4.1.3.1. Vệ sinh phòng bệnh
Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng, khơi thông cống rãnh, làm cỏ nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế và ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng định kỳ, pha với tỷ lệ 1/400.
Ngoài những biện pháp vệ sinh trên thì sau khi xuất lợn hết một chuồng em đã tham gia vào quá trình vệ sinh tổng chuồng theo các bước sau:
- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:
+ Vệ sinh đường đuổi lợn, vệ sinh cầu cân + Phun sát trùng khu vực ngoài chuồng.
+ Ngâm sát trùng quần áo bảo hộ, ủng, găng tay…
- Vệ sinh trong chuồng nuôi:
+ Hót sạch phân trên nền chuồng.
+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.
+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng. + Phun sát trùng 3 lần.
+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm, đường ống nước, núm uống, máng ăn
+ Xông foocmon để trống chuồng và chờ lứa mới.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi
Công việc Lần/ Tuần Số tuần Số lần cần thực hiện (lần) Số lần thực hiện được (lần) Tỷ lệ đạt (%) Phun sát trùng 7 21 147 147 100
Rắc vôi đường đi 2 21 42 42 100
Quét mạng nhện 1 21 21 21 100
Vệ sinh kho thức ăn 2 21 42 42 100
Thay nước sát trùng 7 21 147 147 100
Quét vôi hành lang chuồng 1 21 21 21 100
Vệ sinh khu vực quanh trại 1 21 21 21 100
Qua bảng 4.4 cho thấy, em đã tham gia vào việc vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn và đã hoàn thành chỉ tiêu 100%.
Trong quá trình thực hiện, em đã biết cách sử dụng các chất sát trùng Omnicide sát trùng chuồng trại pha với tỷ lệ 1/3.200, Omnicide sát trùng xe và tắm sát trùng tỉ lệ 1/250, nguồn nước sử dụng cho đàn lợn được khử trùng bằng Clorin với tỉ lệ 1/400.000…
4.1.3.2. Kết quả phòng bệnh bằng vắc-xin
Tại trang trại Quân Dung, quy trình phòng bệnh bằng vắc-xin cho lợn luôn được thực hiện đầy đủ tích cực, chủ động và đúng kỹ thuật, quy trình. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại.
Trại chỉ tiêm phòng vắc-xin cho những con khoẻ mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Kết quả tiêm phòng vắc-xin tại cơ sở được thể hiện ở bảng 4.5:
Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng vắc-xin cho lợn tại trại
STT Tiêm phòng vắc xin Số lượng (con) Tỷ lệ an toàn (%) 1 Tai xanh 550 100 2 Dịch tả lợn 550 100 3 Lở mồm long móng 550 100
Kết quả bảng 4.5. cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn tại trại. Sau khi sử dụng vắc-xin tiêm phòng tai xanh, dịch tả và lở mồm long móng
cho lợn ở trại, em nhận thấy: 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường, không mắc các bệnh trên. Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, em đã nâng cao được nhận thức về ý nghĩa của công tác phòng bệnh.
4.2. Kết quả chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh cho đàn lợn tại trại
4.2.1. Kết quả chẩn đoán, phát hiện bệnh ở lợn nuôi tại trại
Trong thời gian thực tập, em đã theo dõi và phát hiện lợn tại cơ sở mắc một số bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tình hình lợn mắc bệnh tại trại trong thời gian thực tập
Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Bệnh viêm phổi 988 332 33,60 Bệnh tiêu chảy 988 177 17,90 Bệnh viêm khớp 988 24 2,43
Qua bảng 4.6 cho thấy:
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng tỷ lệ lợn mắc bệnh là khá cao, cụ thể: Chúng em tiến hành theo dõi 988 lợn thịt, có 332 con mắc bệnh viêm phổi, chiếm tỷ lệ 33,6 % tổng toàn đàn
Đối với bệnh tiêu chảy, có 177 con mắc bệnh trong tổng số 988 con theo dõi, chiếm tỷ lệ 17,9 % tổng toàn đàn
Bệnh viêm khớp có 24 con mắc bệnh trong tổng số 988 con theo dõi, chiếm tỷ lệ 2,43 % tổng toàn đàn.
4.2.2. Những triệu chứng lâm sàng chính của lợn mắc bệnh
Để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao, em và cán bộ kỹ thuật của trại đã dựa vào những triệu chứng điển hình của lợn mắc bệnh để từ đó phát hiện, tách lọc, điều trị và đưa ra những phác đồ điều
trị phù hợp. Kết quả về những triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh được thể hiện qua bảng 4.7.
