Đồng Nai
2.2.1. Thực trạng kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quan hệ phối hợp trong thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự
Trong hoạt động thi hành án thì hàng năm Cục THADS đều chủ động triển khai giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng Chấp hành viên ngay từ đầu năm kế hoạch.
Cục cũng đã tăng cường chỉ đạo các phòng chuyên môn của Cục và các Chi cục xây dựng kế hoạch công tác sát hợp với tình hình của đơn vị mình. Bên cạnh đó, đề ra nhiều giải pháp như: tăng cường, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, đạo đức công vụ. Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tăng cường giải quyết án, nhất là đối với các đơn vị có lượng án, lượng tiền phải thi hành lớn như thành phố Biên Hòa, TP. Long Khánh, huyện Long Thành, huyện Trảng Bom… Cục cũng kịp thời có ý kiến đối với các vụ án thi hành gặp khó khăn, phức tạp. Duy trì và tăng cường mối quan hệ với các cơ quan hữu quan các cấp, các ngành, để tháo gỡ những vướng mắc gặp phải.
Ngành THADS tỉnh Đồng Nai, nhận định việc thi hành quyết định dân sự trong các bản án hình sự là hoạt động hết sức khó khăn, phức tạp. Bản án, quyết định của Tòa án dù là cơ sở để thi hành, nhưng thực tế nó chỉ thể hiện trên mặt giấy tờ, còn khi cơ quan thi hành án tác động đến thì mới đụng chạm đến quyền lợi của người phải thi hành án. Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự lại càng khó khăn hơn, bởi lẽ, đối tượng phải thi hành án thường là các phạm nhân đang thụ án ở các trại giam, trại cải tạo; đặc điểm tâm sinh lý của họ phức tạp, đồng thời về nhận thức cũng hạn chế so với các đối tượng phải thi hành án khác.
2.2.1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Trong những năm qua, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực THADS, Quyết định của Tổng cục trưởng về thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo Cục và lãnh đạo các Chi cục trực thuộc đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra tiến độ thực hiện chỉ tiêu. Cụ thể, ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn việc rà soát, phân loại án, tổ chức các đợt cao điểm, tập trung giải quyết án, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ, kịp thời nhân rộng các điển hình tiên tiến để toàn ngành học tập, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm.
Công tác quản lý điều hành cũng được lãnh đạo ngành thực hiện với trọng tâm là nâng cao kỷ luật công vụ, tập trung giải quyết án từ cơ sở, khuyến nghị thực hiện
các giải pháp đột phá, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Kết hợp giữa kiểm tra chéo với tự kiểm tra nâng cao chất lượng trong công tác.
Lãnh đạo Cục đặc biệt tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc kiện toàn tổ chức lãnh đạo các thành phố, huyện thị trực thuộc. Tham mưu tốt việc phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể để hoạt động của ngành thuận lợi và đạt hiệu quả.
2.2.1.2. Quan hệ phối hợp giữa Cục (Chi cục) thi hành án dân sự với các lực lượng
có liên quan
- Phối hợp với chính quyền địa phương: thực hiện việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, cụ thể: kết hợp với ban ngành đoàn thể ở địa phương vận động, thuyết phục đối tượng phải chấp hành án, xác minh nhân thân, tài sản, điều kiện thi hành án của đối tượng phải thi hành án, phối hợp chứng kiến thực hiện kê biên, cưỡng chế thi hành án, xác nhận đối tượng diện xét miễn giảm thi hành án…
- Phối hợp với lực lượng công an: Cần tập trung tăng cường và nâng cao việc phối hợp với ngành công an để nắm bắt được các đối tượng đang thi hành án phạt tù, hoặc đã được tha tù về địa phương, tình trạng nhân thân và các mối quan hệ xã hội của họ, điều kiện thi hành phần quyết định dân sự mà Tòa án đã tuyên xử đối với họ. Trong công tác cưỡng chế thi hành án, lực lượng công an giữ vai trò phối hợp hết sức quan trọng. Đây là lực lượng không thể thiếu trong các buổi cưỡng chế, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, đương sự chống đối quyết liệt, việc cưỡng chế ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị tại địa phương. Chính vì thế, trong công tác thi hành án nói chung, công tác cưỡng chế nói riêng, mối quan hệ phối hợp này càng trở nên quan trọng khăng khít hơn và là một trong những điều kiện giúp cho công tác cưỡng chế thành công.
