Thực trạng áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạm NGỪNG PHIÊN tòa TRONG LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 51 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Thực trạng áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về

về tạm ngừng phiên tòa

Tạm ngừng phiên tòa là một chế định mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Bộ luật này mới bắt đầu có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2018 nên thực tiễn áp dụng quy định về tạm ngừng phiên tòa hình sự chưa nhiều. Qua quá trình nghiên cứu và tìm kiếm thông tin, số liệu của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về tạm ngừng phiên tòa tác giả nhận thấy vấn đề này chưa được thống kê cụ thể. Chính vì vậy, để đánh giá về thực trạng áp dụng quy định về tạm ngừng phiên tòa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tác giả sử dụng một số vụ án hình sự điển hình có quyết định tạm ngừng phiên tòa ở một số địa phương trong cả nước. Từ đó, đánh giá, bình luận về thực trạng áp dụng quy định về tạm ngừng phiên tòa.

Vụ án thứ nhất

Sáng ngày 14 tháng 5 năm 2019 Tòa án nhân dân huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông đã tiến hành phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự thụ lý số 10/2019/TL-ST- HS ngày 02 tháng 4 năm 2019 đối với Bị cáo Đặng Văn Tiến bị truy tố về Tội Cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Theo bản cáo trạng số 10/Ctr ngày 01 tháng 4 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyên Đăk Mil truy tố bị cáo Đặng Văn Tiến về tội Cố ý gây thương tích theo điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa nội dung vụ án được xác định như sau: Khoảng 12h30 phút ngày 11/11/2018 Đỗ Trung An và Nguyễn Văn Trung Kiên đến phòng trọ của Đặng Văn Tiến tại tổ dân phố 10, thị trấn Đăk Mil, huyện Đăk Mil tỉnhĐăk Nông để chơi. Tại đây Đỗ Trung An và

Nguyễn Văn Trung Kiên gặp Phan Văn Quang đang ở phòng trọ của Đặng Văn Tiến. An hỏi Quang có người tên Thạch ở đây không để trả số tiền 100.000 đồng cho Thạch thì Quang trả lời Thạch không có ở nhà, muốn gửi lại thì Quang cầm giúp nhưng An không chịu và phát sinh mâu thuẫn, An dùng tay đấm và lên gối vào mặt Quang nhưng Quang đỡ được, Quang chạy vào nhà cầm một cái chảo bằng kim loại và một gạt tàn bằng thuốc lá bằng gỗ đánh lại An. Thấy vậy An nhặt cục đá ném Quang nên không trúng. Chị Nguyễn Thị Hồng Chương là người ở phòng trọ bên cạnh chạy ra can ngăn đồng thời gọi điện cho Đặng Văn Tiến biết. Sau khi được can ngăn thì An bảo Kiên chở An về.

Khoảng 10 phút sau, Đặng Văn Tiến điều khiển xe ô tô (thuê của anh Nguyễn Trần Khải) chở Bùi Văn Dũng, Lưu Hoàng Anh đi về phòng trọ. Tiến đi vào tìm An và Kiên nhưng không thấy, hỏi Chương thì được biết An và Kiên đã đi về. Tiến vào phòng trọ của Chương lấy một thanh kiếm bằng kim loại dài 77cm đang treo trên tường rồi ra xe ô tô chở Dũng, Anh đi tìm An và Kiên. Khi đến đoạn đường phía bên hông trường dân tộc nội trú huyện Đăk Mil thì gặp An và Kiên. Tiến điều khiển xe chặn đầu xe An và Kiên. Tiến một mình xuống xe tay cầm kiếm chạy về phía Kiên, thấy vậy Kiên bỏ xe chạy còn An đứng tại chỗ xe mô tô. Tiến cầm kiếm đuổi theo chém Kiên nhưng không được nên quay lại chỗ An. Do quen biết với Tiến nên An nói “Anh đã biết đầu đuôi câu chuyện như thế nào chưa?”, Tiến không nói gì mà cầm kiếm chém liên tiếp vào đùi, hông, lưng của An nhưng do An mặc quần jean nên chỉ bị xước da, lằn vết thương. Bị chém nhiều nhát vào người, An nói “Anh chém được thì chém vào đầu, vào cổ luôn đi này”. Tiến cầm kiếm chém một nhát đúng với cùi trỏ tay trái của An làm đứt da và chảy nhiều máu. Tiến bỏ lên xe đi tìm Kiên nhưng không thấy nên quay lại đưa An đến bệnh viện đa khoa huyện Đăk Mil cấp cứu. Sau đó An được Phạm Thọ Đức chở đến phòng khám của bác sỹ Nguyễn Đức Cường để nối gân và cơ trái cho An.