Bảng 4.7. Những triệu chứng chính của lợn mắc bệnh
Tên bệnh Triệu chứng Số con mắc bệnh (con) Số con có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) Bệnh tiêu chảy
Lợn sốt, bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, lười vận động
177
161 90,97
Lông xù, mắt lõm sâu, nhợt nhạt 168 94,91
Phân loãng, tanh, khắm, trắng 176 99,44
Bệnh viêm phổi
Sốt, ho nhẹ, chảy nước mũi
332
325 97,90
Khó thở, ngồi thở như chó 46 13,86
Nhịp tim, nhịp thở tăng cao 122 36,74
Bệnh viêm khớp Lợn què, khập khễnh, mất thăng bằng 24 24 100 Các khớp đau, sưng đỏ 21 87,50
Qua bảng 4.7 cho thấy, lợn mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp có những triệu chứng như:
- Lợn mắc bệnh tiêu chảy: Biểu hiện phân loãng, tanh, khắm, trắng chiếm tỷ lệ là 99,44%. Vì tiêu chảy nhiều nên lông xù, mắt lõm sâu, nhợt nhạt chiếm 94,91%. Các triệu chứng khác như sốt, bỏ ăn, mệt mõi, ủ rũ, lười vận động giao động từ 90,97 - 100%
- Lợn bị bệnh hô hấp: Biểu hiện sốt, ho nhẹ, chảy nước mũi chiếm tỷ lệ 97,90%. Vì khó thở nên lợn ngồi thở như chó chiếm tỷ lệ 13,86%. Nhịp tim, nhịp thở cao chiếm 36,74%.
bằng chiếm tỷ lệ 100%. Các triệu chứng khớp đau, sưng đỏ chiếm tỷ lệ 87,50%.
4.2.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn tại cơ sở
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tiêm chúng em đã tiến hành điều trị bệnh cho lợn bằng một số loại thuốc kháng sinh và hóa dược, kết hợp với thuốc bổ, các chất điện giải, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng. Kết quả được thực hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh cho lợn
Tên bệnh Loại thuốc Liều lượng/ cách dùng Số lợn điều trị (con) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%)
Tiêu chảy enzo-fast
Lợn nhỏ: 1ml/5kg; Lợn lớn: 1,5ml/8 - 10kg TT/ngày. Tiêm bắp: 1 lần
177 174 98,30
Viêm phổi tionaolin 1ml/10kg
TT/ngày, tiêm bắp 332 313 94,28 Viêm khớp gentamox la 1ml/15- 20kgTT/ngày, tiêm bắp 20 20 100 amoxinject 1ml/10kgTT/ngày, tiêm bắp 4 4 100
Khi sử dụng các loại kháng sinh trên chúng em còn kết hợp cùng với thuốc bổ, điện giải như gluco K, C để có hiệu quả tốt hơn.
Phác đồ dùng thuốc tiêm enzo-fast tiêm bắp có 177 con có khỏi 176 con điều trị chiếm 98,30%.
Điều trị viêm phổi dùng thuốc tionaolin điều trị cho 332 con có 319 con khỏi bệnh tỷ lệ chiếm 94,28%
Điều trị viêm khớp bằng 2 loại thuốc có hiệu quả rất cao đạt 100% Qua đó, em cũng khuyến cáo người chăn nuôi có thể sử dụng các thuốc trên để điều trị cho lợn mắc bệnh vì đây là một phác đồ điều trị bệnh có hiệu quả tốt.
4.3. Các công tác khác
Ngoài những việc trên, em còn tham gia một số công việc khác như. -Thực hiện công tác nhập lợn, chuyển lợn và xuất lợn.
-Trực bơm tiếp nước bể giàn mát.
-Thay giàn mát, kính vỡ, siro và vòi nước uống cho lợn. -Hàn, chát ô cửa chuồng.
-Sửa hệ thống trần.
-Thông tắc ống dẫn nước uống cho lợn, ống dàn mát. - Mổ hecni cho lợn.
- Mổ xót dái lợn.
- Đánh bả chuột xung quanh chuồng trại.
