Mối quan hệ giƣ̃a bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 86 - 91)

- Mơ hình giảm thiểu rủi ro Đây là một mơ hình tiên tiến và cũng rất

2.8.1. Mối quan hệ giƣ̃a bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với Ngân hàng Nhà nƣớc

hàng Nhà nƣớc

Theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ , thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng ; là Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng phát hành tiền và là ngân hàng của các tổ chức tín dụng; Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước .

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm nhưng là bảo hiểm một loại hàng hóa đặc biệt có liên quan mậ t thiết tới đối tượng mà Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý là tiền tệ , cụ thể ở đây là tiền gửi - đối tượng huy đợng vớn chính trong hoạt đợng ngân hàng . Vì vậy, hoạt đợng bảo hiểm tiền gửi cũng gắn chặt với hoạ t động ngân hàng , do đó tất yếu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi các quy định về bảo hiểm tiền gửi (Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012) và quy định khác có liên quan trong lĩnh vực ngân hàng.

89

Theo quy định tại Nghị định số 109/2005/NĐ-CP, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tăng quyền chủ động hơn trong hoạt động của mình và trong quan hệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thể hiệ n ở việc khẳng định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không có quan hệ trực thuộc hành chính với Ngân hàng Nhà nước, tức là khi mất khả năng chi trả thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không có nghĩa vụ phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về tình trạng của mình mà được xử lý một cách rất chủ động , thể hiện được nguyên tắc tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nghĩa vụ ; đồng thời, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tiếp cận các nguồn lực tài chính khác nhau dễ dà ng, linh hoạt hoặc được vay vốn , hỗ trợ đặc biệt , có quyền phát hành trái phiếu vay nợ cơng chúng, vay tổ chức khác có bảo lãnh Chính phủ . Điều này hết sức hợp lý bởi khi rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thì m ột yêu cầu cấp thiết là kịp thời chủ động lựa chọn giải pháp tối ưu để hạn chế tối đa tình trạng này . Nếu xử lý tình huống theo cơ chế hành chính thì mất rất nhiều thời gian bởi một loạt các quan hệ phức tạp dẫn đế n việc làm tăng mức đợ nghiêm trọng của tình hình . Hơn nữa , người bị thiệt hại ở đây lại chính là người gửi tiền . Nếu tình trạng tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khó khăn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin c ủa người gửi tiền - đối tượng cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động của hệ thống ngân hàng , từ đó sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và tính ổn định của nền kinh tế - xã hội nói chung.

Kế thừa nội dung nêu trên của Nghị định số 109/2005/NĐ-CP, tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 cũng đã quy định cho Ngân hàng Nhà nước được thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Và theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi được thể hiện cụ thể ở những nội dung sau:

90

1. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi.

3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tiền gửi.

4. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tham gia tổ chức quốc tế về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

5. Ký kết thỏa thuận q́c tế hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bảo hiểm tiền gửi [45].

Với những quy định nêu trên có thể thấy rằng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chủ yếu ở phương diện hành chính, cịn đối với các vấn đề nội bộ như xử lý tài chính nội bộ, xử lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới góc độ liên quan đến tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm… thì tổ chức này được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Điều này sẽ góp phần nâng cao được vị thế độc lập tương đối của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.8.2. Mối quan hệ giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với Bộ Tài chính

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, hải quan, kế tốn, chứng khốn, bảo hiểm… trong đó bao gồm cả vấn đề tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các chế độ tài chính, kế tốn, tổ chức bộ máy hạch toán, kế toán của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Kế thừa nội dung này, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 đã quy định: "Chế độ tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi do Bộ Tài chính chủ trì, phới hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định" (Điều 32).

91

Bên cạnh đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn chịu sự quản lý của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu trong các lĩnh vực: xác định vốn và các nguồn lực khác mà Nhà nước giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quản lý, sử dụng; kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả, phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao trong quá trình hoạt động; thanh tra, kiểm tra nội dung báo cáo kết quả hoạt động tài chính và quyết tốn hàng năm. Đồng thời, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng chịu sự kiểm tra, thanh tra về các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và được quyền đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính có liên quan đến Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Điều 25 Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg). Để cụ thể hóa các nội dung nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008 ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trong đó quy định cho Bộ Tài chính là cơ quan có chức năng xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nếu có nội dung nào cần sửa đổi, bổ sung. Chúng ta đều biết Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các vấn đề tài chính, trong đó bao gồm cả tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tuy nhiên, theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam "được quyền đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính có liên quan đến Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam", vì vậy, đối với vấn đề ban hành các quy định mới hay sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến việc quản lý tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì nên có quy định rõ về quyền này của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tránh trường hợp hiểu lầm rằng Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ là cơ quan chấp hành thụ động các quy định của Bộ Tài chính về việc quản lý tài chính của nội bộ tổ chức mình vì thực tế là pháp luật đã công nhận cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam một vị thế là một cơ quan độc lập phải tự bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.

Ngồi quan hệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp và mật thiết với hoạt

92

động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn chịu sự quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, trong đó có tham khảo, so sánh với những quy định tương ứng của pháp luật một số nước trên thế giới về bảo hiểm tiền gửi và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở nước ta có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhìn chung đã khá đầy đủ, cũng đã đưa ra được những quy định cụ thể về các nội dung hoạt động của tổ chức này và thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở nước ta thời gian qua.

- Bên cạnh mặt tích cực nêu trên, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam cũng còn những bất cập, hạn chế là:

+ Cịn có sự chồng chéo, khơng đồng bộ với những quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan, thậm chí có những nội dung chưa được pháp luật điều chỉnh;

+ Chưa thực sự đáp ứng được thực tế hoạt động hiện nay cũng như chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với một số kết luận trên đây về thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đòi hỏi các nhà lập pháp cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này sao cho ngày càng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

93

Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 86 - 91)