Tại bản kết luận pháp y thương tích số 1366/PY-TyT ngày 30/11/2018 của Trung tâm pháp y thuộc Sở y tế tỉnh Đăk Lăk kết luận An bị thương, đứt gân gập cổ tay và gân duỗi các ngón tay trái, tỷ lệ thương tích 15%, vật tác động sắc bén. Tại

phiên tòa Đặng Văn Tiến đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như nội dung cáo trạng.

Thông qua hoạt động xét xử tại phiên tòa Hội đồng xét xử xét thấy cần tạm ngừng phiên tòa để Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Mil bổ sung lời khai của người bị hại Đỗ Trung An và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (Phạm Thọ Đức) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại theo lời khai của bị cáo Đặng Văn Tiến tại phiên tòa. Căn cứ vào Điều 251 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Văn Tiến. Thời gian, địa điểm mở phiên tòa 15h 00 ngày 14 tháng 5 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil. Sau khi tạm ngừng phiên tòa, Tòa án xét xử lại và vấn đề cần được xác minh, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án đã được làm rõ vì vậy Tòa án ra đã ra bản án giải quyết vụ án.

Qua vụ án này, tác giả nhận thấy chủ thể ra quyết định tạm ngừng phiên tòa là Hội đồng xét xử sơ thẩm (bao gồm 01 thẩm phán và 02 Hội Thẩm). Căn cứ tạm ngừng phiên tòa được Hội đồng xét xử áp dụng trong vụ án này theo điểm a khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc áp dụng căn cứ này để tạm ngừng phiên tòa là đúng quy định của pháp luật. Việc tạm ngừng phiên tòa của Hội đồng xét xử trong vụ án này được ghi vào biên bản phiên tòa. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử còn lập biên bản thảo luận vào lúc 10h ngày 14 tháng 5 năm 2019 tại phòng nghị án, căn cứ vào Điều 199 và Điều 222 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Nội dung thảo luận: cần thu thập bổ sung lời khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về việc bồi thường trách nhiệm dân sự của bị cáo Đặng Văn Tiến. Hội đồng xét xử tiến hành biểu quyết với kết quả 3/3=100% nhất trí và ghi trong biên bản thảo luận quyết định ngừng phiên tòa. Sau đó Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa số 01/2019/HSST-QĐ23. Với các nội dung giống như biểu mẫu tạm ngừng phiên tòa dân sự và hành chính bao gồm những nội dung như: tên gọi của quyết định, thành phần tham gia phiên tòa, thời gian, địa điểm tiến hành, căn cứ tạm ngừng phiên tòa phiên tòa, phần quyết định tạm ngừng phiên tòa,

thời gian, địa điểm xét xử lại phiên tòa, chủ thể ra quyết định và quyết định này được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị cáo, người bị hại.

Vụ án thứ hai

Chiều ngày 03 tháng 4 năm 2019 Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil tỉnh Đăk Nông mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 37/2918/HSST ngày 18 tháng 9 năm 2018 đối với bị cáo Nguyễn Thanh Tùng và đồng phạm.

