Trình tự, thủ tục thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật thu bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 84)

a) Trình tự và thủ tục hồ sơ thu BHXH bắt buộc

Bước 1: Kê khai và nộp hồ sơ

* NLĐ: NLĐ lập mẫu tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu TK1-TS); Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.

* NSDLĐ

Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu TK3-TS);

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);

Người kê khai tham gia lần đầu, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc sau đó nộp cơ quan BHXH cấp huyện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Người đang làm việc nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc. Sau đó nộp cơ quan BHXH cấp huyện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 2: Đóng tiền và nhận kết quả.

Hàng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của NLĐ theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

NLĐ nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định.

Sau quá trình đăng kí tham gia BHXH cho NLĐ, cơ quan BHXH sẽ tiến

hành thu BHXH thông qua đơn vị sử dụng lao động. Đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ lương tháng của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng NLĐ theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

b) Quá trình thu

Hàng tháng, nếu không có sự biến động về danh sách lao động tham gia, không có sự thay đổi về tiền lương đóng BHXH, thì BHXH sẽ kết chuyển số phải thu như tháng trước. Nếu có sự biến động so với danh sách đã đăng kí tham gia BHXH, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu quy định, gửi cơ quan BHXH để xử lý kịp thời.

2.1.2. Đánh giá các quy định của pháp luật thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thứ nhất, đối tượng đóng BHXH hiện nay điều chỉnh bởi Bộ luật lao động năm 2012, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Chính phủ và các bộ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như nghị định, thông tư và thông thư liên tịch. Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thu BHXH ổn định, định hướng và thúc đẩy được việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Thứ hai, tiền lương tính đóng BHXH. Về tiền lương đóng thì Luật BHXH năm 2014 quy định trên lương và các loại phụ cấp (tính đóng) theo HĐLĐ. Tuy nhiên, về nội dung trong HĐLĐ của Bộ luật lao động năm 2012 lại không quy định rõ mức lương chiếm tỉ lệ bao nhiêu, phụ cấp chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm tổng thu nhập trong tháng của NLĐ. Dựa vào khe hở này DN thường kê khai các mức phụ cấp và các khoản thu nhập bổ sung không tính đóng BHXH cao lên hoặc ghi rõ trong HĐLĐ mức lương cơ bản để tính đóng BHXH (thường bằng hoặc cao hơn rất ít so với mức lương thối thiểu vùng Nhà nước quy định hàng năm) nhằm giảm số tiền tính trích đóng BHXH. Khi tiền lương tham gia BHXH thấp dẫn đến tiền lương làm căn cứ hưởng lương hưu sẽ thấp ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ khi về già.

Thứ ba, phương thức đóng

Tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể quy định 3 phương thức đóng đó là đóng hàng tháng, đóng 3 tháng lần và đóng 6 tháng lần. Điều này đã tạo được điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp hoạt động quyết toán tiền lương theo hình thức quý hoặc 6 tháng. Ngoài ra quy định đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh, chi nhánh của DN hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó, đây là quy định rất linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị.

Thứ tư, vai trò của tổ chức công đoàn đối với vi phạm pháp luật về BHXH Theo Điểm d Khoản 1 Điều 14 Luật BHXH năm 2014, “Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, tập thể NLĐ theo quy định tại Khoản 8 Điều 10 Luật công đoàn”. Những vi phạm pháp luật đề cập ở đây chủ yếu là việc các doanh nghiệp trốn đóng hoặc nợ đọng BHXH ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ, tuy nhiên vấn đề khởi kiện doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như vướng thủ tục tố tụng. Việc khởi kiện DN nợ BHXH chịu chi phối của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật công đoàn, Luật BHXH năm 2014 và Bộ luật lao động năm 2012. Tuy nhiên, do các quy định và cách hiểu chưa đồng nhất nên tòa án các cấp vẫn từ chối thụ lý. Khi khởi kiện tòa án yêu cầu giấy uỷ quyền của NLĐ cho công đoàn khởi kiện trong khi đó có DN có tới hàng nghìn lao động thì việc ủy quyền, lấy chữ ký từng người là không thể.

Thứ năm, thẩm quyền của các cơ quan BHXH.

Thẩm quyền này được điều chỉnh bởi Luật BHXH năm 2014 tuy nhiên thẩm quyền trao không đầy đủ cho cơ quan BHXH như quyền khởi kiện đòi nợ BHXH tại các DN theo Bộ luật tố tụng dân sự số năm 2015 hay quyền yêu cầu Tòa án tuyên phá sản đối với doanh nghiệp theo Luật phá sản số năm 2014, điều này dẫn đến chồng chéo giữa các luật vì vậy cơ quan BHXH không thể áp dụng nhằm thu các khoản nợ BHXH từ DN.

Tại Khoản 9 Điều 22 Luật BHXH năm 2014 quy định cơ quan BHXH có quyền xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Công văn số 105/TANDTC- PC&QLKH ngày 14/04/2016 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành Luật BHXH thì Quyền của cơ quan BHXH đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của NSDLĐ (trốn đóng BHXH, chậm đóng tiền BHXH) kể từ ngày Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành, Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện của cơ quan BHXH đòi tiền BHXH đối với NSDLĐ. Đối với những vụ án đã thụ lý trước ngày 01/01/2016 mà chưa giải quyết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn người khởi kiện thực hiện các quy định của Bộ luật lao động năm 2012, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Luật xử lý VPHC.

