Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 30 - 36)

Bằng tác động đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đơ thị

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng

Đơ thị Phục Hịa nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Cao Bằng, thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam; Có tọa độ địa lý: 22027’ - 22041’ vĩ độ Bắc; 106022’ - 106039’ kinh độ Đông; Ranh giới tiếp giáp với 4 huyện thuộc tỉnh Cao Bằng và 1 huyện thuộc Trung Quốc; Cụ thể (phụ lục 1: Sơ đồ vị trí và mối

liên hệ vùng của huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng) :

Phía Đơng giáp huyện Hạ Lang; Phía Tây giáp huyện Hịa An;

Phía Tây Nam giáp huyện Thạch An; Phía Bắc giáp huyện Quảng Un;

Phía Đơng Nam giáp huyện Long Châu, Trung Quốc.

Khu vực đơ thị Phục Hồ đề nghị cơng nhận đơ thị loại IV bao gồm: tồn bộ thị trấn Tà Lùng (Bản Bó Pết; Bản Bó Pu; Bản Hưng Long; Đoỏng Lèng; Pác Phéc, Phia Khoang, Pị Tập); Các xóm, phố của thị trấn Hịa Thuận (xóm Bó Chiểng; xóm Bó Tờ; xóm Nà Mười; xóm Pị Rịn; xóm Pác Bó 1; xóm Pác Bó 2; xóm Pác Tị; xóm Phia Xiếp; xóm Bản Cải; xóm Cốc Khau; phố Phục Hồ 1; phố Phục Hồ 2); Các xóm của Mỹ Hưng (Lăng Bản; Tục Mỹ; Bó Lếch; Bản Đâư; Nà Quang; Nà Lếch; Bản Mới; Nà Thắm; Nà Chào; Pị Đồn); có ranh giới như sau:

Phía Đơng giáp Trung Quốc;

Phía Tây giáp bản Nà Pị và xóm Lũng Nậm xã Mỹ Hưng; Phía Bắc giáp xã Đại Sơn;

Phía Nam giáp Trung Quốc.

Đây là khu vực đơng dân và có hệ thống hạ tầng đơ thị phát triển.

Khoảng cách (theo đường chim bay) đến thủ đô Hà Nội khoảng 180 km theo hướng Nam - Tây Nam; đến TP. Cao Bằng khoảng 40 km theo hướng Tây Bắc; đến TP. Lạng Sơn khoảng 60 km theo hướng Nam - Đơng Nam; đến TP. Móng Cái

(Quảng Ninh) khoảng 180 km theo hướng Đông Nam; đến TP. Bắc Kạn khoảng 85 km; đến TP. Thái Nguyên khoảng 125 km theo hướng Tây Nam.

Về tính chất đơ thị:

Là đơ thị cửa khẩu giao thương quốc tế, có vị trí, vai trị trọng yếu về an ninh quốc phòng, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hố, hành chính, y tế, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, giáo dục - đào tạo, thương mại, du lịch, đầu mối giao thông quốc gia, dịch vụ hậu cần vận tải, với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực các huyện miền Đơng tồn tỉnh; đặc biệt là trung tâm của khu kinh tế cửa khẩu.

Là đô thị xanh, hướng tới phát triển bền vững, lấy yếu tố cảnh quan tự nhiên, mơi trường và văn hố bản địa làm chủ đạo, kết hợp các giải pháp tổ chức không gian hiện đại, sự gắn kết hài hoà với khu vực nông thôn nông nghiệp tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn về phong cách thẩm mỹ đô thị.

Khu vực Đơ thị Phục Hịa nằm trên 2 trục quốc lộ 3, 4A đầu mối giao thông và là cửa ngõ nối Cao Bằng với trung Quốc, thuận lợi thơng thương trao đổi hàng hóa khu vực phía Đơng dựa trên cơ sở các trục đường giao thơng chính như QL3, QL4 kết nối với các tỉnh và thành phố phía Bắc.

Khu vực cửa khẩu Tà Lùng là khu vực có nhiều lợi thế, tiềm năng thu hút đầu tư và sẽ là điểm đến của các cơng ty, doanh nghiệp trong và ngồi nước đến hoạt động thương mại, XNK, phát triển kinh tế - xã hội… Xứng đáng là khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Trong những năm gần đây, đô thị từng bước phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với phát triển đô thị, phát triển du lịch trên cơ sở phát huy các khu danh lam thắng cảnh, các bản làng văn hóa truyền thống, xây dựng đô thị Tà Lùng, Trà Lĩnh với vai trị là đơ thị hỗ trợ dịch vụ, hậu cần cho Khu kinh tế, là điểm trung chuyển của hành lang kinh tế phía Đơng của tỉnh.

