Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo, bồi DƯỠNG VIÊN CHỨC y tế từ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN đa KHOA XANH pôn (Trang 38 - 45)

2.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện đa khoaXanh Pôn Xanh Pôn

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn được thành lập vào ngày 26 tháng 8 năm 1970, trên cơ sở hợp nhất 4 đơn vị: Bệnh viện Ngoại khoa Sanit Paul, Bệnh viện B Nhi khoa, Bệnh viện Khu phố Ba Đình và Phòng khám Phụ khoa Hà Nội.

Tiền thân của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là cơ sở y tế đầu tiên của khu vực Đông Dương, do Chính phủ bảo hộ Pháp lập ra trong những năm cuối thế kỷ XIX với mục đích ban đầu là điều dưỡng, chăm sóc và khám chữa bệnh cho các quan thầy Pháp. Năm 1911, Nhà nước bảo hộ Pháp quyết định cho phép Bệnh viện Sanit Paul được nhận điều trị cho người bản xứ. Thời kỳ này, Bệnh viện Sanit Paul chỉ có một khoa với 90 giường bệnh, tiếp nhận các bệnh nhân cấp cứu bụng, chấn thương, tiết niệu và bỏng, do các thầy thuốc người Pháp đảm nhiệm.

Như vậy cùng với bệnh viện Phủ Doãn, Bệnh viện Quân đội Đồn Thủy, Bệnh viện Ngoại khoa Sanit Paul là những cơ sở ngoại khoa đầu tiên của Hà Nội trước năm 1954. Cùng với lịch sử dân tộc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã trải qua các thời kỳ khác nhau. Năm 1945, Bệnh viện thuộc về Chính quyền Cách mạng, đến năm 1956, Chính phủ Cộng hòa Pháp chính thức bàn giao bệnh viện cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã trở thành bệnh viện hạng 1 của TP Hà Nội với hơn 600 giường bệnh, 45 khoa phòng hơn 1000 viên chức nhân viên, 7 chuyên khoa đầu ngành: Ngoại, Nhi, Gây mê Hồi sức, Xét nghiệm, Chần đoán Hình

ảnh, Điều dưỡng, Phẫu thuật tạo hình. Hàng năm, Bệnh viện tiếp nhận khám cho 600 nghìn lượt người, điều trị nội trú 45 nghìn bệnh nhân, trong đó có các bệnh nhân nặng của bệnh viện tuyến dưới gửi đến cũng như bệnh nhân ngoại tỉnh, vùng lân cận Hà Nội. Chuyên ngành ngoại khoa và gây mê của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn có những thế mạnh vượt trội với các kỹ thuật: tạo hình, che phủ vạt da, nối chuyển các ngón, phẫu thuật nội soi khớp gối và khớp vai, phẫu thuật thần kinh có sử dụng hệ thống vi tính dẫn đường… Nhiều trong số đó là các kĩ thuật cao ngang tầm quốc tế.

Với đội ngũ bác sĩ giỏi và đồng đều tay nghề, những chuyển gia hàng đầu cả nước về chẩn đoán hình ảnh, nhều kĩ thuật điện quang can thiệp phức tạp đã được Bệnh viện triển khai thường kỳ. Đặc biệt là điều trị giảm đau trong ung thử, xẹp thân đốt sống, đau rễ thần kinh, đau dây thần kinh số V, đau hạch chân bướm khẩu cái…

Khối xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn gồm ba chuyên khoa sâu bao gồm: huyết học, sinh hóa, vi sinh được trang bị máy móc hiện đại để triển khai nhiều kĩ thuật chuyển sâu phục vụ chẩn đoán và điều trị.

