sinh viên tại Trường Đại học Hà Nội
2.5.1. Đánh giá chung
Trong những năm qua trường Đại học Hà Nội đã có nhiều thay đổi trong việc nhận thức về vai trò, ý nghĩa, vị trí của công tác quản lý HĐNGCK cho sinh viên. Nhà trường đã đa dạng tổ chức nhiều HĐNGCK, phát huy mục tiêu hiệu quả của hoạt động ngoài giờ, nhằm đạt mục tiêu phát triển toàn diện cho sinh viên bao gồm các hoạt động như: Công tác giáo dục chính trị; thể thao; văn nghệ, chính trị xã hội, các hoạt động chuyên môn… Ngoài ra nhà trường có nhiều nỗ lực trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận, đơn vị chức năng làm công tác HĐNGCK cho sinh viên như: hệ thống văn bản pháp quy về quản lý sinh viên do cấp trên ban hành, tuyên truyền giáo dục sinh viên các hoạt động chính trị xã hội; trang bị hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ học tập và rèn luyện, thành lập nhiều câu lạc bộ với hình thức hoạt động phong phú thu hút nhiều sinh viên tham gia.
Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NGCK trên 5 nội dung: Xây dựng kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo thực hiện; Công tác kiểm tra, đánh giá; Phối hợp giữa các lực lượng được tổng hợp qua bảng số 2.13:
Bảng 2.13: Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên tại Trường Đại học Hà Nội
Nội dung/ Tiêu chí ĐTB ĐLC Thứ bậc
Xây dựng kế hoạch 2,63 0,79 5
Tổ chức thực hiện 2,81 0,60 3
Chỉ đạo thực hiện 2,90 0,75 2
Công tác kiểm tra, đánh giá 2,99 0,56 1
Phối hợp giữa các lực lượng 2,65 0,60 4
Điểm trung bình chung 2,78 0,66
Kết quả cho thấy công tác quản lý hoạt động NGCK tại ĐHHN được đánh giá ở mức “Khá” với ĐTB: 2,78. Trong 5 nội dung quản lý, nội dung “Kiểm tra, đánh giá” (ĐTB: 2,99; ĐLC: 0,56) và “Chỉ đạo thực hiện” (ĐTB: 2,90; ĐLC: 0,75) được
đánh giá là hai nội dung đã thực hiện ở mức tốt nhất với ĐTB: 2,99; ĐLC: 0,56. Nội dung xếp thứ ba trong thứ tự đánh giá là “Tổ chức thực hiện” với ĐTB: 2,81; ĐLC: 0,60. Hai nội dung được đánh giá thấp trong 5 nội dung quản lý là: Xây dựng kế hoạch (ĐTB: 2,63; ĐLC: 0,79) và Phối hợp giữa các lực lượng với ĐTB: 2,65; ĐLC: 0,60.
Kết quả này đã đưa ra được một cái nhìn khách quan bao quát về HĐNGCK của sinh viên Trường Đại học Hà Nội hiện nay; những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại, cơ hội và những vấn đề thách thức trong giai đoạn đổi mới giáo dục theo nghị quyết số 29NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” ngày 04 tháng 11 năm 2013 BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam. Để làm được điều đó cũng cần phải nhìn nhận những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về hoạt động ngoài giờ chính khóa, từ đó đề ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý và học tập của sinh viên trong HĐNGCK tại Trường Đại học Hà Nội.
2.5.2. Những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa tại Trường Đại học Hà Nội
2.5.2.1. Những ưu điểm
Công tác quản lý HĐNGCK trong thời gian qua tại trường Đại học Hà Nội đã có những ảnh hưởng tích cực, đóng góp vào hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, đã tạo nên bầu không khí sôi nổi trong phong trào học tập, rèn luyện và các hoạt động phong trào khác trong nhà trường; tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên, khuyến khích được sinh viên tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, đồng thời xây dựng được mối liên hệ tốt giữa sinh viên các khóa trong trường cũng như các đơn vị ngoài trường. Việc tổ chức thực hiện tốt HĐNGCK đã không ngừng giúp nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và sinh viên nhà trường về ý nghĩa và vai trò của HĐNGCK đối với quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường, phát huy được sức mạnh tập thể của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý giáo dục sinh viên đồng thời nâng cao năng lực tổ chức, lãnh đạo của đội ngũ giáo viên, ban chấp hành chi đoàn các lớp.
Phòng CTSV&QHDN đã phối hợp với Đoàn TN nhà trường cùng các bộ môn, Khoa, đơn vị phòng ban chức năng xây dựng được nhiều loại hình hoạt động với nội dung phong phú đã dạng thu hút được sự quan tâm của đa số sinh viên nhà
trường, đồng thời tổ chức triển khai nghiêm túc các nội dung, kế hoạch tổ chức HĐNGCK của nhà trường.
