Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn thành phố Thủ Dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn thành phố 2 thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 42 - 90)

phố Thủ Dầu Một

2.2.1. Thực trạng các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố Thủ Dầu Một

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL- BNV ngày 14/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một có một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Trình UBND thành phố Thủ Dầu Một ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

- Trình Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao; phòng, chống bạo lực trong gia đình.

- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng gia

đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn.

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Thư viện, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao, các thiết chế văn hoá cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của Phòng trên địa bàn.

- Giúp UBND thành phố Thủ Dầu Một quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo đối với các chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo theo quy định của pháp luật.

-Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo theo quy định của UBND thành phố Thủ Dầu Một và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương.

- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND thành phố Thủ Dầu Một.

- Quản lý tài chính; tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thành phố Thủ Dầu Một.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố Thủ Dầu Một, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Ngoài các nhiệm vụ trên, Phòng Văn hoá và Thông tin còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực thông tin, truyền thông theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

2.2.2. Thực trạng tiến hành các hoạt động xây dựng thể chế quản lý văn hóa ở thành phố Thủ Dầu Một

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động văn hóa và quản lý nhà nước về văn hóa Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành nhiều văn bản chi tiết, cụ thể hóa các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động văn hóa cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của thành phố Thủ Dầu Một.

PhòngVăn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 33-NQ/TW tại các huyện, thị xã, thành phố, cũng như triển khai Kế hoạch số 599/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh đến lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức ban ngành đoàn thể, lực lượng văn nghệ sĩ trên địa bàn huyện, xã.

Trong 05 năm qua, ngành VHTTDL đã triển khai hệ thống ngành VHTTDL tỉnh, huyện xây dựng và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 599/KH- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ động đề xuất và đa dạng hóa các hoạt động, chú trọng, đầu tư nhiều hơn về nội dung, cũng như chất lượng hoạt động của các loại hình văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền, triển lãm, chiếu phim…, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Ủy ban nhân dân cấp huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn thực hiện tuyên truyền bằng các hình thức như tuyên truyền lưu động, phát hành tài liệu tuyên truyền, treo băng rol, pano, biên tập và thực hiện các bản tin, bài viết, phỏng vấn, câu chuyện truyền thanh phát thanh trên hệ thống Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn; tuyên truyền thông qua tổ chức các cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, các hoạt động ngoại khóa; tuyên truyền lồng ghép gắn với phong trào “TDĐKXDĐSVH”; cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Nhằm xây dựng hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa con người Bình Dương để phát triển bền vững về nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn về Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

2.2.3. Thực trạng tiến hành các hoạt động (thi hành pháp luật) quản lý về văn hóa trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương

Tham mưu ban hành kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính. Nthưam mưu ban hành Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện về việc công bố danh mục thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực trong phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin.

Góp ý Đề án sửa đổi bổ sung Chỉ số cải cách hành chính: Báo cáo kết quả cải cách hành chính 9 tháng đầu năm, kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa quý III, 9 tháng/2018; chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ phục vụ Đoàn kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ.

Thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, tăng cường tu dưỡng rèn luyện các tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, tư tưởng chính trị, lối sống của cán bộ, công chức: Báo cáo công tác phòng chống amth nhũng 9 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2018; Báo cáo công tác

phòng, chống tham nhũng phục vụ kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

Tổ chức thực hiện công khai minh bạch trong việc công khai tài chính, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công, công tác tổ chức cán bộ…

- Đề nghị xét khen thưởng cho tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào "TDĐKXDĐSVH" huyện.

- Phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và ban hành Bảng điểm thi đua Ngành Văn hóa Khối xã năm 2018.

- Đề nghị khen thưởng đối với tập thể, các nhân có thành tích suất sắc trong công tác diễn tập phòng thủ huyện năm 2018 và công tác 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

- Góp ý dự thảo Kế hoạch chỉnh trang, thu hồi cáp viễn thông treo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020. Đề án“ Đảm bảo an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính viễn thông, CNTT và Internet”

- Tham mưu kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước huyện năm 2018; kế hoạch kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT trên địa bàn huyện.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, tuyên truyền viên pháp luật.

