Một số giải pháp nâng cao thực hiện chính sách cải cách TTHC trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRÊN địa bàn TỈNH CAO BẰNG (Trang 66 - 76)

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

3.3.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải coi thực hiện cải cách TTHC là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị mình.

Lãnh đạo cần thay đổi tư duy nhận thức về cách làm mới trong thực hiện cải cách TTHC trên tinh thần đặt mình vào vị trí của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC để rà soát từng thủ tục, chi tiết đến từng thành phần hồ sơ và tiêu chí trên các mẫu biểu, tờ khai để cắt giảm tối đa thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, cần đổi mới công tác đánh giá kết quả cải cách TTHC bằng việc tổ chức lấy khảo sát mức độ hài lòng của các tổ chức, cá nhân về cải cách TTHC tại tỉnh như: Tọa đàm, tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, người dân về cải cách TTHC; thực hiện nghiêm túc quy chế tiếp công dân; thiết lập đường dây nóng, hòm thư góp ý; tiếp nhận thông tin phản ánh qua mạng điện tử, internet... Các thông tin phản hồi từ phía các tổ chức, cá nhân về các thái độ giao tiếp, văn hóa ứng xử, trách nhiệm thực hiện công việc của các công chức là cơ sở để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về cải cách TTHC đồng thời kiến nghị với các bộ, ngành trung ương sửa đổi, cắt giảm các TTHC.

3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến

Để người dân hiểu về cải cách TTHC thì công tác thông tin, tuyên truyền cần phải hoạt động có hiệu quả, giúp người dân nâng cao sự hiểu biết, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và huy động sự đóng góp ý kiến từ phía nhân dân.

về cải cách TTHC để người dân hiểu rõ và chấp hành đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình, cải thiện mối quan hệ của người dân với cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa.

Thông tin, tuyên truyền cải cách TTHC phải có các hình thức đa dạng và tùy thuộc vào điều kiện về kinh phí của địa phương để xác định có thể thực hiện đồng bộ nhiều hình thức hoặc lựa chọn một số hình thức nhất định mà địa phương xác định là phù hợp.

Tăng cường và thực hiện tốt các hình thức tham vấn, thu hút sự tham gia của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong cải cách TTHC. Công tác tham vấn cần được thực hiện thường xuyên, khoa học thông qua áp dụng các hình thức tham vấn trực tiếp và gián tiếp như tổ chức họp phổ biến và trao đổi ý kiến về TTHC từ cả cán bộ, công chức và người dân, doanh nghiệp; tổ chức tiếp công dân; phỏng vấn cá nhân; thiết lập đường dây nóng; hòm thư góp ý; phiếu đánh giá; lấy thông tin, ý kiến qua mạng điện tử;... Các thông tin phản hồi của tổ chức và công dân về các nội dung trong CCHC như về các TTHC, các chính sách chế độ và cả thái độ giao tiếp (văn hóa công sở) là những chứng cứ quan trọng để đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công.

3.3.3. Hoàn thiện các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách cải cách TTHC

Thứ nhất là hoàn thiện, nâng cao chất lượng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách cải cách TTHC tại tỉnh Cao Bằng.

Thứ hai là đổi mới hình thức và phương pháp phổ biến tuyên truyền chính sách cải cách TTHC tại tỉnh Cao Bằng.

Thứ ba là hoàn thiện việc phân công phối hợp thực hiện chính sách cải cách TTHC một cách khoa học, hợp lý, đúng chức năng nhiệm vụ.

Thứ tư là lựa chọn các công cụ quản lý phù hợp và huy động các nguồn lực để chính sách cải cách TTHC được thực hiện ổn định.

Thứ năm là chủ động đề xuất điều chỉnh chính sách cải cách TTHC. Thứ sáu là tăng cường đôn đốc, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chính sách cải cách TTHC.

Thứ bảy là đổi mới nâng cao chất lượng tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện chính sách cải cách TTHC tại tỉnh Cao Bằng.

3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện chính sách cải cách TTHC của tỉnh

Tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách cảu cách TTHC có kiến thức, kỹ năng, thái độ trong thực hiện chính sách, cụ thể: trong phân công, phối hợp thực hiện chính sách; trong duy trì, điều chỉnh chính sách; trong đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách và trong tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách. Khi được đào tạo bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có đủ năng lực, kiến thức trong tổ chức thực hiện chính sách, khi đó việc thực hiện chính sách cải cách TTHC sẽ đạt hiệu quả cao.

3.3.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ tốt cho quá trình thực hiện

Trước hết, cần đặc biệt đầu tư cơ sở vật chất đối với hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện, UBND cấp xã. Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bố trí đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc giải quyết TTHC từ khu vực cung cấp thông tin đến giải quyết, tra cứu… Theo đó, UBND tỉnh cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể đầu tư kinh phí để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trụ sở, trang thiết bị làm việc của UBND cấp huyện, cấp xã đạt tiêu chuẩn theo quy định. Nhất là đối với những xã ở các huyện miền núi chưa có trụ sở làm việc đảm bảo tiêu chuẩn, chưa bố trí đủ hệ thống máy tính cho cán bộ, công chức thực

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm soát, giải quyết TTHC, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về TTHC của tỉnh, đồng bộ hóa TTHC, hồ sơ TTHC, kết nối với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC; tăng cường giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, xây dựng, vận hành Cổng dịch vụ công cấp tỉnh đáp ứng đầy đủ chức năng, yêu cầu kỹ thuật và tích hợp đầy đủ dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đáp ứng được yêu cầu thực hiện; chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ TTHC trên môi trường mạng; số hóa kết quả TTHC để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp.

