lớp khác nếu nhà trường chỉ có một sân sinh hoạt chung. Các khó khăn về kinh phí để đầu tư cho các hoạt động ngoài giờ cũng là nguyên nhân làm cho các hoạt động giáo dục thể chất ngoài giờ lên lớp của học sinh thiếu phong phú, thiếu chất lượng… làm cho sự nhiệt tình của cán bộ phụ trách các hoạt động này ngày một giảm sút, không thu hút được sự tham gia của học sinh.

Một trong những hạn chế gây ảnh hưởng cho việc quản lý các hoạt động lên lớp và ngoài giờ là việc đánh giá, kiểm tra kết quả học tập và hoạt động gần như bỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 56)