Phát triển hành lang quốc lộ 3, 4A, phát huy tuyến đường vành đai biên giới, tạo ra mối liên hệ phát triển giữa các cửa khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại với Trung Quốc. Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực trung tâm cửa khẩu Tà Lùng, thu hút mạnh các dự án đầu tư kinh doanh, sản xuất trên địa bàn;

Hệ thống trục đường trung tâm thị trấn Hòa Thuận, trung tâm thị trấn Tà Lùng được đầu tư xây dựng tương đối hoàn thiện. Các tuyến đường nhánh và trục kết nối vùng phục vụ nhu cầu phát triển đang được đầu tư. Đây là những điều kiện tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế của huyện, của tỉnh phát triển tạo ra sự đột biến về tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế và dịch vụ.

Nâng cấp các cơ sở vật chất, giáo dục, y tế, thương mại dịch vụ nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, giữ vững an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội.

Đánh giá nhận xét: Tiêu chuẩn vị trí, chức năng, vài trị của đơ thị Phục

Hịa đạt mức khá cao so với tiêu chuẩn của đô thị loại IV theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng

* Kinh tế

- Về cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016- 2018 là gần 10%/ năm, trong đó Thương mại - Dịch vụ tăng trên 11%. Công nghiệp - Xây dựng tăng trưởng 6-7%; Nông, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp tăng gần 2%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, song nơng nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng. Giai đoạn 2016 - 2018, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp theo mục tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp hơn 1,2 lần so với năm 2016. Thương mại - Dịch vụ lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và chế biến nông sản tăng trưởng mạnh nhất. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực, có nhiều mơ hình mới hiệu quả; thương mại dịch vụ phát triển khá.

Cơ cấu kinh tế theo các thành phần cũng từng bước chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh và ngày càng chiếm ưu thế trong mọi lĩnh vực, tỏ rõ sự thích nghi với cơ chế thị trường và có tác động lớn đến nền kinh tế.

Tóm lại, thời gian qua đơ thị Phục Hồ đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng cao. Song nhìn chung quy mơ nền kinh tế của đơ thị cịn nhỏ bé,

chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và chưa đáp ứng được vai trò là một trong những khu vực động lực của vùng.

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, nhưng chưa vững chắc, phụ thuộc nhiều vào nông sản và các chế phẩm nông sản.

Thời gian tới, đơ thị Phục Hồ hồn tồn có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nếu khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế, đồng thời chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về cơ sở hạ tầng, về vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng lấy đơ thị Phục Hồ, huyện Phục Hồ là một trong những đơ thị hạt nhân là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng trong cả nước; Góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển của vùng Đơng Bắc Bộ nói riêng, vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh và cả nước, nền kinh tế đơ thị Phục Hồ ln phát triển và đạt được nhiều kết quả, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2013 trở lại đây, kinh tế của đơ thị Phục Hồ có bước phát triển khá mạnh dựa trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương. Các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn như công nghiệp (các nhà máy đang được đầu tư), thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu (dịch vụ bến bãi, vận chuyển hàng hóa), chế biến nông sản… đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực thúc đẩy các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế phát triển. Năm 2018, tổng GTGT của đơ thị đạt khoảng trên 1,6 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), thu nhập bình quân đầu người (theo GTGT) đạt khoảng gần 65 triệu đồng/1 năm.

- Về thương mại và dịch vụ

Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng được đầu tư xây dựng và trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của huyện, tỉnh. Đến nay, đã thu hút được 35 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 2.000 tỷ đồng và 36 triệu USD, trong đó, 20 dự án hồn thành đi vào hoạt động.

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn phát triển nhanh, nhất là thương mại xuất nhập khẩu như kho chứa hàng, bãi đỗ xe, bãi bốc xếp, hợp tác xã bốc xếp được hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch

xuất, nhập khẩu trung bình đạt 275,8 triệu USD/ năm.

Mấy năm gần đây, hoạt động dịch vụ thương mại có nhiều tiến bộ. Tuy thương nghiệp quốc doanh tạm thời bị thu hẹp, nhưng thương mại ngoài quốc doanh phát triển mạnh đã góp phần lưu thơng hàng hố, khai thác nhiều hàng hoá phong phú từ Hà Nội và các tỉnh khác về phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Giá cả thị trường ít biến động.

Khu vực dịch vụ của đơ thị đã có những bước tiến khá vững chắc. Sự đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng chung của huyện ngày một gia tăng.

Các ngành thương mại, giao thông vận tải, bưu điện là các ngành chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ.

- Về du lịch

Phục Hịa có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phịng, an ninh, là cửa ngõ giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trên thế giới; có nền văn hố rất đa dạng và phong phú; Là nơi cư ngụ lâu đời của các dân tộc bản địa; Có cửa khẩu ngoại thương lâu đời, từng là nơi buôn bán sầm uất.

Xác định bảo tồn và phát huy thế mạnh, tiềm năng của địa phương, những năm qua, huyện Phục Hịa tập trung xây dựng chương trình phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hoá một cách bền vững.