2.2.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý nhà nước về văn hóa ở Thành phố Thủ Dầu Một

Đây được đánh giá là hoạt động có vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Trong xu hướng xã hội hóa hoạt động văn hóa như hiện nay, những tác động tiêu cực nảy sinh ngày càng nhiều, vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý cần phải được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp tổ chức hoạt động chặt chẽ với các bộ, ngành khác. Chỉ như vậy mới có khả năng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ mà công tác quản lý nhà nước về văn hóa đề ra.

Công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực văn hóa do nhiều cấp, nhiều ngành thực hiện hoặc do liên ngành thực hiện như lực lượng kiểm tra chuyên ngành Sở VHTT&DL; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Công an; Quản lý thị trường; y tế; Tổ kiểm tra của Phòng VH&TT Huyện, UBND các xã…

Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh, Sở VHTT&DL, UBND Huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với lĩnh vực văn hóa, trong đó tập trung vào các dịch vụ văn hóa, hoạt động của các lễ hội, các di tích, hoạt động quảng cáo trên địa bàn Tỉnh. Đội kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội đã ra quân 07 đợt, lập biên bản

xử lý vi phạm hành chính đối vớiờng23trưhợp vi phạm của các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa.Kết quả, tham mưu UBND thành phố Thủ Dầu Một ra Quyết định xử phạt vi pham hành chính đối với 16 trường hợp vơ tổng số tiền là 15.050.000 đồng.

Kiểm tra thường xuyên lĩnh vực kinh doanh nhà nghỉ, đã nhắc nhở 07 cơ sở lưu trú du lịch( nhà nghỉ) vi phạm các lỗi như không vào sổ lưu trú ch khách...

Tổ chức kiểm tra 15 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao như: thể hình, bóng đámini, yoga, hồ bơi trên địa bàn về các điều kiẹn trang thiết bị tập luyện, nhân viên, huấn luyện viện.

Chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý các vi phạm, đặc biệt là các hành vi mê tín dị đoan, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phối hợp với Chi Cục quản lý thị trường kiểm soát, khuyến nghị các cơ sở kinh doanh đồ mã hạn chế kinh doanh những mặt hàng đồ mã không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện Kinh tế - Xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Không lợi dụng lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội; thực hiện các quy định về niêm yết giá, bán đúng giá, an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống cháy nổ; an ninh trật tự, an toàn giao thông; vệ sinh môi trường và phối hợp kiểm soát chặt chẽ các đối tượng ăn xin, buôn bán đeo bám du khách tại các khu vực tổ chức lễ hội.

Hàng năm thực hiện chương trình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phối hợp giữa Sở Giáo dục – Đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các di tích được giao về cho các trường học nơi có di tích thực hiện chăm sóc, vệ sinh. Các di sản văn hóa thường xuyên đón khách tham quan, mỗi năm trung bình từ 150.000 đến 200.000 lượt khách đến tham quan, hội trại, tổ chức lễ kết nạp đoàn viên,…

Thực hiện Kế hoạch số 51/KH-SVHTTDL ngày 17/6/2019 về việc “Tổ chức hội nghị triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch năm 2019”, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực du lịch như: Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, Nghị định số 142/2018/NĐ- CP, Nghị định số 45/2019/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL, trong đó Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch mới được Chính phủ ban hành ngày 21/5/2019 và có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2019; các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện các nội dung Luật Du lịch năm 2017, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Du lịch theo đúng quy định. Để góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng vụ phục vụ khách du lịch, phát triển và giới thiệu hình ảnh du lịch Bình Dương đến với du khách trong và ngoài nước.

Trong nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã chỉ :ra“Di sản vǎn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, và làcơ sở để sáng tạo và giao lưu những giá trị vǎn hóa mới. Thực hiện nghị quyết trên, công tác Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nói riêngtỉnhvàBình Dương nói chungđã được tổ chức quản lý, bảo tồn, phổ biến tuyên truyền, giới thiệu giá trị các di sản văn hóa như: sưu tầm, khảo sát, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn thành phố 2 thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 42 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)