Đây cũng là 1 trong 2 cơ sở đầu tiên của Việt Nam thực hiện được công tác nội kiểm và ngoại kiểm để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Năm 2016 bênh viện đưa vào hoạt động Trung tâm kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội với tiêu chí để người Việt Nam được hưởng dịch vụ khám chưa bệnh cao cấp theo tiểu chuẩn Châu Âu với cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế kỹ thuật cao ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội. Sứ mệnh của Trung tâm tiêu hóa Hà Nội là tầm soát phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác, điểu trị hiệu quả và giáo dục kiến thức chăm sóc sức khỏe cho người dân của Hà Nội và các tỉnh về bệnh lý tiêu hóa. Với bề dày truyền thống lịch sử, cùng lòng quyết tâm, toàn thể viên chức, nhân viên bệnh viện luôn nỗ lực phấn đấu, tập trung nhân lực, vật lực vượt qua khó khăn thánh thức, tự đổi mới chính mình, phát triển, hòa mình với các nên y học tiên tiến trên thế giới.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy viên chức y tế tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Tổ chức bộ máy của Bệnh viện gồm: 01 Giám đốc; 04 Phó giám đốc; 124 Trưởng, khoa, Điều dưỡng trưởng khoa phòng và 935 CBNV.

Bệnh viện đa khoa xanh Pôn có 45 khoa, phòng trực thuộc, gồm:10 Phòng ban chức năng và 35 khoa.

+ Các phòng chức năng gồm (10 phòng): Phòng kế hoạch tổng hợp; Phòng Điều dưỡng; Phòng chỉ đạo tuyến; Phòng vật tư thiết bị; Phòng hành chính quản trị; Phòng tổ chức viên chức; Phòng Tài chính kế toán; Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Công tác xã hội, Phòng Công nghệ thông tin.

+Các khoa gồm (35 khoa): Khoa Nội tim mạch; Khoa Nội tổng hợp 1; Khoa Nội tổng hợp 2; Khoa Hồi sức cấp cứu Nội; Khoa Khám A; Khoa Y học dân tộc; Khoa Nhi tiêu hóa; Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi; Khoa Nhi Tim mạch; Khoa Nhi hô hấp; Khoa Nhi Sơ sinh; Khoa Phẫu thuật Nhi; Khoa Ngoại tiêu hóa; Khoa Gây Mê hồi sức; Khoa Chấn thương chỉnh hình; Khoa Tim mạch lồng ngực; Khoa Phẫu thuật tạo hình; Khoa Phẫu thuật Tiết niệu; Khoa Bỏng; Khoa Phẫu thuật thần kinh; Khoa Phục hồi chức năng; Khoa Mắt; Khoa Tai Mũi Họng; Khoa Răng Hàm Mặt; Khoa Cấp cứu; Khoa Khám bệnh; Trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội; Khoa Vi sinh y học; Khoa Sinh hóa; Khoa Huyết học truyền máu; Khoa Giải phẫu bệnh; Khoa Chẩn đoán có hình ảnh; Khoa Dược; Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa Dinh dưỡng.

Hình 2.1: Sơ đồ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

2.1.3. Đặc điểm của đội ngũ viên chức y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh

Pôn

Tổng số công chức, viên chức và người lao động trong toàn Bệnh viện tính đến 6/2019 là 1064 người (Biên chế: 651; LĐHĐ: 413, số CBNV nữ là 742 người chiếm 69,73%). Trong đó: Có 01 Giáo sư; 02 Phó Giáo sư, 24 BSCKII + Tiến sỹ, 132 BSCKI + Thạc sỹ, 161 Bác sỹ, 744 CBNV khác.

-Về độ tuổi của CBNV Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Từ 30 tuổi trở xuống: 320 người, chiếm 30,08%

Từ 31 đến 40: 429 người, chiếm 40,31% Từ 41 đến 50: 180 người, chiếm 16,91% Từ 51 đến 60: 135 người, chiếm 12,68%

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện đa khoa cấp 1 được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ viên chức y tế có trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cao, luôn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

KBCB. Vì vây, số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày càng đông (chỉ tiêu giường bệnh là 650, giường thực hiện luôn đạt trên 800 giường).