3.3.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh

Để thực hiện cải cách THHC hiệu quả, cần quan tâm đến giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa tại tỉnh Cao Bằng.

Qua các đợt kiểm tra công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị, việc xử lý kết quả kiểm tra không chỉ ở mức có văn bản kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung mà phải tiếp tục theo dõi quá trình điều chỉnh, khắc phục của đơn vị theo các kiến nghị, trong trường hợp cần thiết cần cần tổ chức các đợt phúc tra để kiểm chứng lại. Kiên quyết xử lý và có biện pháp thích đáng đối với các đơn vị và cá nhân có nhiều sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện, việc mà không nghiêm túc thực hiện chấn chỉnh theo yêu cầu.

Công tác giám sát phải được tăng cường của các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa. Mặt trận tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại bộ

phận một cửa; thông qua phiếu điều tra đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị.

Tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với công tác cải cách TTHC và giải quyết hồ sơ, TTHC theo cơ chế một cửa. Tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức,doanh nghiệp tích cực tham gia giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thông qua các quy chế làm việc, quy trình trách nhiệm được niêm yết công khai tại cơ quan. Khi gặp các biểu hiện tiêu chức, hành động nhũng nhiễu gây phiền hà của cán bộ, công chức thì người dân có thể trực tiếp phản ánh, đóng góp ý kiến thông qua hình thức khiếu nại, tố cáo, nhận xét qua phiếu thăm dò ý kiến, gọi điện thoại cho đường dây nóng.

Xem xét ban hành cơ chế khen thưởng người dân có phản ánh, kiến nghị đối với việc thực hiện nhiệm vụ, các quy định hành chính mà kết quả qua xác minh thuộc về trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước và nguồn kinh phí khen thưởng đó được trích từ kinh phí của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đối với sai phạm được phản ánh, kiến nghị.

Tiểu kết chương

Quá trình cải cách TTHC cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhằm phát huy được nội lực của tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. Nội dung Chương 3 khái quát về phương hướng cải cách TTHC tại tỉnh Cao Bằng và sự cần thiết phải tìm ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự của địa phương. Trong Chương 3, tác giả đã nêu ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả cải cách TTHC tại tỉnh Cao Bằng. Mong rằng những giải pháp này sẽ giúp cho tỉnh Cao Bằng vận dụng để thực hiện tốt công tác cải cách TTHC.

KẾT LUẬN

Thời gian qua, việc thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực triển khai thực hiện chính sách cải cách TTHC một cách nghiêm túc và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Thông qua công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, kế hoạch cải cách TTHT của tỉnh được đẩy mạnh, cán bộ, công chức và người dân, tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ được mục đích, nội dung; giúp thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhận thức đúng và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo các bước, nội dung theo yêu cầu về chất lượng và tiến độ thời gian, đúng đối tượng dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận, các khái niệm, quan điểm của Đảng, Nhà nước, tầm quan trọng, nội dung các bước thực hiện chính sách, các yếu tố ảnh hưởng, những yêu cầu cơ bản, các phương pháp trong thực hiện chính sách, kết quả nghiên cứu thực trạng về thực hiện chính sách và đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách cải cách TTHC từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng, luận văn xác định các yêu cầu và đề xuất những quan điểm, giải pháp thực hiện chính sách cải cách TTHC ở tỉnh Cao Bằng. Đánh giá thực hiện chính sách cải cách TTHC từ khi chính sách được ban hành đến khi thực hiện, đồng thời đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế, bất cập của chính sách cải cách TTHC trong quá trình thực hiện, từ đó làm cơ sở đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của chính sách cải cách TTHC của tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư kinh phí thực hiện nhằm đảm bảo hoạt

động có hiệu lực hiệu quả, qua đó đảm bảo chính sách cải cách TTHC thực sự là khâu đột phá góp phần nâng cao hiệu quả CCHC của tỉnh nhà và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2016), Quyết định 3490/QĐ-BNV ngày 10/10/2016 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền CCHC giai đoạn 2016 - 2020”.

2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2018), Quyết định số 2636/QĐ-BNV ngày 10/12/2018 phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

3. Chính phủ (2018), Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát TTHC.

5. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020.

6. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng (2016), Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 07/10/2016 về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng.

7. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng (2018), Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 26/01/2018 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao năng lực quản lý, phục vụ công dân và doanh nghiệp trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

8. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng (2017), Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 về việc công bố danh mục TTHC thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

9. Lê Như Thanh - Lê Văn Hòa (2016), Hoạc định và thực thi chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội.

10. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia. 11. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo

trình Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia. 12. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình Thủ tục hành chính,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Lương Thị Thu Huỳnh (2017), Cải các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

14. Mai Hữu Khuê - Bùi Văn Nhơn (1996), Một số vấn đề về cải cách TTHC, Nxb Chính trị Quốc gia.

15. Nguyễn Hữu Hải - Phạm Thu Lan (2006), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Giáo dục.

16. Lê Chi Mai (2008), Chính sách công, Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

17. Thang Văn Phúc (2007), Cải cách thủ tục hành chính nhà nước - Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, Nxb Thống kê Hà Nội.

18. Nguyễn Phúc Sơn (2014), Cải cách thủ tục hành chính thông qua thực tiễn tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Thâm - PGS.TS Võ Kim (2001), Thủ tục hành chính - Lý

luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia.

20. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê duyệt kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. 21. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày

23/5/2015 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

22. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. 23. Thủ tướng Chính phủ (2018), Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRÊN địa bàn TỈNH CAO BẰNG (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)