XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN HƢỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 91 - 94)

- Mơ hình giảm thiểu rủi ro Đây là một mơ hình tiên tiến và cũng rất

3.1. XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN HƢỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬ

HÀNH LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng của nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mơ, số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển đó, rủi ro đối với người gửi tiền cũng khơng ngừng gia tăng, địi hỏi Nhà nước cần có chính sách, cơ chế phù hợp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, điều này cũng chính là đảm bảo an sinh xã hội và an ninh kinh tế của đất nước. Thực tế cho thấy, đặc điểm kinh tế, xã hội, u cầu và mục tiêu chính sách cơng của từng nước sẽ tác động đến cấu trúc và khả năng đạt được hiệu quả của hệ thống bảo hiểm tiền gửi tại quốc gia đó. Tuy nhiên, dù xây dựng theo mơ hình nào, điều kiện tiên quyết để phát huy tốt nhất hiệu quả hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cũng như chính sách bảo hiểm tiền gửi là phải xây dựng được một hệ thống pháp lý vững chắc cho hoạt động của tổ chức này.

Theo thông lệ quốc tế, Luật bảo vệ người gửi tiền hay Luật bảo hiểm tiền gửi thường được ban hành trước khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi được thành lập và đi vào hoạt động. Ví dụ, ở Mỹ, Luật bảo hiểm tiền gửi được ban hành trước khi Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ (FDIC) được thành lập, trong đó phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các cơ quan giám sát trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Cục dự trữ liên bang chỉ thực hiện giám sát và kiểm tra 8 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ trong khi FDIC thực hiện giám sát kiểm tra hơn 5000 ngân hàng tiểu bang. Hàn Quốc cũng đã ban hành Luật bảo vệ người gửi tiền vào năm 1995 trước khi Công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (KDIC) được thành lập năm 1996. Luật

94

bảo vệ người gửi tiền đã trao quyền và vai trò cụ thể trong việc giải quyết khủng hoảng, thực hiện tái cấu trúc hệ thống tài chính Hàn Quốc thơng qua các công ty trực thuộc KDIC bằng các nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý. Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia cũng là quốc gia đã ban hành Luật bảo hiểm tiền gửi (năm 2004) trước khi Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Indonesia (IDIC) được thành lập (năm 2005), Luật bảo hiểm tiền gửi Indonesia đã quy định cụ thể, rõ ràng về địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt là các vấn đề về tiếp nhận và xử lý ngân hàng đổ vỡ.

Ở Việt Nam, sau hơn 10 năm chính thức đi vào hoạt động, khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi mới chỉ dừng lại ở tầm Nghị định của Chính phủ. Mặc dù sự ra đời của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, tiếp đến là Nghị định số 109/2005/NĐ-CP cũng đã tạo được cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi, nhưng sau một thời gian thực hiện, đặc biệt là dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới vừa qua, các văn bản pháp lý về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể là:

- Cơ sở pháp lý còn thấp (mới chỉ ở tầm Nghị định mà chưa có Luật bảo hiểm tiền gửi), khung pháp lý về tổ chức, hoạt động và quyền hạn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chưa tương xứng với chức năng và nhiệm vụ của tổ chức này;

- Các văn bản pháp luật về bảo hiểm tiền gửi còn nhiều khái niệm thiếu nhất quán, chưa đồng bộ, thiếu chế tài xử lý phù hợp, thiếu những điều khoản quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan giám sát trong mạng an tồn tài chính quốc gia;

- Chưa xác định rõ mơ hình của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo thông lệ quốc tế (mơ hình Tổng Cơng ty) nên nhiều nội dung thiếu sự nhất quán và chưa phù hợp với sự phát triển của thị trường;

- Các nguồn lực cịn nhiều hạn chế, mơ hình quản trị cũng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu thực tế và cần tiếp tục được cải tiến.

95

Những hạn chế nêu trên đã tác động trực tiếp đến việc thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi. Điều đó đặt ra yêu cầu phải sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả của chính sách bảo hiểm tiền gửi, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia.

Chính vì vậy, tháng 6/2012 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật bảo hiểm tiền gửi, tuy nhiên, quy định của Luật còn chung chung, nhiều vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ hoặc chưa được quy định cụ thể, do đó, cần sớm có những văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam.

Xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay của các quốc gia sẽ tạo hành lang pháp lý tốt nhất cho hoạt động giám sát, quản trị rủi ro và xử lý vi phạm. Đây cũng là yêu cầu khách quan nhằm phát triển thị trường tài chính lành mạnh trên cơ sở bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, tạo mơi trường pháp lý cho thị trường tài chính - tiền tệ phát triển an toàn, bền vững. Nhưng để đảm bảo cho hệ thống này thực sự phát huy được giá trị trong đời sống kinh tế - xã hội thì khi nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này trong thời gian tới cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Cụ thể hóa được quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện được tính đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992.

- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta, đặc biệt là các điều kiện về sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, mức độ hiểu biết, thói quen tiết kiệm của người dân.

- Kế thừa những nội dung phù hợp đã được trải nghiệm qua thực tiễn hơn 10 năm thực hiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, bảo đảm

96

tính kế thừa trong quản lý đồng thời khắc phục được những thiếu sót, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi.

- Tham khảo, học tập kinh nghiệm về xây dựng pháp luật bảo hiểm tiền gửi của các nước, cũng như tham khảo các hướng dẫn phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả của các tổ chức quốc tế, bảo đảm cho hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam có sự tương thích nhất định với các thông lệ chung của quốc tế.

- Đảm bảo sự đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật quốc gia như văn bản trong các lĩnh vực: dân sự, ngân hàng, thương mại, bảo vệ người tiêu dùng…, trong đó cần có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong việc thực thi pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo ra hiệu quả chung trong việc thực thi hệ thống pháp luật quốc gia, cũng như tạo ra sự phối hợp, hoạt động hiệu quả của các cấu phần trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)