Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động củaQuỹ Đầu tư Phát triển địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quỹ đầu tư phát triển địa phương theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

8 Điều 5, Thông tư 12/2014/TT-NHNN ngày 31/3/2014 về quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp khơng được chính phủ bảo lãnh

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động củaQuỹ Đầu tư Phát triển địa phương

HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

Ở VIỆT NAM

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương triển địa phương

Để tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các Quỹ ĐTPTĐP hoạt động, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP. Theo đó, Quỹ ĐTPTĐP là tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương, hoạt động theo mơ hình ngân hàng chính sách, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện huy động vốn để thực hiện cho vay và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương. Trên cơ sở quy định tại các Nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành: (i) Thơng tư hướng dẫn về cơ chế quản lý tài chính của Quỹ ĐTPTĐP (Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25/2/2014); (ii) Thông tư hướng dẫn về điều lệ mẫu áp dụng cho các Quỹ ĐTPTĐP (Thông tư số 42/2014/TT-BTC ngày 8/4/2014; (iii) Thông tư hướng dẫn về chế độ kế tốn cho các Quỹ ĐTPTĐP (Thơng tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015). Đồng thời, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cũng đã ban hành Thông tư số 45/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Quỹ ĐTPTĐP. Trên cơ sở quy định các Nghị định và văn bản hướng dẫn, các Quỹ xây dựng Điều lệ, quy trình, quy chế hoạt động cụ thể cho từng Quỹ ĐTPTĐP và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt nhằm đảm bảo hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP được thông suốt, phù hợp với điều kiện hoạt động của từng Quỹ ĐTPTĐP.

Nhìn chung, hệ thống Quỹ ĐTPTĐP đã bước đầu góp phần vào việc phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội tại địa phương, hiệu quả hoạt động các Quỹ ĐTPTĐP ngày càng phát triển, tạo thành kênh huy động vốn quan trọng cho các dự

án đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương; việc cho vay của các Quỹ ĐTPTĐP đã góp phần thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân cùng đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở, giảm bớt áp lực cho ngân sách tỉnh/thành phố trong việc đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng mà hiện nay thường do Nhà nước phải đứng ra thực hiện như các dự án xử lý chất thải, bến xe, cấp nước, cầu đường,…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được với những quy định về tổ chức hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP được đề cập ở trên thì hoạt động Quỹ ĐTPTĐP cịn phải vận dụng rất nhiều những quy định khác như phân loại nợ, trích dự phịng rủi ro thì vận dụng quy định của tổ chức tín dụng, hoạt động đầu tư thì vận dung quy định của đầu tư…điều này dẫn đến sự thiếu nhất quán, đồng bộ và thậm chí cịn chồng chéo lẫn nhau gây ra nhiều vướng mắc, bất cập cho các Quỹ ĐTPTĐP trong việc triển khai hoạt động, nghiệp vụ phần nào dẫn đến ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, như hoạt động đầu tư trực tiếp chưa phát huy được vai trò của Quỹ ĐTPTĐP, chỉ một số ít Quỹ ĐTPTĐP triển khai được hoạt động này, hay các Quỹ ĐTPTĐP hiện nay hoạt động theo mơ hình Ngân hàng chính sách hầu như chưa có văn bản hướng dẫn hay hình mẫu cụ thể, dẫn đến mỗi địa phương áp dụng theo một mơ hình khác nhau. Cịn sự bất cập giữa ngun tắc khơng vì mục tiêu lợi nhuận với cơ chế tiền lương, thưởng và xếp hạng doanh nghiệp áp dụng cho Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn dẫn đến chưa tạo động lực thực sự cho các Quỹ ĐTPTĐP. Do đó, trong giai đoạn tới Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung pháp luật điều chỉnh hoạt động Quỹ ĐTPTĐP để tạo cơ sở pháp lý đảm bảo mang tính đồng bộ, tính thống nhất và phù hợp với thực tiễn góp phần đưa hệ thống Quỹ ĐTPTĐP phát triển đúng hướng và phát huy mạnh mẽ vai trị của mình trong việc phát triển kính tế xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, phương hướng hồn thiện pháp luật về hoạt động Quỹ ĐTPTĐP cũng cần tập trung thực hiện nghiêm túc quy định về minh bạch, công khai thông tin hoạt động, đây là một trong những điều kiện của Chính phủ Việt nam

khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới9 cũng như tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm, tra, thanh tra đối với hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP trên nhiều khía cạnh: thành lập, tổ chức lại, giải thể, cơ cấu lại; việc tuân thủ điều lệ; công tác cán bộ, việc thực hiện mục tiêu, phương hướng, về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động… bên cạnh đó, cũng cần bổ sung các quy định về trách nhiệm và chế tài xử lý những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng Quỹ ĐTPTĐP thua lỗ, thất thoát vốn nhà nước.

Ngoài ra, Quỹ đầu tư phát triển địa phương là tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương, thì bên cạnh phương hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Quỹ ĐTPTĐP, thì tổ chức Đảng tại các Quỹ ĐTPTĐP cũng cần phải được chú trọng đổi mới mơ hình tổ chức và phương thức lãnh đạo theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và thống nhất quản lý cán bộ trong Quỹ ĐTPTĐP. Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong Quỹ ĐTPTĐP khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quỹ đầu tư phát triển địa phương theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)