- Phối hợp với VKSND các cấp. Phối hợp tốt với Viện kiểm sát trong việc phân loại án thuộc diện có điều kiện hay không có điều kiện thi hành, phối hợp trong hoàn chỉnh các thủ tục xét miễn, giảm thi hành án đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Qua giám sát công tác THADS, hai cơ quan cùng tạo sự thống nhất chung trên cơ sở pháp luật, tạo điều kiện cho cơ quan THADS hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao, phối hợp trong thực hiện cưỡng chế thi hành án. Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự có trách nhiệm đôn đốc, kiểm sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quyết định về cưỡng chế, về áp dụng biện pháp bảo đảm đúng Luật Thi hành án dân sự; phối hợp trong tiêu hủy vật chứng, tài sản…
- Phối hợp với TAND các cấp: Đối với Tòa án cần quy định thống nhất, cụ thể: trong giao nhận bản án, quyết định, đảm bảo đúng thời hạn; giải thích, kiến nghị bản án, quyết định được thi hành án từ yêu cầu của cơ quan THADS, phối hợp trong áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời, phối hợp xử lý đối với việc cưỡng chế kê biên tài sản thuộc sở hữu chung, tài sản cưỡng chế có tranh chấp, đảm bảo thời gian xét miễn giảm thi hành án…
Do tính đặc thù của đối tượng phải thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, họ là những người đã từng có tiền án, tiền sự, hoặc đang thụ hình ở các trại giam, trại cải tạo. Phần lớn đối tượng này không có tài sản gì để đảm bảo cho việc thi hành án, cơ quan THADS mặc dù áp dụng nhiều biện pháp nhưng cũng khó buộc họ phải thi hành, thậm chí nhận từ phía họ sự chây ỳ, phản kháng, chống đối quyết liệt. Nhưng đến khi cơ quan THADS phối kết hợp với công an địa phương, với giám thị các trại giam, Tòa án, Viện kiểm sát tác động, thì họ sẽ tìm mọi cách nhờ người thân nộp tiền để thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự dứt điểm ngay.
Bên cạnh đó, với vai trò là trung tâm trong việc phối kết hợp với các cơ quan tố tụng, Cục và các Chi cục THADS cần phải phối hợp tốt để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thi hành án. Qua khảo sát tại Cục và 11 Chi cục cho thấy để kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong thi hành án theo định kỳ hàng quý (trừ những trường hợp đột xuất) lãnh đạo Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, công an cùng cấp sẽ tổ chức cuộc họp trao đổi, xem xét giải quyết từng vụ việc cụ thể. Khi cần thiết có thể mời thêm một số ngành hữu quan cùng tham dự. Cục, hoặc các Chi cục Thi hành án dân sự là đơn vị chủ trì, tổ chức, chuẩn bị các nội dung phiên họp. Thư mời
họp phải gửi trước ít nhất 03 ngày kèm các tài liệu có liên quan. Kết thúc phiên họp, lãnh đạo các cơ quan sẽ có ý kiến thống nhất hướng giải quyết, trường hợp vụ việc vượt ngoài thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nầy hoặc liên ngành chưa thống nhất ý kiến thì tùy trường hợp cụ thể, lãnh đạo các cơ quan hoặc Cục, Chi cục Thi hành án dân sự sẽ kiến nghị với người có thẩm quyền xem xét.
2.2.2. Tình hình, kết quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự về việc, về tiền; những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân
2.2.2.1. Tình hình thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự về việc, về tiền
- Về việc:
Qua khảo sát thực tế cho thấy, trong 06 năm từ 2015 đến 2020, tổng số việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là: 41.999 việc/ 183.969 việc các loại án Cục THADS phải thi hành, chiếm tỉ lệ 22,82%, trong đó số việc thuộc loại án ma túy là 2.638 việc (án ma túy Cục tiếp nhận trong 06 năm là 1.205 án) - loại án khác là 39.903 việc; số việc có điều kiện thi hành là 23.166 việc- tỉ lệ 55,15 %; số việc chưa có điều kiện thi hành là 18.833 việc – tỉ lệ 44,85 %; số việc thi hành xong + đình chỉ là 16.482 việc- đạt tỉ lệ 71,14 %; số việc đang thi hành là 5.606 việc - tỉ lệ 28,86 %.
Từ số liệu trên có thể nhận định, loại việc thi hành phần quyết định dân sự trong bản án hình sự chiếm tỉ lệ khá cao trên tổng số các loại việc thi hành khác của Cục THADS tỉnh Đồng Nai (chiếm 22,82%); số lượng án ma túy là 2.638 việc (chiếm tỉ lệ 6,20 %), số bản án, quyết đinh Hình sự Cục đã tiếp nhận biến động tăng giảm không lớn, riêng án ma túy có chiều hướng giảm ở các năm 2015, 2017, 2018 và tăng lại khá lớn vào năm 2019. Điều này phù hợp với các báo cáo của địa phương, năm nào các cơ quan có trách nhiệm phòng, chống ma túy hoạt động quyết liệt thì tệ nạn ma túy sẽ giảm thiểu đáng kể trên địa bàn, năm nào các cơ quan chức năng chủ quan, thiếu sự quyết liệt thì tệ nạn ma túy sẽ trổi dậy và số lượng án ma túy sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, số lượng việc có điều kiện thi hành án tỉ lệ còn thấp (chiếm tỉ lệ 55,15 %), phản ánh đối tượng phải thi hành án qua xác mình điều kiện thi hành án phần lớn đang thụ hình ở các trại giam, hoặc đối tượng này thường sống lang thang, không nơi cư trú rõ ràng, hoặc xét về măt tâm lý khi được tha tù do tự ti,
mặc cảm thân phận, họ tự bỏ địa phương đi nơi khác mà không báo cho chính quyền địa phương biết. Trong thực tế cũng cho thấy đối tượng phạm các tội trộm cắp, cướp giật, cố ý gây thương tích, giết người… đa số là đối tượng nghèo khó không có tài sản gì để thi hành. Bên cạnh đó, không ít trường hợp họ cho rằng tội trạng của họ đã đánh đổi bởi những ngày tháng trong tù nên không quan tâm đến phần trách nhiệm về mặt dân sự. Tuy nhiên, đánh giá từ tỉ lệ thi hành án xong + đình chỉ, tỉ lệ đạt 771,2 %, chứng minh tập thể ngành THADS tỉnh Đồng Nai trong 06 năm qua với tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, bằng những biện pháp tích cực đã thi hành được 16.482 việc/ 23.166 việc có điều kiện thi hành.