2.5.2.2. Những hạn chế
Hiện nay trong nhà trường chưa có cơ cấu thống nhất thực hiện công tác quản lý HĐNGCK của sinh viên, cũng chưa có văn bản quy định về quản lý HĐNGCK của sinh viên; chưa có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo trường phụ trách công tác quản lý HĐNGCK. Mặc dù nhà trường đã tổ chức các HĐNGCK cho sinh viên, nhưng việc hướng dẫn sinh viên thực hiện các hoạt động cụ thể thì lại chưa được quan tâm thỏa đáng. Sự nhận thức của sinh viên về vai trò của hoạt động này đối với việc học tập cũng như rèn luyện các kỹ năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai, vai trò của hoạt động này chưa được phổ rộng hoàn toàn đối với toàn thể sinh viên trong nhà trường. Ngoài ra cũng còn không ít cán bộ giảng viên trong nhà trường, chưa thực sự quan tâm và tích cực đối với các hoạt động ngoài giờ chính khóa cho sinh viên, điều này cũng ảnh hưởng không ít tới chất lượng hoạt động của các chương trình ngoài giờ chính khóa. Ví dụ đối với các hoạt động tự học, tự nghiên cứu, văn hóa thể thao, chính trị xã hội, lao động công ích, nhưng trong khi đó cán bộ, giáo viên lại gần như không hướng dẫn sinh viên thực hiện các hoạt động lao động công ích, chính trị xã hội. Do vậy hầu hết sinh viên chưa có ý thức tốt với việc tham gia hoạt động chính trị - xã hội, nhất là với hoạt động lao động công ích. Từ đó, kết quả thực hiện các mặt hoạt động GDNGCK chưa có kết quả tốt, hầu hết chỉ đạt ở mức độ trung bình, theo như kết quả khảo sát hoạt động lao động công ích của sinh viên đạt ở mức độ kém.
Công tác quản lý các mặt HĐNGCK: Hoạt động tự học, tự nghiên cứu; văn hóa thể thao, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động lao động chưa đạt hiệu quả cao. Việc tổ chức các hoạt động còn nặng về hình thức. Giáo viên chưa tạo được hứng thú học tập cho sinh viên. Việc tổ chức hoạt động tự học, hoạt động ngoại khoá, các CLB học thuật, chuyên môn nghiệp vụ, văn hoá nghệ thuật, hoạt động thể thao cho sinh viên tại nhà trường chưa được các CBQL, GV quan tâm hướng dẫn, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt động đạt hiệu quả.
Các hoạt động văn hóa- thể thao của sinh viên phần lớn chưa được tổ chức theo kế hoạch, chưa được duy trì thường xuyên, chưa tạo được sân chơi lành mạnh, bổ ích để thu hút mọi thành phần sinh viên tham gia, mà chủ yếu quan tâm đến việc đề ra các biện pháp cụ thể để tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao cho sinh viên.
Lãnh đạo nhà trường cũng chưa quan tâm thích đáng đến việc xây dựng kế hoạch có tính đến ý kiến, nhu cầu của sinh viên; tham khảo và sử dụng kế hoạch của tổ chức tự quản, đề ra các biện pháp thực hiện hoạt động chính trị - xã hội cũng như đảm bảo điều kiện cho sinh viên thực hiện hoạt động chính trị - xã hội. Chưa quan tâm đến việc kiểm tra kết quả, cách thực hiện hoạt động chính trị - xã hội của sinh viên.
Nhà trường chưa quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, cá nhân có chức năng tham gia quản lý HĐNGCK, hướng dẫn sinh viên phân bổ, sử dụng CSVC, tài chính khi thực hiện tự quản trong các HĐNGCK. Năng lực quản lý của các cán bộ, giảng viên thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là giảng viên trẻ, nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động, điều này nhà trường cũng cần phải có kế hoạch trong việc tham gia học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và tham quan học hỏi thực tế để nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo thực hiện HĐNGCK.
Công tác kiểm tra, đánh giá HĐNGCK bao gồm tự đánh giá và tự đề xuất các biện pháp, phương hướng điều chỉnh hoạt động của sinh viên chưa được quan tâm với tất cả các nội dung kiểm tra: kiểm tra kế hoạch, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch HĐNGCK. Vì vậy, hiệu quả mang lại còn hạn chế.