- Giúp chủ nhà trồng rau, chăn gà, cuốc đất, làm vườn …
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện công tác khác TT
Công việc Khối lượng công việc thực hiện (lần)
Kết quả đạt (lần)
1 Kiểm tra vòi nước uống 140 140
2 Thông tắc ống nước 16 16
3 Xuất lợn 4 4
4 Thay vòi nước uống 14 14
Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Kết quả thực hiện khối lượng công việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt em đã rút ra được một số hiểu biết về quy trình chăm sóc đàn lợn.
Lợn nuôi theo quy mô chăn nuôi chuyên nghiệp do đó hệ thống máng ăn và máng uống là hoàn toàn tự động, do đó việc vệ sinh máng ăn, máng uống cho lợn là rất ít, phần lớn sau một lứa lợn xuất chuồng mới phải tiến hành cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống. Ngoài ra, việc rửa máng ăn chỉ thực hiện trong trường hợp khi cọ rửa chuồng, nước bắn vào máng ăn làm ướt máng, thì mới tiến hành cọ rửa để tránh làm cho thức ăn bị mốc do máng ăn bị ướt. Chính vì lý do này mà kết quả thực hiện việc vệ sinh máng ăn là rất ít.
Việc kiểm tra vòi uống và cho lợn ăn hàng ngày em thực hiện được tổng 140 lần. Mỗi ngày khi cho lợn ăn, em thường tiến hành kiểm tra vòi nước uống, hệ thống máng nước uống cũng là hệ thống tự động, nhưng hàng ngày nên kiểm tra vòi nước uống của lợn để xem các núm uống hoạt động bình thường không. Mầu sắc của nước trong hay đục, từ đó sẽ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả.
Công việc rửa chuồng và tắm cho lợn cũng được quan tâm, tuy nhiên ở trại hiện nay đang áp dụng theo phương pháp mới, hạn chế việc tắm cho lợn, khi lợn bẩn thì chỉ phụt nước rửa những phần cơ thể bị bẩn, trong trường hợp quá bẩn thì mới tiến hành tắm cho lợn. Vì hiện nay khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh không nên tắm cho lợn thường xuyên, vì khi tắm, cơ thể lợn phải huy động năng lượng để tỏa nhiệt, do vậy sẽ làm cho phần mỡ lưng của lợn tích tụ nhiều. Đối với mùa đông, trại thường hạn chế việc tắm cho lợn, chỉ tiến hành tắm vào những ngày nắng ấm, từ khoảng thời gian 15-16h chiều, tùy vào nhiệt độ của từng ngày.
Việc rửa chuồng cũng được áp dụng giống như việc tắm lợn. Trại hạn chế việc rửa chuồng, chỉ tiến hành cào phân, chỉ tiến hành rửa từng chỗ bị bẩn. Hạn chế việc làm ướt chuồng.
Việc pha khử trùng nước rất quan trọng nếu nước không được xử lý khi lợn uống sẽ rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là rất dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước bẩn.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại, em đã được học hỏi nhiều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt. Kết quả thu được như sau:
- Thực hiện tốt quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn.
- Công tác vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vắc-xin cho lợn đạt tỷ lệ 100%.
- Đã phát hiện kịp thời lợn ốm và cách ly điều trị.
- Ngoài ra, em còn tham gia một số công tác khác tại trại.
5.2. Tồn tại
Thời gian thực tập tốt nghiệp có hạn nên còn nhiều kiến thức trên lớp chưa được áp dụng vào quá trình thực tập.
5.3. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tại trại Quân Dung - xã Thịnh Đức - Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị như sau:
- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.
- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI số 2, Hội Thú y Việt Nam. 2. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E. coli trong
hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65
3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sư ̣biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều tri,̣ Luận án Tiến sĩ nông nghiệp,Hà Nội.
4. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện
pháp phòng trị, Luận án Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
5. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hội
chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn
Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
6. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella
multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học
Kỹ thuật Thú y, 19(7), tr.71 - 76.
8. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh
9. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình, Lưu Quỳng Hương (2004), Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và Cl. perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn
con giai đoạn theo mẹ, chế tạo các sinh phẩm phòng bệnh, Viện Thú y
35 năm xây dựng và phát triển (1969 - 2004), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội,
10.Herenda D., Chambers P.G., Ettriqui, Soneviratna, Daislva I.J.P., (1994),
Bệnh viêm phổi,Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước
đang phát triển, tr. 175 - 177.
11.Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng
ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp.
12.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm
thú y, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội
13.Johansson, L. (1972) (Phan Cư ̣Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Đình Trọng dịch), Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động̣
vật I, II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
14.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến
ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
15.Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006), 17 bệnh