Mặt khác việc xử lý vi phạm pháp luật về BHXH đối với các DN trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014 quy địnhNếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH’’. Áp dụng quy định này gặp khó khăn ở việc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, mặt khác đối với với ngân hàng, khách hàng là thượng đế, ngân hàng không dám trừ tài khoản của khách hàng là những DN, hay việc xác định DN có bao nhiêu tài khoản là vấn đề rất khó khăn, dẫn đến tình trạng nhiều DN dù hoạt động kinh doanh bình thường nhưng kiểm tra tài khoản thì trống rỗng.

- Thứ sáu, thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN

Hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng của cơ quan BHXH quy định tại Nghị định 21/2016/NĐ-CP Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan bảo hiểm xã hội. Đây là một trong những điểm mới rất quan trọng đối với việc kiểm tra thực hiện luật bảo hiểm xã hội, ngoài chức năng thanh tra thì ngành bảo hiểm xã hội còn có chức năng xử phạt. Quyền hạn và trách nhiệm của ngành BHXH ngày càng nhiều hơn.

Sau khi được giao chức năng thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định 1518/QĐ-BHXH ngày 18/10/2016 quy định hoạt động thanh tra

chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT và hoạt động kiểm tra của BHXH Việt Nam.

Công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN tập trung vào đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng BHXH, BHTN, BHYT, đây chính là hoạt động nhằm thanh tra việc thưc hiện các quy định của pháp luật về thu BHXH, BHYT, BHTN.

Đối với các đơn vị có hành vi vi phạm về thu BHXH bắt buộc sẽ bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính căn cứ Luật xử lý VPHC năm 2012 để ban hành quyết định xử phạt VPHC, đối với Giám đốc BHXH tỉnh thì thẩm quyền xử phạt hiện nay được xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 121 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 “Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật xử lý VPHC”.

Tại Điểm b Khoản 2 Điều 46 Luật xử lý VPHC quy định “Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng” và Điểm d Khoản 1 Điều 24 Luật xử lý VPHC quy định “Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; BHYT, BHTN”

Hành vi trốn đóng, nợ đọng BHXH được quy định cụ thể tại Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, cụ thể:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH, BHTN.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH, BHTN tại thời điểm lập biên bản VPHC nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng BHXH, BHTN;

b) Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định;

c) Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH,

BHTN.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH, BHTN tại thời điểm lập biên bản VPHC nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH, BHTN cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH, BHTN.”

Và theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP nêu rõ mức xử trên là mức phạt đối với cá nhân, còn mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Từ những căn cứ pháp luật nêu trên có thể thấy mức phạt này vẫn còn thấp vì có nhiều trường hợp chủ sử dụng lao động vẫn cố tình vi phạm do mức phạt cao nhất chỉ có 75.000.000 đối với một hành vi vi phạm. Không đủ sức răn đe đối với NSDLĐ khi có hành vi vi phạm pháp luật.

Sau khi Bộ luật hình sự sửa đổi có hiệu lực thì việc xử phạt hành vi trốn đóng và nợ đọng BHXH được quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, trong thực tế việc xử phạt theo quy định trên chưa thể thực hiện được do thiếu hướng dẫn cụ thể. Tại các địa phương chưa có trường hợp vi phạm trốn đóng, nợ BHXH bị xử lý hình sự, một phần là do hướng dẫn thực hiện từ Chính phủ và BHXH Việt Nam, mặt khác là chưa có sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan tòa án, thi hành án.

Ngày 15/8/2019, Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN, Điều 215 về tội gian lận BHYT, Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của Bộ luật Hình sự. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2019. Nghị quyết này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ và của cả cơ quan BHXH.

2.2. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh và Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của tỉnh Quảng Ninh đạt 11,12%; thu nhập bình quân đầu người đạt 5.11 USD/người/năm. Về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ đồng; Tổng chi thường xuyên ước đạt 11.660 tỷ đồng (Báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh, năm 2018). Công tác quản lý chi ngân sách được tăng cường theo hướng tiết kiệm triệt để chi thường xuyên để bổ sung vốn đầu tư phát triển. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.

2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Quảng Ninh

Sự ra đời của BHXH Việt Nam là cơ sở để hình thành và phát triển hệ thống BHXH các địa phương. Cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo Quyết định số 133/QĐ-TCCB ngày 23/8/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở sáp nhập 2 bộ phận BHXH của Sở lao động Thương binh - Xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh. Từ tháng 01/2003 thực hiện Quyết định số 20/TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Quảng Ninh và BHYT tỉnh Quảng Ninh chính thức sáp nhập thành một hệ thống chung của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

BHXH tỉnh Quảng Ninh là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHYT, BHTN; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH

Việt Nam. BHXH tỉnh Quảng Ninh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của UBND tỉnh Quảng Ninh.

- Đặc điểm hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Ninh

Hệ thống BHXH tỉnh Quảng Ninh gồm: Văn phòng, 10 phòng nghiệp vụ và 14 đơn vị BHXH huyện, thị xã, thành phố. Ban lãnh đạo BHXH tỉnh gồm 4 người (Giám đốc và 03 phó giám đốc), 32 Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ; 38 Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là BHXH huyện).

Tổng số CBCCVC, Lao động hợp đồng (tính đến tháng 31/12/2018) là 376 người. Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ có 40 người (chiếm tỷ lệ 10,6%); đại học có 280 người (chiếm tỷ lệ 74,47%); còn lại là Cao đẳng và Trung cấp; về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp lý luận chính trị có 18 người (chiếm tỷ lệ 4.78%), trung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật thu bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)