4. Phương pháp nghiên cứu:
1.1.3 .Hình thức giải quyếttranh chấp thương mạ
Hiện này, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp, đó là:
Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên
tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba
làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án: là phương thức giải quyết
tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại: là phương thức
giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.
1.2Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án 1.2.1 Khái niệm về giải quyets tranh chấp thương mại bằng tòa án.
Giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danah quyền lực nhà nước được tịa ánthực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt ché. Các phán quyết có hiệu lực của tịa án được đram bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
1.2.2Đặc điểm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án
Tòa án là thiết chế mang quyền lực tài phán cao nhất. Quyền lực tài phán của Tòa án là đương nhiên xuất phát từ chức năng bảo vệ pháp luật của cơ quan tư pháp. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng toà án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán của nhà nước thực hiện. Được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường Tịa án có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, toà án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các
bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án.
Thứ hai, phán quyết của toà án bằng bản án, quyết định nhân danh ý chí quyền
lực nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
Thứ ba, giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án được thực hiện theo một
trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử của toà án: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm (Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Bên cạnh đó để bảo vệ quyền, lợi ích của các bên bằng thẩm quyền của mình tồ án có thể thực hiện theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để xem xét lại các bản án, quyết định của toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ tư, phán quyết của tồ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định.
Bản án, quyết định của toà án theo thủ tục sơ thẩm giải quyết các tranh chấp thương mại chưa có hiệu lực thi hành ngay. Trong thời hạn luật định các bên tranh chấp có thể thực hiện quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định của toà án đã tuyên lên toà án cao hơn; Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của tồ án chưa có hiệu lực theo quy định của pháp luật
Tuy nhiên phương thức giải quyết tranh chấp bằng toà án có những ưu, nhược điểm sau:
(Ụ Ưu điểm: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tồ án có ưu điểm lớn là các phán quyết của Toà án đưa ra có bộ máy cưỡng chế của Nhà nước thi hành, đảm bảo tính hiệu lực cao của bản án. Góp phần cho các chủ thể kinh doanh nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật. Nhờ nguyên tắc 2 cấp xét xử, tất cả các sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp đều có thể được phát hiện và khắc phục. Các bên có quyền kháng cáo khi bản án xét xử xong mà chưa được thi hành ngay.
(2) Nhược điểm: Thủ tục giải quyết tranh chấp phức tạp, cứng nhắc, thời gian xét xử kéo dài, chi phí tốn kém. Việc xét xử công khai không phù hợp tính chất hoạt động kinh doanh cũng như tâm lý của doanh nghiệp, uy tín của các bên tranh chấp không được đảm bảo, bí quyết kinh doanh khó có thể được giữ kín,.. Đây khơng phải là hình thức giải quyết tranh chấp hấp dẫn vì nó khơng phù hợp với tính chất nghề nghiệp và tâm lý của các nhà kinh doanh.
CHƯƠNG 2