Các bộ phận và cá nhân có chức năng quản lý HĐNGCK của sinh viên chưa được cung cấp đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ. Hầu hết các điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý HĐNGCK của sinh viên ở mức trung bình, yếu. Chưa xây dựng và áp dụng tiêu chí đánh giá HĐNGCK. Nguồn lực được cung cấp cho tổ chức Đoàn, Hội còn hạn hẹp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu quản lý các mặt HĐNGCK của sinh viên. Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp, tinh thần đoàn kết, thống nhất trong và ngoài trường để quản lý HĐNGCK của sinh viên. Chưa quan tâm đến việc khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có để thực hiện các nội dung HĐNGCK. Chưa đa dạng hoá các hình thức, nội dung tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
Đội ngũ CBQL HĐNGCK còn thiếu và hạn chế về kiến thức. Nhìn chung năng lực còn bất cập, không được bồi dưỡng kiến thức thường xuyên, chưa theo kịp yêu cầu của công tác quản lý sinh viên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên trong tình hình đổi mới.
HĐNGCK cho sinh viên chưa được xây dựng có tính hệ thống, theo chương trình giáo dục cụ thể, hình thức tổ chức chưa sinh động, hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Còn những bất cập trong xác định cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cũng như việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội.
Ngân sách dành cho tổ chức các HĐNGCK cho sinh viên còn khó khăn, chưa bố trí kinh phí dành cho công tác này thành một khoản riêng để các đơn vị chức năng chủ động triển khai công việc. Bên cạnh đó, các đơn vị được giao nhiệm vụ cũng chưa chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, dự trù kinh phí phù hợp để có thể triển khai các HĐNGCK cho sinh viên đạt hiệu quả.
2.5.3. Những nguyên nhân của hạn chế trong việc quản lý hoạt động ngoài giờ chính khóa cho sinh viên trường Đại học Hà Nội
2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Một số cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên vẫn chưa nhận thức đúng về HĐNGCK, vì vậy nên chưa có sự quan tâm đúng mức cho quản lý và tổ chức hoạt động này trong nhà trường. Mặt khác CBQL và một số giảng viên được giao nhiệm vụ nhưng chưa phát huy hết năng lực cũng như vai trò trách nhiệm của mình, chưa thực hiện được việc bàn bạc trao đổi trong nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức HĐNGCK trong toàn trường. Họ chưa có vai trò cố vấn cho lãnh đạo nhà trường trong việc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức hoạt động NGCK cho sinh viên.
Đa số giảng viên chưa được đào tạo nghiệp vụ tổ chức HĐNGCK cho sinh viên nên việc tổ chức hoạt động này trông chờ vào khả năng vốn có của giảng viên, vì vậy việc quản lý tổ chức hoạt động sẽ bị ảnh hưởng hạn chế. Chưa có sự quan tâm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thường xuyên, thiếu sự kiểm tra đôn đốc, và việc này chủ yếu được thực hiện bởi phòng CTSV&QHDN nên hiệu quả công tác này còn chưa cao. Đặc biệt trong công tác tổ chức HĐNGCK của sinh viên hiện nay chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tinh thần tập thể của sinh viên. Ngoài ra cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cũng góp phần hạn chế chất lượng quản lý HĐNGCK trong nhà trường.
2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan
Do cách đánh giá của nhà trường, của giáo viên chủ yếu dựa vào kết quả học tập của sinh viên mà ít quan tâm đến HĐNGCK, mặt khác các bộ phận chức năng của các đơn vị trong nhà trường còn bị chồng chéo, việc phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chức năng còn chưa khoa học, hiệu quả. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ cũng như mục tiêu hoạt động cũng chưa triệt để. Kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các HĐNGCK vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên cũng như nhà quản lý trong công tác này.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 tập trung phân tích thực trạng HĐNGCK và công tác quản lý HĐNGCK của sinh viên tại trường ĐHHN. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của các hoạt động NGCK. Công tác quản lý hoạt động NGCK cũng được đánh giá ở mức khá, trong đó nội dung “Kiểm tra, đánh giá” và nội dung “Chỉ đạo thực hiện” là những nội dung được đánh giá ở mức cao nhất. Các nội dung: Xây dựng kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục đều được đánh giá ở mức “Khá”. Tuy nhiên, trong mỗi nội dung vẫn còn một số vấn đề chưa được đánh giá cao như: Xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên; Xây dựng kế hoạch tập huấn HĐNGCK; Xây dựng kế hoạch thao giảng, tổ chức tiết mẫu; Dự giờ một số chương trình HĐNGCK do các đơn vị và tổ chức trong nhà trường triển khai; Đưa ra nguyên tắc và cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các lực lượng giáo dục… Từ những mặt còn hạn chế trong HĐNGCK và công tác quản lý cho thấy cần phải có một số biện pháp khắc phục những tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NGCK cho sinh viên.
Chương 3