Khoản 1 Điều 93: “Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Thanh tra việc đóng BHXH, BTN, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này”. Như vậy, theo văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quỹ BHXH hiện nay đã khẳng định cơ quan BHXH là quản lý và sử dụng quỹ theo luật. BHXH các địa phương hằng tháng tổ chức thực hiện thu tiền đóng BHXH tại các đơn vị SDLĐ chuyển về BHXH Việt Nam quản lý.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc buộc
1.3.1. Yếu tố pháp luật và kinh tế ảnh hưởng đến thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc bắt buộc
Thu BHXH bắt buộc là một khâu quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH, đảm bảo sự cân đối, điều tiết của quỹ BHXH. Để quỹ BHXH được cân đối ổn định, bền vững và phát triển lâu dài, công tác thu BHXH bắt buộc cần được quan tâm đúng mức trong chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là chính sách liên quan đến an sinh xã hội và chính sách kinh tế.
Chính sách tiền lương, giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, thu BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiên chính sách BHXH. Khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHXH và số thu BHXH cũng tăng lên.
Mức tiền lương hàng tháng của NLĐ trong HĐLĐ sẽ là cơ sở để xác định mức lương tham gia BHXH bắt buộc từ đó mức hưởng các chế độ BHXH của NLĐ, bao gồm các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hưu trí.
Tiền lương tháng đóng BHXH ở mức thấp, không theo đúng thực tế tiền lương hàng tháng thì NLĐ sẽ bị thiệt thòi; mức hưởng các chế độ như vừa nêu sẽ ở mức thấp là điều thấy rõ và tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ. Thực tế, có không ít người về hưu nói rằng: Lương hưu thấp, lương hưu không đủ đảm bảo cuộc sống… một trong những nguyên nhân chính là việc tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong quá trình tham gia thường ở mức thấp.
Nguồn lực lao động: NLĐ đang trong độ tuổi lao động là đối tượng tham gia BHXH, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Như vậy, nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ít trong khi số người hưởng các chế độ BHXH đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với dân số “trẻ” số người trong độ tuổi lao động đến quý 1/2019 ước tính là 48,8 triệu2 người trong 96.2 triệu dân số cả nước3, đang có lợi thế về nguồn lực lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, song cho đến hết quý 1/2019 mới chỉ có 14,3 triệu người tham gia4, chiếm 29,3 % người trong độ tuổi lao động. Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ nguồn lực lao động cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu BHXH bắt buộc.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế ngoài nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của NLĐ và NSDLĐ. Khi Nhà nước chú trọng phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực có chất lượng, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững với cơ cấu hợp lý các loại nhân lực theo ngành và theo lĩnh vực phát triển. Nguồn lực lao động sẽ phát triển khi Nhà nước có các chính sách nhằm tăng cường hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới, tạo thêm nhiều 2 Tổng cục thông kê, Thông cáo báo chí về tình hình lao động việc làm quý I năm 2019,
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19136, truy cập ngày 20/10/2019.
3 Huy Thắng, Công bố kết quả tổng điều tra dân số 2019, http://tongdieutradanso.vn/cong-bo-ket-qua-tong- dieu-tra-dan-so-2019.html, truy cập ngày 20/10/2019.
4 N. Thu, Cả nước có 14,367 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 69.500 người so với tháng 3/2019,
http://tapchitaichinh.vn/bao-hiem/ca-nuoc-co-14367-trieu-nguoi-tham-gia-bhxh-bat-buoc-tang-69500-nguoi- so-voi-thang-32019-306779.html, truy cập ngày 20/10/2019.
cơ hội việc làm, hoàn thiện các thể chế, chính sách trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế khu vực tư nhân, tạo “sân chơi” bình đẳng cho mọi loại hình DN. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục, gắn đào tạo kiến thức với thực tập, thực hành nghề tại các DN. Lực lượng lao động chất lượng cao sẽ có cơ hội tìm được việc làm ổn định và thu nhập cao tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế và BHXH có mối quan hệ mật thiết. Tăng trưởng làm cho DN và người dân thụ hưởng những thành quả của quá trình đó. Ngược lại, DN và người dân khi được đảm bảo những quyền lợi cũng phấn đấu phát triển cho bản thân làm cho nền kinh tế phát triển bền vững hơn. Tăng trưởng kinh tế cũng dẫn đến gia tăng năng suất lao động tạo sự chuyển biến về chất. Tăng trưởng giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng chính sách tiền lương và NLĐ có thu nhập để tham gia BHXH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của nhà nước, vì thế tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của NLĐ dần được cải thiện; việc sản xuất kinh doanh của DN được thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững thì mức thu nhập của NLĐ cũng cao từ đó mức tiền tiền lương tham gia vào quỹ BHXH cũng cao.