Bệnh viện tiếp tục phát triển các kỹ thuật cao trong mọi lĩnh vực như: Ngoại khoa, Nhi khoa, Nội khoa, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm.

- Về trình độ chuyên môn của đội ngũ viên chức y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn gồm:

01 Giáo sư, chiếm 0,093% 02 Phó Giáo sư, chiếm 0,18%

24 Tiến sỹ + Bác sỹ Chuyên khoa II, chiếm 2,25% 132 Thạc sỹ + Bác sỹ Chuyên khoa I, chiếm 12,40% 372 Đại học, chiếm 34,50%

110 Cao đẳng, chiếm 10,33% 336 Trung cấp, chiếm 31,57% 87 Sơ cấp, chiếm 8,17%

-Trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước, của đội ngũ viên chức y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn : Công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý nhà nước luôn được cấp ủy Đảng quan tâm, nhằm giúp cho đội ngũ viên chức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Đảng ủy, Ban giám đốc đề ra. Việc thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị và Quản lý Nhà nước được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 4, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP.

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ viên chức y tế cụ thể như sau:

Cao cấp: 04, chiếm 0,37% Trung cấp: 124, chiếm 11,65% Sơ cấp: 487, chiếm 45,77%

Chuyên viên chính và tương đương: 09, chiếm 0,84% Chuyên viên và tương đương: 487, chiếm 44,77%

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học và ngoại ngữ:

Số lượng viên chức y tế có bằng trung cấp tin học trở lên là 55, chiếm 5,16%; Số lượng viên chức y tế có chứng chỉ tin học là 951, chiếm 89,37%

Số lượng viên chức y tế có bằng Đại học ngoại ngữ trở lên là 27, chiếm 2,53%; số lượng viên chức y tế có chứng chỉ (ABC) về ngoại ngữ là 754, chiếm 70,86%.

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.

Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa Xanh Pôn thực hiện theo quy định tại Quy chế bệnh viện kèm theo Quyết định số: 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997.

Nhiệm vụ chung của Bệnh viện: là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chính sách nhà nước quy định. Ngoài ra Bệnh viện còn tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

-Về cấp cứu - Khám bệnh - chữa bệnh: tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoài trú; Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước; Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám đinh pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

- Về đào tạo viên chức y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo viên chức y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học; Tổ chức đào tạo liên

tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

-Về nghiên cứu khoa học về y học: tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, Chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kĩ thuật của bệnh viện; Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Về chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Bệnh viện có chức năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kĩ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chuẩn đón và điều trị; Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.

- Về phòng bệnh: tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng; Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

- Về hợp tác quốc tế: hợp tác với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài theo đúng quy định của Nhà nước.

-Về quản lý kinh tế trong bệnh viện: Bệnh viện tuân theo quy trình chung đó là lên kế hoạch sử dụng hiệu quả ngan sách Nhà nước cấp; Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu chi ngân sách của Bệnh viện. Hoạch toán chi phí hoạt động thu chi phí khám bệnh, chữa bệnh; Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế như: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức khác cho bệnh viện. [4]

2.1.5. Nguồn kinh phí được đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (tính theo năm).

Nguồn kinh phí đầu tư hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức y tế được trích từ nguồn kinh phí của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, theo quy chế chi tiêu của Bệnh viện.

Kinh phí chi cho hoạt động đào tạo viên chức y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (từ năm 2015 đến nay) cụ thể như sau:

+ Năm 2015: chi 577.780.750 vnđ

+ Năm 2016: chi 633.899.550 vnđ

+ Năm 2017: chi 895.878.100 vnđ

+ Năm 2018: chi 783.552.850 vnđ

+ Năm 2019: chi 240.228.900 vnđ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo, bồi DƯỠNG VIÊN CHỨC y tế từ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN đa KHOA XANH pôn (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)