Tiềm năng du lịch tại Phục Hòa là rất phong phú như: du lịch quá cảnh; du lịch sinh thái, cảnh quan; du lịch đô thị; du lịch mua sắm; du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa (bản địa, lịch sử..). Gần đây đã triển khai thực hiện dự án du lịch mạo hiểm... là một trong những chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế.

Phát triển nghề làm đường phên kết hợp với phát triển du lịch quá cảnh “cửa khẩu”. Vẻ đẹp của sinh thái, cảnh quan được nhiều người ghi nhận, có tiềm năng thu hút khách du lịch như một thắng cảnh du lịch sinh thái độc đáo cùng với phát triển du lịch các làng nghề truyền thống.

Với những thuận lợi trên, ngành du lịch đang tập trung phát triển trở thành ngành phát triển mạnh của địa phương, đô thị Phục Hoà hướng tới trở thành một trong những điểm đến nghỉ dưỡng, tham quan tại tỉnh.

Có lợi thế cửa khẩu quốc tế, điều kiện tự nhiên xã hội và lịch sử thuận lợi, Phục Hòa cần phát triển thêm các giải pháp để khai thác và phát huy những giá trị sẵn có.

- Về nơng nghiệp

Trên tồn huyện, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 100% kế hoạch giao. Trong đó: Cây lúa diện tích gieo trồng cả năm năng suất 47,15 tạ/ha, sản lượng đạt trên 100% kế hoạch giao; Cây ngơ diện tích gieo trồng năng suất 46,6 tạ/ha, sản lượng đạt trên 100% kế hoạch giao. Cây cơng nghiệp: Cây mía năng suất 662.2 tạ/ha, sản lượng đạt trên 100% kế hoạch giao; Cây sắn năng suất 232,01 tạ/ha, sản lượng đạt 75,7% kế hoạch giao; Cây lạc năng suất 18,78 tạ/ha, sản lượng đạt 318% kế hoạch giao; Cây đỗ tương năng suất 8 tạ/ha, sản lượng đạt 79,6% kế hoạch giao; Cây thuốc lá năng suất 20 tạ/ha, sản lượng đạt 56% kế hoạch giao.

Chăn ni và thú y: Tình hình chăn ni tiếp tục phát triển. Trâu, bị, lợn, dê... có số lượng đạt trên 100% kế hoạch. Kết quả tiêm phòng gia súc các loại dịch bệnh đạt gần 100% chỉ tiêu được giao.

* Xã hội - Dân số

Năm 2018, trong khu vực đề nghị công nhận cấp đô thị của đô thị Phục Hịa có tổng số dân là 25.879 người; trong đó: thị trấn Tà Lùng 10.887 người, thị trấn Hòa Thuận 10.234 người, xã Mỹ Hưng 4.759 người.

Tỷ lệ tăng dân số hằng năm (bao gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học) khoảng >3%; đạt chỉ tiêu trung bình của đơ thị loại 4.

Về công tác dân số, kế hoạch hố gia đình: tăng cường công tác truyền thông, cung cấp các phương tiện tránh thai, thực hiện giảm sinh hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mức giảm tỉ xuất sinh năm 2018 là: 0,1%.

- Cơ cấu lao động và nguồn lực lao động

Năm 2018, dân số trong độ tuổi lao động trong khu vực đô thị gần 12.000 người, chiếm khoảng gần 50% tổng dân số; Lực lượng lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm khoảng 47,6%; Nông - lâm - ngư nghiệp với cơ cấu lao động năm 2018 chiếm đến khoảng 31,0% trong tổng lực lượng lao động của huyện, trong khi nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng chỉ chiếm khoảng 21,42%.

- Về thu nhập

Khu vực Đơ thị Phục Hồ đã thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, tăng cường vốn và các cơ sở vật chất kỹ thuật đưa nền kinh tế phát triển và bền vững.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2018, đạt khoảng gần 63 triệu/năm, tăng trên 10% so với năm 2017.

Với kết quả trên, đơ thị Phục Hồ là một trong những địa phương có bình qn thu nhập đầu người khá cao. Với đà phát triển như trên, trong tương lai, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phục Hoà cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đơ thị Phục Hồ sẽ có những tiến bộ vượt bậc về Kinh tế - Văn hóa - Xã hội theo hướng ổn định và bền vững, xứng đáng là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm nông, lâm, cơng nghiệp Phục Hồ, trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch và dịch vụ của vùng Đông Nam tỉnh Cao Bằng.

- Về giảm nghèo

Kết quả rà soát năm 2018, tổng số hộ nghèo trong khu vực đề nghị công nhận cấp đô thị của đơ thị Phục Hịa là 178 hộ/ hơn 2.500 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình qn trên 3%/năm. Đến nay, khu vực đơ thị Phục Hồ cịn chưa tới 7%.

hộ nghèo; đạt ngưỡng tối thiểu quy định cho Đô thị loại IV theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị từ thực tiễn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)