- Về tiền:
Như vậy, trong 06 năm từ 2015 đến 2020, tổng số tiền thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là: 1.617.227.955 đồng – trong đó số tiền thi hành án ma túy là 21.147.903 đồng, loại án khác là 1.596.080.052 đồng; số tiền có điều kiện thi hành là 799.109.328 đồng; số tiền chưa có điều kiện thi hành là 804.932.486 đồng, số tiền thi hành xong + số tiền đình chi là 168.554.516 đồng – đạt tỉ lệ 21,08%; số tiền miễn, giảm là 25.415.309 đồng; số tiền đang thi hành là 589.625.319 đồng - tỉ lệ 75,74%;
Phân tích từ số liệu phần thi hành án về tiền đối với quyết định dân sự trong bản án hình sự 06 năm qua cho thấy , số tiền phải thi hành án là rất lớn. Số tiền phải thi hành án thụ lý năm sau cao hơn năm trước. Số tiền có điều kiện thi hành tỉ lệ 49,81 %, thấp hơn số tiền chưa có điều kiện thi hành tỉ lệ 50,19%. Từ đây cho thấy tính đặc thù của việc thi hành loại án này so với các loại án khác. Đối tượng phải thi hành án có những đặc thù của nó như đã phân tích ở phần trên. Trong 06 năm qua, tổng số tiền thi hành xong chỉ đạt tỉ lệ 19,30%, trên tổng số tiền có điều kiện thi hành; số tiền còn lại phải thi hành khá lớn, chiếm tỉ lệ đến 75,74%. Chính từ tỉ lệ thi hành xong của loại hình án này đạt thấp, nên đã kéo theo tổng tỉ lệ thi hành án chung xong đạt tỉ lệ không cao.
2.2.2.2. Ưu điểm
+ Thực hiện nghiêm thủ tục, trình tự quy định tại Luật THADS năm 2008; Luật
Trong 06 năm qua, kết quả khảo sát cho thấy, các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai thực hiện nghiêm thủ tục, trình tự quy định tại Luật THADS năm 2008; Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014; Nghị định 62/2015/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP- BCA- BTC, hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp , quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân; Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT- BTP- TANDTC- VKSNDTC ngày 01/8.2016 của Bộ Tư pháp- Tòa án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự; Thông tư số 01/2017/TT- BTP ngày 23/01/2017 của Bộ Tư pháp về việc Quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong THADS; Thông tư số 02/2017/TT-BTP ngày 23/3/2017 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức THADS.
+ Xây dựng được quy trình khép kín trong hoạt động tác nghiệp của ngành
Mở rộng phương thức nhận đơn yêu cầu thi hành án, công khai hóa và hướng dẫn thủ tục cần thực hiện khi nộp đơn đến các cơ quan THADS trong tỉnh. Khi đương sự nộp đơn trực tiếp, cán bộ được phân công kiểm tra đầy đủ thủ tục quy định thì tiếp nhận và ghi phiếu nhận đơn, nếu hồ sơ hoặc yêu cầu của họ chưa đầy đủ thì lập biên bản ghi nhận yêu cầu bổ sung tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức có yêu cầu THA không phải đi lại nhiều lần. Trường hợp tiếp nhận qua đường bưu điện thì khi nhận được văn thư vào sổ công văn đến, chuyển ngay cho cán bộ được phân công kiểm tra và báo cáo lãnh đạo đơn vị ra Quyết định THA đảm bảo đúng thời gian theo luật định.
Hệ thống Luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác Thi hành án dân sự đã được ban hành ngày càng nhiều. Mặc dù chưa được hoàn thiện nhưng cũng đáp ứng được yêu cầu trước mắt. Trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/ 2015/ NĐ-CP,
hướng dẫn chi tiết, định hướng áp dụng trong những tình huống thi hành án cụ thể, đã tạo hành lang pháp lý cho ngành hoạt động thuận lợi hơn.
+ Có bước cải thiện về chế độ, chính sách đối với công chức ngành, kiện toàn
tổ chức bộ máy đảm bảo thực thi nhiệm vụ được giao
Về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức ngành thi hành án dân sự ngày được cải thiện và được sự quan tâm hơn của các cấp ủy, chính quyền địa phương.