Trên cơ sở kết quả điều tra và cáo trạng của Viện kiểm sát đã xác định được như sau: Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1989; Hồ Vĩnh Sơn sinh năm 1991; Hồ Mạnh Hải sinh năm 1994; Phan Tiến Dũng sinh năm 1990 đều có hộ khẩu tại thị xã gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Vào khoảng 7h ngày 29 tháng 5 năm 2014 Nguyễn Thanh Tùng sinh, Hồ Vĩnh Sơn, Hồ Mạnh Hải, Phan Tiến Dũng ở tại phòng trọ của Tùng thuê sau khu vực chợ Đắk Mil. Sơn rủ Tùng, Hải, Dũng đi trộm cắp tài sản lấy tiền tiêu sài, tất cả đồng ý. Sơn mang theo một tuốc nơ vít, một kìm chết, một cái đục bằng kim loại đã chuẩn bị từ trước, điều khiển xe mô tô (không xác định được hiệu gì, loại gì, biển kiểm sát) chở Tùng, còn Hải chỏ Dũng. Khi cả bọn đi đến khu vực thôn 3, xã Đắk Rla thì phát hiện một căn nhà của chị Lê Thị Xoan xây kiểu cấp 4, không có người ở nhà. Tùng đã phân công Hải đứng ngoài cảnh giới, còn Sơn, Tùng trực tiếp đột nhập vào nhà trộm cắp. Khi đột nhập vào trong nhà Sơn và Tùng đục cửa két sắt rồi tẩu thoát. Tại phòng trọ, Sơn, Tùng kiểm tra số tiền trong két sắt lấy trộm được là 80 triệu đồng, cả 04 đối tượng chia nhau mỗi người 20 triệu và đã tiêu sài hết. Đến ngày 16 tháng 12 năm 2016 cả 04 đối tượng bị Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đắk Nông khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội trộm cắp tài sản (trong một vụ án khác). Đồng thời chuyển nguồn tin về tội phạm có cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Đắk Mil thụ lý giải quyết việc 04 đối tượng trộm cắp tài sản của nhà chị Lê Thị Xoan vào ngày 29 tháng 5 năm 2014 (BL 98-181).

Ngày 30 tháng 5 năm 2014 cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Đắk Mil phối hợp hợp với phòng cảnh sát hình sự công an Tỉnh Đắk Nông tiến hành khám nghiệm hiện trường, quá trình khám nghiệm đã thu 01 dấu vết mẫu vân tay trên khung ảnh.

Tại kết luận giám định số 05/GĐĐV-PC ngày 6/4/2018 của Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh Đắk Nông kết luận dấu vân tay in tại ô cái phải trên chỉ bản số 016, lập ngày 10/3/2018 tại công an huyện Đắl Mil mang tên Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1989 so với dấu vân tay phát hiện được ở hiện trường vụ trộm là của cùng một người in ra (BL 41-42).

Tại kết luận định giá tài sản số 21/KL-HĐĐGTS ngày 15/5/2018 hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Đắk Mil kết luận: Thiệt hại của 01 két săt hiệu Việt Thái, số sê ri 1166 là 2.8 triệu đồng. Thiệt hại của một ổ khóa là 160 ngàn đồng. Thiệt hại của 05 đoạn sắt bị cắt đứt là 210 ngàn đồng. Một miếng kính cửa bị bể cánh gỗ hương là 70 ngàn đồng. Một miếng kính cửa bị bể cánh thông gió gỗ hương là70 ngàn đồng. Tổng thiệt hại là 3.310.000 đồng.

Trong quá trình xét xử tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm xét thấy cần phải bổ sung hồ sơ chứng cứ, tài liệu đồ vật cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Căn cứ vào lời khai của các bị cáo tại phiên tòa thì 02 bị cáo Tùng và Sơn khai nhận hành vi trộm cắp nhà bà Xoan vào ngày29/5/2014 là do 03 bị cáo Nguyễn Thanh Tùng, Hồ Vĩnh Sơn và Phan Tiến Dũng thực hiện, không có bị Hồ Mạnh Hải tham gia. Tại phiên tòa, bị cáo Hải khai rằng từ năm 2012-2014 thì bị cáo sinh sống và học nghề cắt tóc tại tiệm Trung Em, địa chỉ số 06 đường Nguyễn Chánh, thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk. Bị cáo Hải ở trọ cùng Lê Khắc Cường sinh năm 1995, địa chỉ: thôn 4 xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Bị cáo có đăng ký tạm trú, tạm vắng với chính quyền địa phương. Bị cáo Hải khai rằng mình không tham gia trộm cắp tài sản tại nhà bà Xoan cùng 03 bị cáo còn lại. Do vậy, Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung các tài liệu, chứng cứ trong vòng 05 ngày, đối với các vấn đề sau:

