Sự tham gia và ủng hộ của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn thành phố 2 thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 27 - 28)

Sự tham gia và ủng hộ của người dân đối với quản lý nhà nước không chỉ góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nước ta, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước, khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mà còn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước. Thực tiễn cho thấy, sự tham gia, ủng hộ của người dân đối với cơ quan nhà nước càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước càng dễ dàng đạt được mục tiêu và chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự thành công.

Nhân dân tham gia quản lý nhà nước là nguyên tắc hiến định được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng,… đã quy định các điều kiện, phương thức để nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước Nhân dân tham gia quản lý nhà nước đảm bảo tính khách quan trong

công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nói riêng, giúp nhân dân hiện thực hóa địa vị pháp lý cũng như thể hiện nguyện vọng chính đáng, phát huy vai trò làm chủ của mình trong công tác quản lý nhà nước. Ngườidân có quyền tham gia giám sát đối với hoạt động của cáccơ quan hành chính bằng việctham gia vào hoạt động quản lý nhà nước như việc trực tiếp làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc thông qua việc thực hiện quyền lợi và nghĩavụ công dân của mình, cũng có thể gián tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước thông qua việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội, chính trị, các hoạt động tự quản ở cơ sở. ; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với sai phạmà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, độc lậpthể hiện quyền lợi của mình. Qua đó làm rõvai trò đặc biệt của mìnhtrong quản lý nhà nước, đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện để ngườidân được tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn thành phố 2 thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)