Thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạm NGỪNG PHIÊN tòa TRONG LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 41 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa

Thẩm quyền là quyền được xem xét và quyết định một vấn đề nào đó. Thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa là quyền của chủ thể nhất định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự được xem xét và quyết định tạm ngừng phiên tòa. Trong giai đoạn xét xử thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự thuộc về Tòa án. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền của Tòa án trong việc ra các quyết định tố tụng. Chẳng hạn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung… thuộc về Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa; thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam thuộc về Chánh án, Phó Chánh án tòa án. Tại phiên tòa theo nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Vì vậy, tại phiên tòa việc xem xét và quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án thuộc về Hội đồng xét xử.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu quy định tại Điều 251 do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không quy định thẩm quyền ra quyết định tạm ngừng phiên tòa thuộc về

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử, hay Chánh án, Phó Chánh án Tòa án. Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án thì không quy định thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa cho chủ thể này. Theo quy định tại Điều 45 và 46 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm thì cũng không quy định quyền này cho Thẩm phán (bao gồm cả Thẩm phán chủ tọa phiên tòa) và Hội thẩm. Như vậy, có thể xác định việc xem xét và quyết định có tạm ngừng phiên tòa hay không thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Điều này là phù hợp, bởi việc xem xét và quyết định các vấn đề của vụ án tại phiên tòa thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, cũng như nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc ngừng phiên tòa chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau khi hết thời hạn tạm ngừng vụ án tiếp tục được xét xử và việc xét xử này là sự tiếp nối quá trình tố tụng của phiên tòa đã mở trước khi tạm ngừng chứ không phải xét xử lại từ đầu, mà tại phiên tòa mọi vấn đề quyết định liên quan đến việc giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Điều này cũng tương thích với quy định về thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa trong vụ án dân sự15 và vụ án hình chính16 đều thuộc về Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, việc Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định Ẽo ràng về thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa hình sự là một hạn chế cần được khắc phục. Việc không quy định rõ thẩm quyền quyết định có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau, hoặc tạo ra tâm lý sợ sai nên ngại áp dụng quy định này của chủ thể có thẩm quyền trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạm NGỪNG PHIÊN tòa TRONG LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 41 - 42)