- Xác minh từ thời điểm năm 2012-2014 thì bị cáo Hải có sinh sống và học nghề cắt tóc tại tiệm Trung Em, địa chỉ số 06 đường Nguyễn Chánh, thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk hay không? Nếu có thì có đăng ký tạm trú, tạm vắng

với chính quyền địa phương không? Xác minh ngày 29/5/2014 bị cáo hải có làm việc tại tiệm cắt tóc Trung Em không?;

- Tiến hành lấy lời khai của ông Lê Khắc Cường sinh năm 1995, địa chỉ: thôn 4 xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông để xác minh từ năm 2012-2014 Cường có sinh sống và học nghề cắt tóc tại tiệm Trung Em, địa chỉ số 06 đường Nguyễn Chánh, thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk cùng bị cáo Hải hay không?24.

Trên cơ sở đó vào hồi 15h30 ngày 3/4/2019, tại phòng nghị Tòa án nhân đân huyện Đăk Nông, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã lập biên bản về việc tạm ngừng phiên tòa. Hội đồng xét xử ghi rõ mục đích của việc lập biên bản này làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Đồng thời Hội đồng xét xử cũng ra quyết định tạm ngừng phiên tòa số 01/2019/HSST-QĐ với các nội dung như: tên gọi của quyết định, thành phần tham gia phiên tòa, thời gian, địa điểm tiến hành, căn cứ tạm ngừng phiên tòa phiên tòa, phần quyết định tạm ngừng phiên tòa, thời gian, địa điểm xét xử lại phiên tòa, chủ thể ra quyết định và quyết định này được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị cáo nhưng không gửi cho bị hại. Đồng thời ấn định thời, gian địa điểm mở phiên tòa vào lúc 13h30 ngày 08/4/2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Lắk25. Ngày 08/4/2019 Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil mở lại phiên tòa xét xử nhưng những vấn đề Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chưa được Viện kiểm sát đáp ứng. Vì vậy, Hội đồng xét xử đã ra quyết định hoãn phiên tòa.

Qua vụ án này, tác giả nhận thấy chủ thể ra quyết định tạm ngừng phiên tòa cũng là Hội đồng xét xử sở thẩm (bao gồm 01 thẩm phán và 02 Hội Thẩm). Căn cứ tạm ngừng phiên tòa được Hội đồng xét xử áp dụng trong vụ án này theo điểm a khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc áp dụng căn cứ này để tạm ngừng phiên tòa là đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng với việc cần bổ sung chứng cứ, tài liệu ở địa phương khác nhau và nội dung cần bổ sung tương đối phức tạp như trong thông báo

24 Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil, Thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, số 01/2019/TB-TA ngày 3/4/2019.

của Tòa án yêu cầu Viện kiếm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ mà Hội đồng xét xử nhận định thời hạn có thể bổ sung, làm rõ những vấn đề đó trong vòng 05 ngày, kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa để ra quyết định tạm ngừng phiên tòa như vụ án trên là chưa hợp lý. Trong trường hợp cần xác minh ở địa phương khác và nhiều nội dung cần xác minh, thời gian cần xác minh xảy ra cũng tương đối lâu, vì vậy Hội đồng xét xử nên quyết định hoãn phiên tòa, thay vì tạm ngừng phiên tòa. Thực tế vụ án cho thấy những vấn đề Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ, tài liệu để làm rõ nhưng Viện kiểm sát không thể cung cấp được trong thời hạn Tòa án yêu cầu nên Tòa án sau đó phải ra quyết định hoãn phiên tòa.

Việc tạm ngừng phiên tòa của Hội đồng xét xử trong vụ án này cũng được ghi vào biên bản phiên tòa. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử còn lập biên bản về việc tạm ngừng phiên tòa vào lúc 15h30 ngày 3 tháng 4 năm 2019 tại phòng nghị án, căn cứ vào Điều 251 và Điều 296 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Nội dung thảo luận: cần bổ sung chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không cần điều tra bổ sung. Như vậy, so với vụ án thứ nhất, tên gọi của biên bản có sự khác nhau, biên bản cũng không thể hiện kết quả biểu quyết của các thành viên Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạm NGỪNG PHIÊN tòa TRONG LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 51 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)